truyền thông
Khi thiết kế một bài giảng, chúng ta phải mã hóa các nội dung dạy học thành các dạng câu hỏi, hình ảnh, đoạn phim, đồng thời các hoạt động mà GV đƣa ra để tổ chức HS lĩnh hội kiến thức cần ăn nhịp và hợp lí. Tức là, BGĐT theo hƣớng tích hợp TTĐPT phải đảm bảo tính chính xác, lôgic trong cấu trúc nội dung và trong hoạt động tìm tòi kiến thức của HS, thì mới có thể xác định đƣợc PPDH phù hợp nhằm đạt mục tiêu dạy học đề ra.
Nội dung dạy học đƣợc thể hiện trong bài giảng phải đƣợc bố cục rõ ràng, đầy đủ phù hợp với nội dung trong SGK. Sự phân chia thời gian cho mỗi đơn vị kiến thức và nội dung kiến thức phải phù hợp với trình độ nhận thức của HS và thuận lợi cho GV trong quá trình tổ chức các hoạt động trên lớp. Bố cục các hình ảnh, các file ảnh động, file phim kết hợp với các câu hỏi mà GV
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đƣa ra phải hợp lý để khi HS quan sát có thể tự rút ra đƣợc các kiến thức. Có nhƣ vậy mới kích thích đƣợc sự hứng thú của HS trong học tập và cũng tạo điều kiện thuận lợi cho GV trong việc tổ chức các hoạt động học tập cho HS.
Chất lƣợng của giáo án kịch bản quyết định chất lƣợng của bài giảng điện tử. Do vậy việc gia công sƣ phạm nội dung kịch bản đảm bảo chính xác, khoa học là yêu cầu rất quan trọng trong qui trình thiết kế bài giảng theo hƣớng tích hợp truyền thông đa phƣơng tiện.
Trong quá trình sử dụng các câu hỏi, các hình ảnh, các đoạn video để mã hoá các nội dung dạy – học cần phải thực hiện nguyên tắc đảm bảo tính chính xác, khoa học về nội dung.