Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác giao đất lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả công tác giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1995 đến 2010 (Trang 94)

4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

3.4.2.1.Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác giao đất lâm nghiệp

Thực hiện nghiêm túc hệ thống pháp lý và các chính sách đất đai của Nhà nước cụ thể là: hoàn thiện việc giao đất giao rừng cho các hộ gia đình, theo tinh thần của các văn bản 64/CP, 02/CP của Chính phủ. Hoàn thành việc cấp GCNQSDĐ cho các hộ nhận đất để đảm bảo mọi diện tích đất đều có chủ sử dụng.

Tiến hành xác định ranh giới giữa các lô đất giao cho các hộ rõ ràng, chính xác để giảm tối đa các vụ tranh chấp đất xảy ra và đảm bảo không có diện tích đất nào là không có người quản lý.

Tăng cường công tác giáo dục và tuyên truyền các chính sách của Đảng và Nhà nước để mọi người dân đều nhận thức được quyền và nghĩa vụ của người chủ rừng và thực hiện đúng các quy định quản lý sử dụng rừng và đất rừng theo pháp luật.

Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành công an, toà án và địa chính trong việc bảo vệ quyền sở hữu đất lâm nghiệp đã được giao cho các hộ gia đình, ngăn ngừa các vi phạm tài nguyên trên mảnh đất của họ như chặt phá, lấn chiếm, chăn thả gia súc bừa bãi … đồng thời giải quyết kịp thời các tranh chấp về danh giới. Xử lý nghiêm những vi phạm các điều khoản đã thoả thuận trong giao đất mà người dân đã cam kết thực hiện (cả bên giao và bên nhận).

3.4.2.2. Các giải pháp cụ thể để sử dụng tài nguyên đất và rừng bền vững

Xây dựng phương án quy hoạch, phát triển sản xuất kinh doanh cho sản xuất nông lâm nghiệp ở các thôn xóm, các hộ gia đình trên địa bàn xã theo hướng sau:

- Đối với rừng tự nhiên: Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, làm giàu rừng, đối với những diện tích rừng tự nhiên có chất lượng và số lượng cây tái sinh kém có thể trồng bổ sung hoặc trồng mới các loài cây bản địa đa mục đích.

- Đối với rừng trồng hiện có: chăm sóc, tỉa thưa theo quy trình kỹ thuật đã được ban hành cho từng loài cây. Sau khai thác cần chăm sóc và trồng lại rừng theo đúng quy định.

- Đối với đất trống đồi núi trọc: Cần có phương án quy hoạch sử dụng đất trống hợp lý. Đối với những diện tích đất được quy hoạch trồng rừng cần hỗ trợ về cây giống và kỹ thuật cho người dân nhằm đẩy nhanh tiến độ phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Ưu tiên trồng các cây bản địa phát triển tốt, nhanh cho thu hoạch.

- Đối với diện tích lâm nghiệp gần khu dân cư: kết hợp việc trồng cây lâm nghiệp với cây ăn quả và cây lương thực trước khi cây rừng kép tán để lấy ngắn nuôi dài, ổn định kinh tế hộ gia đình.

3.4.2.3. Một số giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ, đẩy mạnh phát triển sản xuất lâm nghiệp xuất lâm nghiệp

- Giải pháp về kỹ thuật: Tăng cường việc nghiên cứu tìm kiếm các loại cây trồng (cây ăn quả, cây lâm nghiệp) có hiệu quả cao phù hợp với điều kiện tự nhiên của các địa phương. Đồng thời thường xuyên tổ chức các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm để giới thiệu và hướng dẫn tỉ mỉ các mô hình sản xuất hiệu quả để người dân có thể đưa vào thực hiện.

- Giải pháp về vốn: Các xã nghiên cứu đều nằm trong dự án 135 của Chính phủ, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc đầu tư vốn vào các hoạt động sản xuất đặc biệt là sản xuất lâm nghiệp là rất hạn

chế. Chính vì vậy Nhà nước cần có chính sách đầu tư hỗ trợ về vốn và tạo điều kiện đơn giản hoá thủ tục vay vốn, có thời hạn và lãi suất vay thích hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh lâm nghiệp. Đồng thời tranh thủ thu hút các dự án đầu tư của tổ chức Nhà nước và tổ chức nước ngoài trên địa bàn phục vụ cho công tác quản lý sử dụng đất theo hướng tổng hợp bền vững.

