Bƣớc 2: Chia nhóm HS học tập [8], [13], [21]

Một phần của tài liệu thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử đa phương tiện dạy học chương trình cảm ứng (sinh học 11) bằng phần mềm lecture maker 2.0 (Trang 54 - 56)

Học tập theo nhóm nuôi dƣỡng một môi trƣờng học tập có lợi, bởi hình thức này bao giờ cũng rất sôi nổi. Nó tạo cơ hội cho HS sử dụng các phƣơng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

pháp, nguyên tắc diễn đạt ngôn ngữ. Thông qua hoạt động nhóm, các HS nhút nhát sẽ có môi trƣờng động viên để tham gia xây dựng bài. Mặt khác hoạt động nhóm còn giúp cho HS tự sửa lỗi và dạy lẫn nhau, theo đó các lỗi sai đều đƣợc giải đáp hầu nhƣ trong một bầu không khí thoải mái, tự nhiên. Kết quả của các hoạt động học tập nhóm sẽ kết hợp đƣợc sức mạnh của từng cá nhân, dẫn đến sự hỗ trợ và giúp đỡ nhau trong học tập-học bạn, hành động vì lợi ích chung của tập thể. Với cùng một đơn vị thời gian trong nhóm học tập, có thể huy động đƣợc nhiều HS tham gia, điều này rất có ý nghĩa đối với việc tăng tính tích cực, năng động và sáng tạo và các kĩ năng học tập của ngƣời học. Hình thức này cũng chuyển trách nhiệm “hiểu bài” từ ngƣời dạy sang cho ngƣời học và khi đƣợc so sánh thƣờng xuyên kết quả với các cá nhân khác, HS sẽ có một ý niệm rõ ràng về giá trị chân thực của chính mình, lòng tự trọng, đó chính là điều kiện đầu tiên của sự trƣởng thành về mặt nhân cách xã hội của ngƣời học.

Việc chia nhóm có thể thực hiện theo một số hình thức sau: Bảng 2.4. Hình thức tổ chức nhóm học tập Hình thức tổ chức nhóm Hình thức học tập 1/ Nhóm 5 - 6 học sinh 2/ Nhóm theo tổ học tập 3/ Nhóm đủ các trình độ học tập hay nhóm cùng loại trình độ

1/ Thi đua giữa các nhóm 2/ Tranh luận giữa các nhóm 3/ Hợp tác giữa các nhóm.

Có thể kết hợp hình thức tổ chức nhóm với hình thức học tập cho phù hợp từng đối tƣợng lớp học cụ thể. Số lƣợng, trình độ các thành viên trong mỗi nhóm phải tƣơng đối đồng đều nhau để đảm bảo hiệu quả hoạt động nhóm. GV cũng cần lƣu ý huấn luyện ban đầu cho các trƣởng nhóm và thành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

viên để tăng hiệu quả làm việc của nhóm học tập, việc này có thể tiến hành thông qua các trò chơi hoặc bài tập nhỏ. Bên cạnh đó khi thiết kế các hoạt động học tập GV cũng cần xen kẽ các hoạt động của nhóm học tập, trong đó nên nhấn mạnh hoạt động cạnh tranh, trƣng cầu ý kiến, bài tập giống nhau - tùy chọn khác nhau

Một phần của tài liệu thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử đa phương tiện dạy học chương trình cảm ứng (sinh học 11) bằng phần mềm lecture maker 2.0 (Trang 54 - 56)