PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢ́U

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả công tác giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1995 đến 2010 (Trang 39)

4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

2.4.PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢ́U

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Tiếp cận các cơ quan quản lý về đất đai, cơ quan quản lý nông lâm nghiệp như: Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hạt Lâm nghiệp, Chi cục Thống kê, Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật, ... để thu thập các thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; thống kê đất đai; chính sách giao đất, giao rừng và các thông tin khác liên quan đến đề tài tại địa bàn nghiên cứu.

- Tham khảo, thừa kế các tài liệu có liên quan đến đề tài: Dựa vào các tài liệu nghiên cứu, các đề tài khoa học có liên quan đến lĩnh vực quản lý đất đai.

2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

2.4.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

công tác giao đất lâm nghiệp. Trong huyện Cao Lộc tôi chọn 3 xã để triển khai nghiên cứu điểm đó là các xã: Cao Lâu, Xuất Lễ và Thạch Đạn.

- Yêu cầu đối với các xã chọn để điều tra nghiên cứu:

+ Xã có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đại diện chung nhất của huyện. + Điều kiện về đất đai, địa hình có những nét đặc thù.

+ Các xã điều tra có các dân tộc đại diện cho các dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện.

+ Đại diện cho các xã đã tiến hành công tác giao đất lâm nghiệp: Công tác giao đất lâm nghiệp đạt kết quả cao, Đời sống của người dân sau khi được giao đất có sự chuyển biến rõ rệt.

2.4.2.2. Phương pháp điều tra

- Điều tra phỏng vấn nhanh nông hộ qua hệ thống mẫu điều tra có sẵn. Số hộ được phỏng vấn được xác định trên cơ sở phân loại theo mức diện tích đất (nhiều, trung bình và ít), kinh tế hộ (giàu, trung bình và nghèo), đảm bảo đầy đủ các thành phần dân tộc đang sống trên địa bàn.

- Trên cơ sở tham khảo ý kiến của các chuyên gia và các cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý đất đai để đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giao đất lâm nghiệp.

2.4.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý, phân tích và đánh giá số liệu

Số liệu điều tra ngoại nghiệp được tổng hợp và thể hiện bằng hệ thống bảng biểu, sơ đồ. Sau đó được tiến hành phân tích, so sánh, đánh giá và rút ra nhận xét. Quá trình tổng hợp xử lý số liệu có sử dụng sự hỗ trợ của phần mềm Excel.

2.4.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi

Để đạt được mục tiêu của đề tài, việc lựa chọn và xác định chỉ tiêu đánh giá là rất quan trọng. Do vậy trong phạm vi nghiên cứu, đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu đánh giá theo các chỉ tiêu sau:

2.4.4.1. Diện tích đất lâm nghiệp giao cho hộ gia đình, cá nhân

Để xem xét và đánh giá tình hình thực hiện giao đất, tiến độ giao đất, quỹ đất được giao, cơ cấu sử dụng trước và sau khi giao ở các xã.

2.4.4.2. Diện tích đất mà hộ gia đình, cá nhân được giao và đang sử dụng

Đánh giá chỉ tiêu này cần xem xét cơ cấu diện tích các loại đất đang sử dụng, hướng đầu tư, ... để thấy được quy mô sản xuất của hộ gia đình, cá nhân lớn hay nhỏ, từ đó thể hiện mức độ khai thác quỹ đất ở địa phương.

2.4.4.3. Mức độ đầu tư vào sản xuất lâm nghiệp

Khi đánh giá mức độ đầu tư cùng với chỉ tiêu diện tích sẽ thấy khả năng sản xuất, tăng trưởng kinh tế của hộ gia đình, cá nhân; cũng như tác dụng của việc giao đất có làm cho người dân phát huy được tốt nhất tiềm năng sản xuất trên đất hay không.

2.4.4.4. Hiệu quả sử dụng đất của hộ gia đình sau khi được giao đất

Được xem xét và đánh giá trên các mặt (kinh tế, các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường).

Các chỉ tiêu cụ thể là: thu nhập, tích luỹ, giải quyết lao động việc làm và mối quan hệ cộng đồng, ổn định chính trị xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái...

