Đặc điểm địa hình

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả công tác giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1995 đến 2010 (Trang 43)

4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

3.1.1.2.Đặc điểm địa hình

Cao Lộc có độ cao trung bình so với mặt nước biển là 260m, địa hình toàn huyện chia thành 4 vùng khác nhau: Địa hình núi cao; Vùng đồi núi thấp nhô có độ nghiêng dần về phía Tây - Nam; Vùng đồi bát úp, nón trũng; Vùng núi đất xen kẽ núi đá vôi có thung lũng lớn. Dải đường biên giới có hướng dốc về nội địa, độ dốc trung bình 200

- 300.

Nhìn chung địa hình Cao Lộc khá phức tạp, độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh, trên 3/4 diện tích là đồi núi, núi đất xen kẽ núi đá vôi. Trên vùng núi đất phần lớn là núi trọc và rừng tái sinh. Do ảnh hưởng của yếu tố địa hình, cùng với sự khai thác tài nguyên rừng bất hợp lý làm cho đất đai bị xói mòn, thoái hoá, tỷ lệ đất chưa sử dụng còn khá cao.

3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

* Khí hậu

Cao Lộc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới nên khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình hàng năm 210C. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.320mm, ở trên các triền núi cao có lượng mưa tới 2.500mm/năm, các tháng 5,6,7,8,9 có tổng lượng mưa chiếm 70% lượng mưa cả năm. Độ ẩm không khí trung bình 85%. Gió có 2 hướng chủ yếu là: Gió mùa đông bắc xuất hiện từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, gió mùa đông nam xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10. Hàng năm có xuất hiện sương muối từ 1 đến 3 ngày vào mùa đông từ tháng 11 năm trước đến tháng 1 năm sau.

* Thủy văn

Hệ thống sông suối của Cao Lộc bao gồm:

- Sông Kỳ Cùng chảy qua 4 xã: Tân Liên, Gia Cát, Song Giáp, Bình Trung với chiều dài thuộc huyện Cao Lộc là 35km.

- Một số dòng suối lớn gồm có: Suối Bản Lề; Suối Khuổi Tao; Suối Bản Lìm; Suối Khuổi Hái...

3.1.1.4. Các loại tài nguyên

* Tài nguyên đất

Đất đai Cao Lộc chủ yếu được hình thành do quá trình phong hoá đá mẹ (đá vôi, đá phiến thạch sét, cuội kết…) ngoài ra còn có một phần nhỏ diện tích đất được hình thành do sản phẩm dốc tụ và đất phù sa sông suối. Diện tích đất tốt chiếm tỷ lệ thấp; đa phần là đất nghèo dinh dưỡng, ít thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Các loại đất phát sinh thể hiện như sau:

- Đất mùn trên núi ở độ cao trên 1000m. - Đất feralit màu vàng nhạt trên núi.

- Đất feralit đỏ vàng trên núi cao, ở độ cao từ 300m - 700m - Đất feralit điển hình nhiệt đới ẩm vùng đồi thấp

- Đất phù sa sông suối - Đất lúa nước vùng đồi núi.

* Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Lượng nước sông suối khá lớn vào mùa mưa, nhưng vào mùa khô lượng nước giảm mạnh không đủ cho nhu cầu dân sinh, mặt khác chênh lệch dòng chảy trong năm nhiều, hệ số biến đổi dòng chảy năm trên khu vực là 0,35 – 0,36 đây là điểm bất lợi trong việc lập phương án sử dụng nguồn nước.

- Nguồn nước ngầm: Theo đánh giá của Cục quản lý địa chất và Cục quản lý nước và công trình thủy lợi - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trữ lượng và tiềm năng nước ngầm của tỉnh Lạng Sơn nói chung và huyện Cao Lộc nói riêng là không lớn và khả năng khai thác rất hạn chế vì địa hình hiểm trở, phân bố dân cư không tập trung, cơ sở hạ tầng nông thôn còn hạn chế và điều kiện kinh tế của người dân trong vùng còn khó khăn nên việc đầu tư xây dựng các công trình khai thác nước ngầm còn gặp nhiều trở ngại.

* Tài nguyên khoáng sản

- Quặng nhôm ở Tam Lung (xã Thuỵ Hùng) trữ lượng khoảng 50.000tấn.

