Theo quan điểm công nghệ thì mục tiêu là cái đích cụ thể của một quá trình, một công đoạn sản xuất. Việc xác định mục tiêu có chính xác, có cụ thể thì mới có căn cứ để đánh giá chất lƣợng, hiệu quả của mỗi công đoạn, mỗi quá trình sản xuất.
Theo quan điểm “dạy học lấy HS làm trung tâm”, phát huy vai trò tích cực chủ động của ngƣời học thì mục tiêu đề ra là cho HS, do HS thực hiện chứ không phải là việc mô tả những yêu cầu của nội dung chƣơng trình quy định; nó không phải là chủ đề của bài học mà là cái đích HS phải đạt tới; là nhiệm vụ học tập mà HS phải hoàn thành.
Mục tiêu dạy học phải đƣợc diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu, đƣợc thể hiện bằng các từ hoặc cụm từ hành động có thể định lƣợng đƣợc kết quả học tập của HS (định nghĩa, giải thích, chứng minh…)
Mục tiêu của quá trình truyền thông là sự thiết lập cái chung giữa ngƣời phát và ngƣời thu thông qua một thông điệp đƣợc truyền đi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Căn cứ vào mục tiêu, khi thiết kế bài giảng theo hƣớng tích hợp truyền thông đa phƣơng tiện, mỗi mục tiêu phải đƣợc cụ thể hoá bằng hệ thống câu hỏi, các phiếu học tập dƣới các dạng khác nhau kết hợp với việc quan sát các hình ảnh, các đoạn video, các file ảnh động để định hƣớng các hoạt động học và tự học cho HS. Tiến trình tổ chức cho HS từng bƣớc giải quyết đƣợc các câu hỏi, phiếu học tập đó cũng đồng thời là quá trình thực hiện các mục tiêu dạy – học đã đề ra.
Khi thiết kế câu hỏi, phiếu học tập theo từng nội dung dạy học, phải gắn liền với việc sƣu tầm và sử dụng các hình ảnh tĩnh, file ảnh động, file phim tƣơng ứng phù hợp với nội dung và ý đồ về PPDH. Một giáo án kịch bản tốt phải bám sát vào mục tiêu dạy học, nghĩa là từ các hình ảnh trực quan cùng với những câu hỏi dẫn dắt cho phép định hƣớng sự suy nghĩ, tìm tòi phát hiện ra tri thức mới trong bài học. Qua đó, rèn luyện kỹ năng tƣ duy và hành động, một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nhân cách của HS