2.4.4.5. Ý kiến của người dân về chính sách giao đất

Nhằm xem xét thái độ và tư tưởng của người sử dụng đất đối với chính sách giao đất trên các lĩnh vực: hạn mức giao đất, các quyền lợi của người sử dụng đất sau khi nhận đất, chính sách hỗ trợ sản xuất của Nhà nước cho các hộ gia đình, cá nhân.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CƢ́U VÀ THẢO LUẬN

3.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN 3.1.1. Điều kiện tự nhiên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Cao Lộc là một huyện miền núi biên giới, là vành đai bao quanh thành phố Lạng Sơn của tỉnh Lạng Sơn, ở vị trí 21045' đến 220

vĩ độ Bắc và 106039' đến 107003' kinh độ Đông, theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 huyện Cao Lộc có diện tích tự nhiên là 63.427,06ha.

Hình 3.1: Vị trí địa lý huyện Cao Lộc

Huyện có vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc với đường biên giới dài 75km. - Phía Nam giáp huyện Văn Quan và Chi Lăng dài 49km.

- Phía Tây giáp huyện Văn Lãng dài 20km. - Phía Đông giáp huyện Lộc Bình dài 45km.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Cao Lộc có độ cao trung bình so với mặt nước biển là 260m, địa hình toàn huyện chia thành 4 vùng khác nhau: Địa hình núi cao; Vùng đồi núi thấp nhô có độ nghiêng dần về phía Tây - Nam; Vùng đồi bát úp, nón trũng; Vùng núi đất xen kẽ núi đá vôi có thung lũng lớn. Dải đường biên giới có hướng dốc về nội địa, độ dốc trung bình 200

- 300.

Nhìn chung địa hình Cao Lộc khá phức tạp, độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh, trên 3/4 diện tích là đồi núi, núi đất xen kẽ núi đá vôi. Trên vùng núi đất phần lớn là núi trọc và rừng tái sinh. Do ảnh hưởng của yếu tố địa hình, cùng với sự khai thác tài nguyên rừng bất hợp lý làm cho đất đai bị xói mòn, thoái hoá, tỷ lệ đất chưa sử dụng còn khá cao.

3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

* Khí hậu

Cao Lộc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới nên khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình hàng năm 210C. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.320mm, ở trên các triền núi cao có lượng mưa tới 2.500mm/năm, các tháng 5,6,7,8,9 có tổng lượng mưa chiếm 70% lượng mưa cả năm. Độ ẩm không khí trung bình 85%. Gió có 2 hướng chủ yếu là: Gió mùa đông bắc xuất hiện từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, gió mùa đông nam xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10. Hàng năm có xuất hiện sương muối từ 1 đến 3 ngày vào mùa đông từ tháng 11 năm trước đến tháng 1 năm sau.

* Thủy văn

Hệ thống sông suối của Cao Lộc bao gồm:

- Sông Kỳ Cùng chảy qua 4 xã: Tân Liên, Gia Cát, Song Giáp, Bình Trung với chiều dài thuộc huyện Cao Lộc là 35km.

- Một số dòng suối lớn gồm có: Suối Bản Lề; Suối Khuổi Tao; Suối Bản Lìm; Suối Khuổi Hái...

3.1.1.4. Các loại tài nguyên

* Tài nguyên đất

Đất đai Cao Lộc chủ yếu được hình thành do quá trình phong hoá đá mẹ (đá vôi, đá phiến thạch sét, cuội kết…) ngoài ra còn có một phần nhỏ diện tích đất được hình thành do sản phẩm dốc tụ và đất phù sa sông suối. Diện tích đất tốt chiếm tỷ lệ thấp; đa phần là đất nghèo dinh dưỡng, ít thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Các loại đất phát sinh thể hiện như sau:

- Đất mùn trên núi ở độ cao trên 1000m. - Đất feralit màu vàng nhạt trên núi.

- Đất feralit đỏ vàng trên núi cao, ở độ cao từ 300m - 700m - Đất feralit điển hình nhiệt đới ẩm vùng đồi thấp

- Đất phù sa sông suối - Đất lúa nước vùng đồi núi.

* Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Lượng nước sông suối khá lớn vào mùa mưa, nhưng vào mùa khô lượng nước giảm mạnh không đủ cho nhu cầu dân sinh, mặt khác chênh lệch dòng chảy trong năm nhiều, hệ số biến đổi dòng chảy năm trên khu vực là 0,35 – 0,36 đây là điểm bất lợi trong việc lập phương án sử dụng nguồn nước.