- Vàng sa khoáng sông Kỳ Cùng (xã Tân Liên, Gia Cát) trữ lượng khoảng 500.000m3/năm.

- Suối nước khoáng ở Mẫu Sơn trữ lượng khoảng 800.000m3/năm. - Cát xây dựng ở xã Gia Cát và Song Giáp khoảng 800.000m3. - Mỏ đá ở xã Hồng Phong và Yên Trạch diện tích khoảng 398ha. - Đất sét làm gạch ngói ở xã Hợp Thành và thị trấn Cao Lộc.

* Tài nguyên rừng

Cao Lộc có 3/4 diện tích là đồi núi trong đó chủ yếu là rừng tái sinh và rừng trồng. Diện tích rừng nguyên sinh còn lại rất ít ở vùng núi cao xã Công Sơn, xã Mẫu Sơn và một số xã giáp biên giới Việt - Trung. Hiện nay vẫn còn một số ít lâm sản quý như: đinh, lim, lát, nấm hương, mộc nhĩ, sa nhân… và một số động vật quý như: sơn dương, hươu, nai, hoạ mi… Hiện nay tỷ lệ che phủ toàn huyện là 51,5%.

* Tài nguyên nhân văn

Quân và dân các dân tộc huyện Cao Lộc đoàn kết nhất trí, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bộ huyện lập được nhiều chiến công hiển hách, được Chính phủ tặng nhiều huân chương, huyện và một số xã đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ kháng chiến.

Huyện có nhiều di tích lịch sử, di tích tôn giáo và thắng cảnh ghi nhận công lao của các vị anh hùng dân tộc; lễ hội truyền thống được duy trì hàng năm, nhất là vào dịp tết tháng giêng và tháng hai Âm lịch với nhiều lễ hội đặc sắc và phong phú của các dân tộc như: hội "Lồng Tồng", hội Ba Sơn, hội chùa Bắc Nga, hội đền Mẫu Đồng Đăng…

3.1.1.5. Thực trạng môi trường

Những năm trước đây rừng bị tàn phá làm cho đất trống đồi trọc tăng lên, diện tích rừng bị thu hẹp, độ che phủ thấp, đó là một cảnh báo về sự suy

thoái tài nguyên. Trong tương lai cần phải có biện pháp tích cực trong việc trồng rừng, phủ xanh đất trống để đảm bảo độ an toàn sinh thái.

Mặt khác với tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá như hiện nay Cao Lộc cũng cần có những công trình cấp thoát nước và xử lý chất thải rắn, đồng thời phải quan tâm đến vấn đề nước sạch nông thôn để đảm bảo nước sạch hài hoà.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

Những năm qua, nền kinh tế của huyện có bước tăng trưởng khá, giá trị sản xuất các ngành kinh tế (tính theo giá thực tế) tăng từ 1.321,673 triệu đồng năm 1995 lên 873.480,8 triệu đồng năm 2010; tốc độ GDP bình quân tăng từ 10,5% năm 1995 lên 11,39% năm 2010; GDP đầu người tăng từ 1,8 triệu đồng năm 1995 lên 11,95 triệu đồng năm 2010.

So sánh sự phát triển kinh tế thời kỳ 1995 - 2010 cho thấy nền kinh tế của huyện đã có bước tăng trưởng và phát triển đúng hướng nhất là trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng của nhóm ngành nông nghiệp từ 58,06% năm 1995 xuống còn 25,87% năm 2010; tăng tỷ trọng của các nhóm ngành công nghiệp - xây dựng từ 8,78% năm 1995 lên 26,68% năm 2010 và dịch vụ từ 33,16% năm 1995 lên 45,45%.

3.1.2.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng

* Giao thông

Cao Lộc là huyện có đường giao thông tương đối thuận tiện, giao thông vận tải trên địa bàn huyện được đầu tư phát triển tương đối mạnh cả về đường bộ và đường sắt. Trên địa bàn huyện có 5 tuyến quốc lộ, 6 tuyến tỉnh lộ và các hệ thống đường trục xã, đường nông thôn. Hệ thống đường sắt gồm có đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng; Yên Trạch - Na Dương

Đây là các tuyến đường giao thông quan trọng giúp huyện Cao Lộc có khả năng giao lưu thuận lợi với các địa phương trong và ngoài nước. Tuy nhiên do địa hình miền núi cao dốc, mặt đường còn hẹp, chất lượng xấu, gây khó khăn cho việc đi lại của nhân dân nhất là vào mùa mưa.

