HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả công tác giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1995 đến 2010 (Trang 31)

4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

1.4.HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP

1.4.1. Hiệu quả công tác giao đất lâm nghiệp tại một số tỉnh

1.4.1.1. Kết quả đạt được của cả nước

Đất lâm nghiệp có rừng của cả nước là 16,24 triệu ha. Tính đến nay cả nước đã giao và cho thuê 10.002.748ha đất lâm nghiệp có rừng (đạt 61,59% diện tích), trong đó giao cho các đối tượng như sau:

- Giao được 4.462.322ha (chiếm 44,61% diện tích đã giao và cho thuê) cho 412 đơn vị quốc doanh.

- Giao được 632.396ha (6,32% diện tích) cho 1677 đơn vị ngoài Quốc doanh. - Giao được 1.326.830ha (13,27% diện tích) cho 334.466 hộ gia đình. - Giao được 37.024ha (0,37% diện tích) cho các tổ chức nước ngoài và liên doanh với nước ngoài thuê sử dụng.

- Giao cho UBND xã quản lý sử dụng 3.026.813ha (30,26% diện tích). - Giao cho các đối tượng khác sử dụng là 517.364ha (5,17% diện tích). - Giao cho các đối tượng khác sử dụng là 517.364ha (5,17% diện tích). - Còn lại 1.517.779ha (chiếm 13,17%) diện tích đất lâm nghiệp có rừng chưa được giao và cho thuê.

Từ năm 1995, diện tích rừng Việt Nam đã không ngừng tăng lên, đến năm 2009 độ che phủ đạt 39,1%; nhiều khu rừng phòng hộ và đặc dụng trong cả nước đã được thiết lập trên cơ sở quy hoạch chung của quốc gia giúp cho việc bảo vệ có hiệu quả rừng đầu nguồn, bảo tồn các hệ sinh thái rừng, các loài thực vật, động vât rừng đó là kết quả của những chính sách đúng đắn của Nhà nước cho bảo vệ và phát triển rừng.

1.4.1.2. Hiệu quả giao đất lâm nghiệp tại tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam là một trong số các địa phương có diện tích rừng và đất rừng khá lớn, chiếm gần 65% tổng diện tích đất tự nhiên. Nhằm phát triển

đồng bộ gữa các vùng miền, tỉnh đã có chủ trương và triển khai khá sớm mô hình giao đất lâm nghiệp (gồm rừng và đất rừng) cho cộng đồng dân cư quản lý, bảo vệ và khai thác. Nhờ vậy đã thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội ở khu vực miền núi, đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số nâng lên rõ rệt, vốn rừng được giữ vững và tiếp tục phát triển.

Trong những năm qua nhờ làm tốt các giải pháp đồng bộ, nên diện tích vốn rừng của tỉnh được giữ vững và tiếp tục phát triển, trong đó có chủ trương tiếp tục đẩy mạnh công tác giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư, đồng bào dân tộc thiểu số để quản lý và khai thác nhằm xác định rõ chủ thể cộng đồng tham gia bảo vệ rừng một cách bền vững. Ngay từ năm 2003, tỉnh Quảng Nam đã có chủ trương và triển khai thực hiện thí điểm mô hình giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư (làng, thôn, tổ, bản, nóc) quản lý, bảo vệ và khai thác để rút kinh nghiệm tại 2 địa phương là thôn Tống Cói, xã Ba, huyện Đông Giang và thôn 2, xã Trà Giác, huyện Bắc Trà My. Các địa phương đã giao đất, cấp GCNQSD đất cho nhóm hộ và hộ gia đình, cá nhân với tổng diện tích gần 540ha đất rừng và lập hồ sơ giao đất cho 13 cộng đồng dân cư để quản lý, bảo vệ với hơn 2.625ha rừng các loại. Các địa phương đã hạn chế tình trạng khai thác lâm sản trái phép, nâng cao nhận thức người dân trong việc phát triển vốn rừng, kinh doanh tổng hợp bằng các mô hình sản xuất nông lâm kết hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Từ kết quả triển khai thí điểm mang lại nhiều hiệu quả kinh tế - xã hội, tỉnh Quảng Nam đang tiếp tục triển khai dự án giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư, đồng bào dân tộc thiểu số để quản lý, bảo vệ và khai thác trên quy mô toàn tỉnh. Tính đến nay, Quảng Nam đã giao trên 160 ngàn ha đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư quản lý, bảo vệ thuộc 8 huyện miền núi Tây Giang, Nam Giang, Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn, Đông Giang, Hiệp Đức và huyện Tiên Phước.