- Giải pháp về tổ chức: Đối với việc quản lý rừng trong địa bàn, ngoài sự kiểm tra giám sát của cán bộ lâm nghiệp về bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng thì mỗi thôn xóm cần thành lập và duy trì các tổ đội bảo vệ rừng riêng để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các vô vi phạm đến rừng. Trong sản xuất cần thành lập ra các nhóm 3 cùng (cùng biết, cùng làm, cùng bán) giữa các nhóm hộ để cùng hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm trong quá trình sản xuất. Hiện nay ở các xã mới xây dựng được ban khuyến nông - khuyến lâm với 1 cán bộ phụ trách do đó cần đào tạo thêm các cán bộ khuyến nông - khuyến lâm về từng thôn để có thể chuyển giao kỹ thuật với quy mô nhỏ phù hợp với từng nhóm hộ.

- Giải pháp về thị trường: Thị trường tiêu thụ là một khâu quan trọng để thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng quy mô. Thị trường tiêu thụ cần phải có sự ổn định lâu dài. Chính vì vậy, UBND huyện cần không ngừng tìm kiếm các thị trường tiêu thụ nông - lâm sản để thu mua sản phẩm cho người dân. Đó là điều kiện để kích thích việc lưu thông hàng hoá, khuyến khích người dân tham gia tích cực vào sản xuất, khẳng định và nâng cao hiệu quả của công tác giao đất khoán rừng.

- Giải pháp về cơ sở hạ tầng: Một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho sản xuất ở địa phương chậm phát triển là do giao thông đi lại khó khăn, cần phải tranh thủ và kết hợp các nguồn vốn đầu tư từ các dự án trong và ngoài nước với sự huy động các nguồn lực trong nhân dân để đầu tư xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi… phục vụ sản xuất nâng cao đời sống của nhân dân.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu về công tác giao đất lâm nghiệp tại 3 xã nghiên cứu nói riêng và trên địa bàn toàn huyện nói chung, tôi rút ra một số kết luận như sau:

1. Huyện Cao Lộc là huyện miền núi nằm phía bắc tỉnh Lạng Sơn, tài nguyên đất đai phong phú, đa dạng, nguồn lao động dồi dào, đó là những điều kiện thuận lợi để phát triển lâm nghiệp.

2. Tính đến hết năm 2010:

- Toàn huyện đã giao 32.232ha đất lâm nghiệp, trong đó có 22.378ha đã được cấp GCNQSDĐ với tổng số giấy là 20.034 giấy.

- Quỹ đất lâm nghiệp được đưa vào sử dụng tính chung cho cả 3 xã tăng thêm 24,63%.

- Tỷ lệ diện tích đất chưa sử dụng giảm từ 22,48% năm 1995 xuống còn 3,62% năm 2010.

3. Hiệu quả của công tác giao đất lâm nghiệp: - Hiệu quả về mặt kinh tế:

+ Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 145.000 đồng/người/tháng lên 1.032.000 đồng/người/tháng.

+ Sau khi giao đất tỷ lệ hộ có thu nhập khá và trung bình tăng, hộ có thu nhập thấp giảm.

- Hiệu quả về mặt xã hội:

+ Giảm tình trạng tranh chấp đất đai cả về số vụ và tính chất phức tạp: từ 48 vụ năm 1995 xuống còn 16 vụ năm 2010.

+ Số hộ sử dụng sai mục đích giảm từ 67 vụ xuống còn 36 vụ. + 100% số hộ sử dụng hết khả năng lao động chính của gia đình.

- Hiệu quả về mặt môi trường: Tăng độ che phủ rừng của toàn huyện từ 14% năm 1995 lên 51,5% năm 2010. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Công tác giao đất nói chung và giao đất lâm nghiệp nói riêng trên địa bàn huyện được thực hiện từ những năm 1993, tuy nhiên đến nay công tác cấp GCNQSD đất lâm nghiệp chậm, nhận thức của một số người dân còn hạn chế.