* Thuỷ lợi

Nhiều công trình thuỷ lợi do xây dựng từ lâu, nay đã bị xuống cấp; số lượng công trình thuỷ lợi ít, chất lượng kém nên tỷ lệ diện tích được tưới so với tổng diện tích gieo trồng còn thấp. Đây là một hạn chế lớn đến khả năng thâm canh tăng vụ trong nông nghiệp.

* Hệ thống điện, bưu chính viễn thông

Hệ thống điện lưới quốc gia đã được đầu tư nâng cấp và mở rộng tới các xã. Hiện nay 100% xã, thị trấn đã được sử dụng điện lưới quốc gia. Ngoài ra còn có trên 300 máy phát điện nhỏ do dân đầu tư ở các thôn bản, vùng sâu, vùng xa có nguồn nước thuận tiện, góp phần đưa tỷ lệ hộ dùng điện toàn huyện đạt trên 99,1%.

Thông tin liên lạc ngày càng được mở rộng phục vụ tốt nhu cầu xã hội. Mạng lưới bưu chính viễn thông được củng cố và phát triển đảm bảo thông tin liên lạc kịp thời thông suốt đáp ứng cho công tác lãnh đạo và nhu cầu của nhân dân.

3.1.2.3. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội

* Công tác giáo dục và đào tạo

Chất lượng giáo dục đạt kết quả khá cao, 23/23 xã thị trấn hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học - xóa mù chữ, huyện đã được công nhận phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi; 12/23 xã, thị trấn hoàn thành phổ cập Trung học cơ sở; có 8 trường đạt chuẩn quốc gia.

Tuy đã đạt được những kết quả tích cực trong thời gian qua song công tác giáo dục đào tạo vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển trong tương lai, chất lượng giáo dục còn thấp, tỷ lệ học sinh khá giỏi ở các cấp chưa nhiều, số học sinh thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học còn ít, vì vậy đòi hỏi phải có sự quan tâm hơn nữa của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương trong công tác giáo dục - đào tạo.

* Công tác y tế chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố, đến nay 100% xã thị trấn có Trạm Y tế khám chữa bệnh thông thường cho nhân dân, có 18/23 xã thị trấn đạt chuẩn quốc gia y tế xã. Hoạt động của ngành y tế đã đóng góp tích cực cho các chương

trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng như: Tiêm chủng mở rộng, chống suy dinh dưỡng trẻ em, phòng chống HIV, chống lao, sốt rét… đồng thời cũng góp phần thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình của huyện.

* Về hoạt động văn hoá thông tin, thể dục thể thao

Các hoạt động văn hoá thông tin, thể dục thể thao được duy trì phát triển. Hàng năm tổ chức lễ hội truyền thống mang bản sắc dân tộc đảm bảo vui tươi lành mạnh, an toàn và tiết kiệm.

Phong trào hoạt động thể dục thể thao quần chúng đang được diễn ra sôi động, tuy nhiên các công trình văn hoá thể thao còn rất hạn chế. Nhà văn hoá, sân vận động, vườn hoa công viên chỉ có ở 2 thị trấn, ở các xã vùng nông thôn chưa được đầu tư xây dựng. Tồn tại của công tác văn hoá thông tin, thể thao là hoạt động chưa thường xuyên và rộng khắp, chưa khai thác được tiềm năng của các địa phương và bản sắc văn hoá dân tộc.

3.1.2.4. Tình hình dân số, lao động

* Dân số

Kết quả cuộc tổng điều tra dân số toàn huyện Cao Lộc năm 2010 có 74.588 người trong đó dân thành thị 14.592 người, dân số nông thôn 59.996 người, trong đó nữ là 37.528 người. Mật độ dân cư trung bình là 117 người/km2

.

Thành phần dân tộc trên địa bàn huyện bao gồm: Nùng chiếm 58,02%, Tày chiếm 30,33%, Kinh chiếm 8,15%, các dân tộc khác là 3,5% tổng dân số. Dân cư phân bố không đều giữa các địa phương trong huyện, mật độ dân cư cao nhất là thị trấn Cao Lộc và thị trấn Đồng Đăng, ở các xã vùng cao và biên giới mật độ dân cư thấp, đời sống còn khó khăn.