Dự án này đã mang lại nhiều kết quả to lớn, tuy nhiên những tồn tại, bất cập về cơ chế và kinh phí hoạt động cũng không ít khó khăn. Tỉnh đang

tập trung khắc phục những tồn tại về giải pháp, trình tự thủ tục, xác định đối tượng, quy hoạch các loại rừng, kinh phí đầu tư, chia sẻ lợi ích... trong quá trình triển khai dự án giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư quản lý, bảo vệ và khai thác một cách có hiệu quả. Tỉnh chủ trương chỉ giao đất lâm nghiệp để quản lý cho các đối tượng thực sự có năng lực, tự nguyện, gắn kết được cộng đồng và dựa trên yếu tố truyền thống, văn hoá làng của đồng bào các dân tộc. Tỉnh điều chỉnh lại mức kinh phí hỗ trợ hợp lý hơn cho các đối tượng nhận quản lý, bảo vệ rừng; có chính sách hưởng lợi từ nguồn chia sẻ lợi ích, đóng góp của các doanh nghiệp như thuỷ điện, khai thác khoáng sản... hoạt động trong khu vực có ảnh hưởng để khôi phục lại tài nguyên rừng. Tỉnh Quảng Nam cũng đang xem xét lại các dự án trồng cây Cao su sao cho có hiệu quả, đồng thời đình chỉ việc cấp phép cho thuê đất trồng rừng của các doanh nghiệp nước ngoài... nhằm nhanh chóng đưa công tác quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng vào nề nếp, hiệu quả một cách bền vững [23].

1.4.1.3. Hiệu quả của công tác giao rừng cho hộ gia đình ở xã Linh Hồ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

Xã Linh Hồ có diện tích đất tự nhiên 7.765ha, trong đó có 5.903,5ha đất rừng, bao gồm 5.305,5ha rừng tự nhiên và 598ha rừng trồng.

Trước kia khi chưa được giao rừng, người dân xã Linh Hồ vẫn có tập quán canh tác phát nương làm rẫy. Vì vậy, diện tích rừng của xã Linh Hồ bị thu hẹp một cách nhanh chóng.

Nhằm thực hiện chủ trương xã hội hoá trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, UBND tỉnh Hà Giang đã phê duyệt đề án giao đất, giao rừng cho người dân và xã Linh Hồ được chọn là nơi thí điểm đề án. Toàn xã Linh Hồ được giao 517,1ha rừng cho 56 hộ gia đình và cộng đồng thôn bản. Diện tích rừng được giao chủ yếu là rừng nghèo kiệt và rừng có trữ lượng thấp do bị khai thác vô tổ chức.

Từ khi được giao rừng, người dân đã mạnh dạn cải tạo và đầu tư trồng mới nhiều cánh rừng thuộc quyền quản lý của gia đình mình; hiện tượng đốt

rừng làm nương rẫy cũng chấm dứt; nhờ được tu bổ nên mức độ đa dạng sinh học của rừng cũng tăng lên. Bên cạnh đó, các loại lâm sản ngoài gỗ như tre, trúc, hàng mây tre đan….đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân.

Từ kết quả bước đầu của công tác giao đất, giao rừng ở Linh Hồ, Hạt Kiểm lâm huyện Vị Xuyên đã triển khai nhân rộng mô hình giao rừng và đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình tại các xã khác trên địa bàn của huyện. Theo kết quả đánh giá của UBND huyện Vị Xuyên, công tác giao rừng và đất rừng đến hộ gia đình cho người dân quản lý và sử dụng lâu dài ở Linh Hồ và các xã khác trên địa bàn huyện Vị Xuyên đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực, góp phần bảo vệ và nâng cao độ che phủ của rừng, giúp người dân sống được bằng nghề trồng rừng kinh tế đồng thời thúc đẩy công cuộc xoá đói giảm nghèo đối với đồng bào các dân tộc trên địa bàn của huyện [14].

