Thực trạng cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả công tác giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1995 đến 2010 (Trang 46 - 47)

4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

3.1.2.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng

* Giao thông

Cao Lộc là huyện có đường giao thông tương đối thuận tiện, giao thông vận tải trên địa bàn huyện được đầu tư phát triển tương đối mạnh cả về đường bộ và đường sắt. Trên địa bàn huyện có 5 tuyến quốc lộ, 6 tuyến tỉnh lộ và các hệ thống đường trục xã, đường nông thôn. Hệ thống đường sắt gồm có đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng; Yên Trạch - Na Dương

Đây là các tuyến đường giao thông quan trọng giúp huyện Cao Lộc có khả năng giao lưu thuận lợi với các địa phương trong và ngoài nước. Tuy nhiên do địa hình miền núi cao dốc, mặt đường còn hẹp, chất lượng xấu, gây khó khăn cho việc đi lại của nhân dân nhất là vào mùa mưa.

* Thuỷ lợi

Nhiều công trình thuỷ lợi do xây dựng từ lâu, nay đã bị xuống cấp; số lượng công trình thuỷ lợi ít, chất lượng kém nên tỷ lệ diện tích được tưới so với tổng diện tích gieo trồng còn thấp. Đây là một hạn chế lớn đến khả năng thâm canh tăng vụ trong nông nghiệp.

* Hệ thống điện, bưu chính viễn thông

Hệ thống điện lưới quốc gia đã được đầu tư nâng cấp và mở rộng tới các xã. Hiện nay 100% xã, thị trấn đã được sử dụng điện lưới quốc gia. Ngoài ra còn có trên 300 máy phát điện nhỏ do dân đầu tư ở các thôn bản, vùng sâu, vùng xa có nguồn nước thuận tiện, góp phần đưa tỷ lệ hộ dùng điện toàn huyện đạt trên 99,1%.

Thông tin liên lạc ngày càng được mở rộng phục vụ tốt nhu cầu xã hội. Mạng lưới bưu chính viễn thông được củng cố và phát triển đảm bảo thông tin liên lạc kịp thời thông suốt đáp ứng cho công tác lãnh đạo và nhu cầu của nhân dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả công tác giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1995 đến 2010 (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)