* Lao động

Đến năm 2010, số người trong độ tuổi lao động là 49.547 người chiếm 66,43% dân số; trong đó số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 40.293 người, số lao động cần giải quyết việc làm là 9.254 người chiếm 18,68,% tổng số lao động hiện có.

Lực lượng lao động ở khu vực nông thôn, nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn (77,42%) vì vậy vẫn còn nhiều lao động thiếu công ăn việc làm lúc thời

vụ nông nhàn. Trình độ lao động nhìn chung còn thấp kém, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo lên đến 92,33%; lao động tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng là 1,39%; lao động trình độ trung cấp chiếm 3,63%; công nhân kỹ thuật chiếm 2,65%.

3.1.3. Sơ lược tình hình quản lý đất đai của huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn

Sau khi Luật Đất đai năm 1993 ra đời, dưới sự chỉ đạo của UBND huyện Cao Lộc và được sự giúp đỡ của Sở Địa chính (nay là Sở Tài nguyên Môi trường), Phòng Tài nguyên Môi trường đã thực hiện tốt chức năng giúp UBND huyện quản lý quỹ đất theo các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, trực tiếp chỉ đạo công tác địa chính cho 23 xã thị trấn trong huyện. Nhờ vậy, công tác quản lý đất đai đang dần đi vào nề nếp, hệ thống sổ sách hồ sơ địa chính đang từng bước hoàn thiện và lưu giữ tốt hơn. Tuy nhiên do trình độ chuyên môn còn hạn chế, cơ sở vật chất thiếu thốn, vốn đầu tư hạn hẹp nên việc triển khai công tác quản lý đất đai còn gặp nhiều khó khăn.

* Về đo đạc, lập bản đồ địa chính

Về địa giới hành chính đã xác định theo bản đồ 364, các điểm mốc giới đã được hoạch định rõ ràng kể cả các cột mốc biên giới quốc gia.

Về công tác đo đạc lập bản đồ địa chính: hiện đã có 10/23 xã, thị trấn có bản đồ địa chính, các xã còn lại đang tiến hành đo đạc lập bản đồ địa chính.

* Lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai

Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đang được triển khai lập phương án quy hoạch đến năm 2020. Thị trấn Cao Lộc và thị trấn Đồng Đăng đang thực hiện lập quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, hiện nay quy hoạch sử dụng đất trên toàn bộ 23 xã thị trấn trong toàn huyện đến năm 2020 đã và đang được triển khai nhằm đưa công tác quản lý đất đai theo đúng quy hoạch, kế hoạch và pháp luật để quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả. Việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm cơ bản đã thực hiện theo đúng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.

Thực hiện Chỉ thị số 245/TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBND huyện đã tiến hành thủ tục thu hồi đất, giao đất cho các tổ chức và cá nhân tham gia sử dụng đất trên địa bàn huyện.

* Thực hiện cơ chế một cửa trong lĩnh vực đất đai

Công tác cấp GCNQSD đất được thực hiện theo cơ chế “một cửa” được thực hiện và đi vào chiều sâu, đạt được những kết quả đáng kể và được đông đảo người dân đồng tình ủng hộ thể hiện trên các mặt sau:

- Mang lại sự thuận tiện cho người dân, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại. - Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ, tạo thuận lợi cho người dân. Mọi việc luân chuyển hồ sơ từ UBND xã, thị trấn đến bộ phận “Một cửa” của huyện đều do cán bộ của “Bộ phận một cửa” của xã, thị trấn đảm nhiệm, chính vì lẽ đó đã tạo ra một diện mạo mới trong lĩnh vực đất đai phục vụ nhân dân, tạo cho người dân yên tâm trong việc giải quyết những quyền lợi chính đáng của gia đình mình.

- Thủ tục hành chính được quy định trong cơ chế này rõ ràng, đơn giản, đúng pháp luật; cụ thể về thẩm quyền, thời gian thực hiện của mỗi cấp hành chính nên hồ sơ khi thụ lý được UBND xã, thị trấn và các cơ quan hành chính cấp huyện giải quyết một cách gọn gàng, thuận tiện rút ngắn thời gian giải quyết; đồng thời giúp cho các cấp lãnh đạo các cơ quan dễ dàng trong việc giám sát chặt chẽ tiến độ giải quyết hồ sơ, giúp cho việc giải quyết hồ sơ một

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả công tác giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1995 đến 2010 (Trang 43)