1.4.1.4. Hiệu quả từ giao khoán đất rừng cho hộ gia đình cá nhân của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Vân Đồn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

Thực hiện Quyết định số 135 của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2000 Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Vân Đồn đã mạnh dạn giao khoán đất rừng cho các hộ thành viên là những cán bộ công nhân (CBCN) đang làm việc, CBCN đã nghỉ hưu và nhân dân địa phương. Trong quá trình thực hiện giao khoán Công ty hỗ trợ cung cấp cây giống có chất lượng, kiến thức về công tác quản lý bảo bệ rừng, tư vấn kỹ thuật cho các hộ trồng rừng. Đến kỳ thu hoạch, Công ty nhận bao tiêu toàn bộ sản phẩm theo giá thị trường và chỉ thu lại của các hộ nhận khoán 5% giá trị sản phẩm để phục vụ cho công tác bảo vệ rừng. Các hộ nhận rừng phải cam kết sử dụng rừng đúng mục đích, đầu tư công chăm sóc và phải có trách nhiệm chung trong công tác bảo vệ rừng.

Chính vì thế đến nay, diện tích giao khoán cho các hộ gia đình cơ bản đã đầu tư trồng và hầu hết đã cho thu hoạch được 1 chu kỳ, có những hộ đã thu hoạch chu kỳ 2. Nhờ đó rừng và đất rừng được quản lý và kinh doanh hiệu quả hơn, nạn chặt phá rừng cũng chấm dứt hoàn toàn. Để các hộ thành

viên có vốn để đầu tư trồng, chăm sóc rừng, yên tâm sản xuất, Công ty đã liên kết với nhiều doanh nghiệp thuộc ngành Than theo hướng các doanh nghiệp ứng trước vốn trồng rừng cho Công ty và Công ty sẽ cung ứng gỗ cho các doanh nghiệp sau này. Vì vậy hàng năm đã có được hàng chục tỷ đồng nguồn vốn đầu tư cho trồng rừng. Do quản lý tốt, có quy chế rõ ràng giữa trách nhiệm của Công ty và các hộ thành viên nên bà con rất tin tưởng trong việc nhận đất trồng rừng.

Công ty đã giao đất, giao rừng cho 270 hộ trồng rừng trên diện tích gần trên 5.000ha. Ngoài các hộ thành viên là công nhân của Công ty, còn có 87 hộ là đồng bào các dân tộc thiểu số, sống ở các xã Đài Xuyên, Bình Dân, Đoàn Kết, Vạn Yên của huyện Vân Đồn. Việc phổ biến rõ ràng với các hộ trồng rừng về trách nhiệm của Công ty và trách nhiệm của các hộ thành viên làm cho các hộ phấn khởi phát huy hết khả năng để đầu tư cho việc trồng rừng, chăm sóc rừng góp phần tận dụng và phát huy nguồn lực địa phương, tạo việc làm cho người lao động. Cùng với đó, Công ty cũng triển khai trồng rừng thử nghiệm bằng phương pháp tái sinh tự nhiên sau khai thác rừng keo tai tượng, tiết kiệm được 30% kinh phí tạo rừng. Nhờ vậy, hầu hết diện tích đất đồi hoang ở Vân Đồn đã được phủ kín bằng màu xanh. Nếu như trồng rừng từ năm 2000 chỉ có năng suất từ 40 - 50m3/ha với chu kỳ khai thác từ 8 - 10 năm thì đến nay chỉ với chu kỳ khai thác từ 7 - 8 năm rừng trồng đã cho năng suất từ 80 - 140 m3

/ha.

Nhận thấy phần thừa còn lại cây gỗ thường có đường kính từ 16 - 17cm đủ tiêu chuẩn để làm ra những tấm ván ghép thanh dài từ 70 - 100cm hiện có thị trường tiêu thụ rộng lớn, bằng nguồn vốn huy động của cán bộ công nhân với hình thức cho Công ty vay với mức lãi suất cao hơn ngân hàng và nguồn vốn vay của nhà nước, Công ty đã huy động được 7 tỷ đồng đầu tư làm Nhà máy Sản xuất ván ghép thanh, có công suất 1.500 - 3.000m3

sản phẩm/năm. Ngoài ra thấy nhu cầu thị trường nội thất dùng gỗ ghép thanh ở miền Bắc khá lớn, Công ty đã hợp đồng với một số nhà máy sản xuất gỗ cùng chủng loại để

sấy thuê, lấy ngắn nuôi dài. Công ty cũng chủ động áp dụng cải tiến kỹ thuật, đầu tư đổi mới, áp dụng công nghệ vào sản xuất như khai thác nhựa thông, khai thác gỗ rừng trồng... để nâng cao chất lượng sản phẩm, được khách hàng, thị trường chấp nhận, đồng thời đổi mới cơ cấu cây trồng có năng suất cao.