- Nguồn nước ngầm: Theo đánh giá của Cục quản lý địa chất và Cục quản lý nước và công trình thủy lợi - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trữ lượng và tiềm năng nước ngầm của tỉnh Lạng Sơn nói chung và huyện Cao Lộc nói riêng là không lớn và khả năng khai thác rất hạn chế vì địa hình hiểm trở, phân bố dân cư không tập trung, cơ sở hạ tầng nông thôn còn hạn chế và điều kiện kinh tế của người dân trong vùng còn khó khăn nên việc đầu tư xây dựng các công trình khai thác nước ngầm còn gặp nhiều trở ngại.

* Tài nguyên khoáng sản

- Quặng nhôm ở Tam Lung (xã Thuỵ Hùng) trữ lượng khoảng 50.000tấn.

- Vàng sa khoáng sông Kỳ Cùng (xã Tân Liên, Gia Cát) trữ lượng khoảng 500.000m3/năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Suối nước khoáng ở Mẫu Sơn trữ lượng khoảng 800.000m3/năm. - Cát xây dựng ở xã Gia Cát và Song Giáp khoảng 800.000m3. - Mỏ đá ở xã Hồng Phong và Yên Trạch diện tích khoảng 398ha. - Đất sét làm gạch ngói ở xã Hợp Thành và thị trấn Cao Lộc.

* Tài nguyên rừng

Cao Lộc có 3/4 diện tích là đồi núi trong đó chủ yếu là rừng tái sinh và rừng trồng. Diện tích rừng nguyên sinh còn lại rất ít ở vùng núi cao xã Công Sơn, xã Mẫu Sơn và một số xã giáp biên giới Việt - Trung. Hiện nay vẫn còn một số ít lâm sản quý như: đinh, lim, lát, nấm hương, mộc nhĩ, sa nhân… và một số động vật quý như: sơn dương, hươu, nai, hoạ mi… Hiện nay tỷ lệ che phủ toàn huyện là 51,5%.

* Tài nguyên nhân văn

Quân và dân các dân tộc huyện Cao Lộc đoàn kết nhất trí, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bộ huyện lập được nhiều chiến công hiển hách, được Chính phủ tặng nhiều huân chương, huyện và một số xã đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ kháng chiến.

Huyện có nhiều di tích lịch sử, di tích tôn giáo và thắng cảnh ghi nhận công lao của các vị anh hùng dân tộc; lễ hội truyền thống được duy trì hàng năm, nhất là vào dịp tết tháng giêng và tháng hai Âm lịch với nhiều lễ hội đặc sắc và phong phú của các dân tộc như: hội "Lồng Tồng", hội Ba Sơn, hội chùa Bắc Nga, hội đền Mẫu Đồng Đăng…

3.1.1.5. Thực trạng môi trường

Những năm trước đây rừng bị tàn phá làm cho đất trống đồi trọc tăng lên, diện tích rừng bị thu hẹp, độ che phủ thấp, đó là một cảnh báo về sự suy

thoái tài nguyên. Trong tương lai cần phải có biện pháp tích cực trong việc trồng rừng, phủ xanh đất trống để đảm bảo độ an toàn sinh thái.

Mặt khác với tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá như hiện nay Cao Lộc cũng cần có những công trình cấp thoát nước và xử lý chất thải rắn, đồng thời phải quan tâm đến vấn đề nước sạch nông thôn để đảm bảo nước sạch hài hoà.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

Những năm qua, nền kinh tế của huyện có bước tăng trưởng khá, giá trị sản xuất các ngành kinh tế (tính theo giá thực tế) tăng từ 1.321,673 triệu đồng năm 1995 lên 873.480,8 triệu đồng năm 2010; tốc độ GDP bình quân tăng từ 10,5% năm 1995 lên 11,39% năm 2010; GDP đầu người tăng từ 1,8 triệu đồng năm 1995 lên 11,95 triệu đồng năm 2010.

So sánh sự phát triển kinh tế thời kỳ 1995 - 2010 cho thấy nền kinh tế của huyện đã có bước tăng trưởng và phát triển đúng hướng nhất là trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng của nhóm ngành nông nghiệp từ 58,06% năm 1995 xuống còn 25,87% năm 2010; tăng tỷ trọng của các nhóm ngành công nghiệp - xây dựng từ 8,78% năm 1995 lên 26,68% năm 2010 và dịch vụ từ 33,16% năm 1995 lên 45,45%.

