Bƣớc 4: Tổ chức giảng dạy trên lớp

Một phần của tài liệu thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử đa phương tiện dạy học chương trình cảm ứng (sinh học 11) bằng phần mềm lecture maker 2.0 (Trang 56 - 57)

Sau khi đã cung cấp đầy đủ tài liệu và các chủ đề thảo luận đã phân công theo nhóm, việc thực hiện giảng dạy đƣợc GV tiến hành theo các bƣớc sau:

+ B1: GV định hƣớng chủ đề bằng việc đặt câu hỏi và tổ chức nhóm, phát phiếu học tập.

+ B2: các nhóm tiến hành thảo luận (bám sát yêu cầu chủ đề do giáo viên đƣa ra). Trong khi thảo luận có 2 mức độ thảo luận: Một là phân tích nêu ra các vấn đề cốt lõi và phƣơng án giải quyết; Hai là: phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong nhóm, nhóm trƣởng tổng hợp.Trên thực tế, mỗi tiết học chỉ có 45 phút nên chỉ có thể tiến hành thảo luận thời gian tối thiểu là 7-10 phút.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ B3: GV tổ chức cho đại diện các nhóm trình bày. Phần trình bày của các nhóm phải ngắn gọn, nhanh, là những kết luận, không giải thích. Thông thƣờng có nội dung: vấn đề cốt lõi, phƣơng án giải quyết, kế hoạch thực hiện. GV lựa chọn phƣơng án, kết quả tốt, chỉ ra những phƣơng án chƣa thoả mãn…HS trình bày ý kiến, giáo viên lắng nghe, bổ sung và hoàn chỉnh, gợi ý những phƣơng án cần tiếp tục tìm tòi. Giáo viên đánh giá tinh thần thái độ và chất lƣợng của hoạt động thảo luận.

Là ngƣời đóng vai trò điều phối trong giờ thảo luận, GV phải có thái độ khách quan, làm sao điều tiết, khích lệ mọi thành viên tham gia đề xuất phƣơng án cho là tốt nhất. Cố gắng tìm ra những ƣu điểm của phƣơng án và những mặt hạn chế của nó. Bởi mục tiêu chính là tạo cho hoạt động thảo luận đạt hiệu quả cao.

Ở dạng thiết kế này, đòi hỏi GV cần có đủ trình độ chuyên môn và năng lực tổ chức thiết kế giờ thảo luận, bời nó có ƣu thế huy động tối đa năng lực tự làm việc và làm việc tìm tòi, sáng tạo của học sinh.

Trên đây là những định hƣớng về cách thiết kế bài giảng theo hƣớng phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh THPT. Nhƣng trong quá trình dạy học, tuỳ theo yêu cầu của bài học, cũng nhƣ lƣợng kiến thức của mỗi bài mà GV có thể áp dụng linh hoạt các thiết kế bài giảng khác nhau, miễn sao thiết kế bài giảng đó phải phù hợp với đối tƣợng HS, có nhƣ vậy bài giảng mới đạt hiệu quả nhất định.

Một phần của tài liệu thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử đa phương tiện dạy học chương trình cảm ứng (sinh học 11) bằng phần mềm lecture maker 2.0 (Trang 56 - 57)