Không chỉ đạt và vượt các chỉ tiêu về kinh tế, Công ty MTV Lâm nghiệp Vân Đồn còn rất quan tâm đến đời sống của CBCN nhằm “giữ” chân những người lao động tâm huyết, có năng lực. Công ty đã điều chỉnh kịp thời các định mức giao khoán, nâng lương, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho 100% CBCN, trợ cấp khó khăn cho các hộ gia đình trong các dịp lễ, tết, thăm hỏi và tặng quà khi có người ốm đau. Đây chính là những nhân tố quan trọng tạo động lực giúp Công ty vượt khó để phát triển [24]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4.2. Hiệu quả công tác giao đất lâm nghiệp tại tỉnh Lạng Sơn

Dưới sự chỉ đạo của tỉnh, sự quan tâm đầu tư về kinh phí của Nhà nước, các hoạt động sản xuất lâm nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực trong công tác trồng rừng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, giao đất khoán rừng và chế biến lâm sản… đem lại hiệu quả kinh tế không nhỏ cho địa phương.

* Giao khoán đất rừng

Tính đến ngày 31/12/2005 diện tích đất lâm nghiệp đã giao được 525.728,7ha (sổ xanh), đã chuyển sang sổ đỏ được 201.551ha, trong đó hộ gia đình là 180.887ha, tổ chức là 20.664ha.

Từ diện tích giao khoán, các hộ gia đình đã tạo thêm được diện tích rừng đáng kể thông qua công tác trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng theo các dự án.

* Công tác trồng rừng

Những năm qua công tác trồng rừng ở Lạng Sơn luôn được quan tâm đầu tư bằng các nguồn vốn chương trình 327, 661, dự án trồng rừng Việt - Đức, dự án PAM, dự án định canh định cư, dự án trồng rừng nguyên liệu,… đã làm cho diện tích rừng trồng tăng nhanh. Cụ thể từ năm 1999 đến năm 2006 tổng diện tích rừng trồng toàn tỉnh của tất cả các dự án là 96.072ha.

- Trồng rừng: 21.626ha, vốn đầu tư 42.213,5 triệu đồng.

- Chăm sóc rừng trồng: 56.139ha, vốn đầu tư 18.581,6 triệu đồng. - Bảo vệ rừng: 157.554ha, vốn đầu tư 7.954,8 triệu đồng.

- Khoanh nuôi rừng: 48.042ha, vốn đầu tư 2.825,9 triệu đồng.

* Công tác bảo vệ rừng

Tổng diện tích đã đưa vào bảo vệ là 91.578ha. Lực lượng kiểm lâm tỉnh đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý và bảo vệ rừng song rừng vẫn bị chặt phá ở nhiều nơi và tình trạng cháy rừng vẫn còn xảy ra, nguyên nhân là do địa bàn rộng và phức tạp, lực lượng kiểm lâm lại mỏng, vốn đầu tư cho bảo vệ rừng còn thấp nên chưa thực sự khuyến khích được người dân tham gia vào công tác bảo vệ rừng.

* Khai thác lâm sản

- Bình quân mỗi năm khai thác khoảng 65.000 m3 gỗ. - Tre nứa: 2,5 triệu cây/năm.

- Nhựa thông: 750 tấn/năm. - Hoa hồi: 6.000 tấn [25].

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu: Các chính sách đất đai, đặc biệt là các văn bản pháp luật về chính sách giao đất lâm nghiệp được thực thi trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.

- Phạm vi nghiên cứu: Điều tra tình hình quản lý, sử dụng đất và đời sống của các nông hộ sau khi được giao đất lâm nghiệp tại 3 xã của huyện là: Cao Lâu, Xuất Lễ và Thạch Đạn.

2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CƢ́U

- Thời gian nghiên cứu: Đề tài thực hiện trong 15 tháng, từ tháng 7/2011 đến tháng 9/2012.

- Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn và hoàn thành tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CƢ́U

Nội dung 1. Sơ lược tình hình cơ bản vùng nghiên cứu ảnh hưởng đến công tác giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân

- Sơ lược điều kiện tự nhiên.

- Sơ lược thực trạng kinh tế-xã hội. - Sơ lược về tình hình quản lý đất đai. - Sơ lược về hiện trạng sử dụng đất.

- Nhận xét về tình hình cơ bản của huyện Cao Lộc ảnh hưởng đến công tác giao đất lâm nghiệp.

Nội dung 2. Khái quát về thực trạng giao, quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn

- Đánh giá về kết quả giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện và tại các xã nghiên cứu.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả công tác giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1995 đến 2010 (Trang 31)