3.1.2.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng

* Giao thông

Cao Lộc là huyện có đường giao thông tương đối thuận tiện, giao thông vận tải trên địa bàn huyện được đầu tư phát triển tương đối mạnh cả về đường bộ và đường sắt. Trên địa bàn huyện có 5 tuyến quốc lộ, 6 tuyến tỉnh lộ và các hệ thống đường trục xã, đường nông thôn. Hệ thống đường sắt gồm có đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng; Yên Trạch - Na Dương

Đây là các tuyến đường giao thông quan trọng giúp huyện Cao Lộc có khả năng giao lưu thuận lợi với các địa phương trong và ngoài nước. Tuy nhiên do địa hình miền núi cao dốc, mặt đường còn hẹp, chất lượng xấu, gây khó khăn cho việc đi lại của nhân dân nhất là vào mùa mưa.

* Thuỷ lợi

Nhiều công trình thuỷ lợi do xây dựng từ lâu, nay đã bị xuống cấp; số lượng công trình thuỷ lợi ít, chất lượng kém nên tỷ lệ diện tích được tưới so với tổng diện tích gieo trồng còn thấp. Đây là một hạn chế lớn đến khả năng thâm canh tăng vụ trong nông nghiệp.

* Hệ thống điện, bưu chính viễn thông

Hệ thống điện lưới quốc gia đã được đầu tư nâng cấp và mở rộng tới các xã. Hiện nay 100% xã, thị trấn đã được sử dụng điện lưới quốc gia. Ngoài ra còn có trên 300 máy phát điện nhỏ do dân đầu tư ở các thôn bản, vùng sâu, vùng xa có nguồn nước thuận tiện, góp phần đưa tỷ lệ hộ dùng điện toàn huyện đạt trên 99,1%.

Thông tin liên lạc ngày càng được mở rộng phục vụ tốt nhu cầu xã hội. Mạng lưới bưu chính viễn thông được củng cố và phát triển đảm bảo thông tin liên lạc kịp thời thông suốt đáp ứng cho công tác lãnh đạo và nhu cầu của nhân dân.

3.1.2.3. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội

* Công tác giáo dục và đào tạo

Chất lượng giáo dục đạt kết quả khá cao, 23/23 xã thị trấn hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học - xóa mù chữ, huyện đã được công nhận phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi; 12/23 xã, thị trấn hoàn thành phổ cập Trung học cơ sở; có 8 trường đạt chuẩn quốc gia.

Tuy đã đạt được những kết quả tích cực trong thời gian qua song công tác giáo dục đào tạo vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển trong tương lai, chất lượng giáo dục còn thấp, tỷ lệ học sinh khá giỏi ở các cấp chưa nhiều, số học sinh thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học còn ít, vì vậy đòi hỏi phải có sự quan tâm hơn nữa của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương trong công tác giáo dục - đào tạo.

* Công tác y tế chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố, đến nay 100% xã thị trấn có Trạm Y tế khám chữa bệnh thông thường cho nhân dân, có 18/23 xã thị trấn đạt chuẩn quốc gia y tế xã. Hoạt động của ngành y tế đã đóng góp tích cực cho các chương

trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng như: Tiêm chủng mở rộng, chống suy dinh dưỡng trẻ em, phòng chống HIV, chống lao, sốt rét… đồng thời cũng góp phần thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình của huyện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Về hoạt động văn hoá thông tin, thể dục thể thao

Các hoạt động văn hoá thông tin, thể dục thể thao được duy trì phát triển. Hàng năm tổ chức lễ hội truyền thống mang bản sắc dân tộc đảm bảo vui tươi lành mạnh, an toàn và tiết kiệm.

Phong trào hoạt động thể dục thể thao quần chúng đang được diễn ra sôi động, tuy nhiên các công trình văn hoá thể thao còn rất hạn chế. Nhà văn hoá, sân vận động, vườn hoa công viên chỉ có ở 2 thị trấn, ở các xã vùng nông

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả công tác giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1995 đến 2010 (Trang 39)