2. ĐỀ NGHỊ

Để việc quản lý và sử dụng đất đai nói chung và đất lâm nghiệp nói riêng đạt hiệu quả cao hơn, trong thời gian tới các cơ quan của huyện cần quan tâm:

- Đẩy nhanh công tác cấp GCNQSD đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân để phát huy vai trò và tác dụng của công tác giao đất, giao rừng.

- Tiếp tục tổ chức các lớp khuyến nông, khuyến lâm đến tất cả người dân nhằm nâng cao nhận thức của người dân.

- Có các chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất lâm nghiệp phù hợp với điều kiện của từng vùng trong huyện.

- Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp như hoa hồi, nhựa thông, chè,…

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố trong một công trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2012

Tác giả

LỜI CẢM ƠN

Luận văn này được hoàn thành tại Khoa Sau đại học - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên theo chương trình đào tạo Cao học Quản lý đất đai khoá 18, giai đoạn 2010 - 2012.

Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Khoa Đào tạo sau đại học cũng như của các thầy, cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; UBND huyện Cao Lộc; Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện; Hạt kiểm lâm huyện; Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện; Chi cục thống kê huyện; UBND các xã Cao Lâu, Xuất Lễ, Thạch Đạn, nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó.

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Khắc Thái Sơn - người hướng dẫn khoa học đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập cũng như hoàn thành luận văn.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng song Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và các đồng nghiệp để công trình nghiên cứu này được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn !

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2012

Tác giả

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan ... i

Lời cảm ơn ... ii

Mục lục ... iii

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ... vii

Danh mục các bảng biểu ... viii

Danh mục các hình, biểu đồ ... ...ix

MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ... 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ... 3

2.1. Mục tiêu tổng quát của đề tài ... 3

2.2. Mục tiêu cụ thể của đề tài ... 3

3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI ... 4

4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ... 4

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ... 5

1.1.1. Cơ cở lý luận của đề tài ... 5

1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ... 6

1.2. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP ... 8

1.2.1. Khái niệm đất lâm nghiệp và giao đất ... 8

1.2.2. Chính sách giao đất lâm nghiệp ở Việt Nam qua các thời kỳ ... 9

1.2.3. Thẩm quyền giao đất lâm nghiệp ... 16

1.2.4. Các quy định về giao đất lâm nghiệp ... 17

1.3. CÔNG TÁC GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG Ở VIỆT NAM ... 24

1.3.1. Công tác giao đất lâm nghiệp tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang ... 24

1.3.2. Công tác giao đất, giao rừng tại tỉnh Tuyên Quang ... 26

1.3.3. Công tác giao đất, giao rừng tại xã Tam Hiệp, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang ... 27

1.3.4. Công tác giao đất lâm nghiệp tại tỉnh Lạng Sơn ... 29

1.4. HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP ... 31

1.4.1. Hiệu quả công tác giao đất lâm nghiệp tại một số tỉnh ... 31

1.4.2. Hiệu quả công tác giao đất lâm nghiệp tại tỉnh Lạng Sơn ... 36

Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ... 38

2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CƢ́U ... 38

2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CƢ́U ... 38

2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢ́U ... 39

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ... 39

2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ... 39

2.4.2.1. Chọn điểm nghiên cứu ... 39

2.4.2.2. Phương pháp điều tra ... 40

2.4.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý, phân tích và đánh giá số liệu ... 40 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi ... 40

2.4.4.1. Diện tích đất lâm nghiệp giao cho hộ gia đình, cá nhân ... 40

2.4.4.2. Diện tích đất mà hộ gia đình, cá nhân được giao và đang sử dụng ... 41

2.4.4.3. Mức độ đầu tư vào sản xuất lâm nghiệp ... 41

2.4.4.4. Hiệu quả sử dụng đất của hộ gia đình sau khi được giao đất ... 41

2.4.4.5. Ý kiến của người dân về chính sách giao đất ... 41

Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CƢ́U VÀ THẢO LUẬN 3.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN ... 42

3.1.1. Điều kiện tự nhiên ... 42

3.1.1.1. Vị trí địa lý ... 42

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình ... 43

3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn ... 43

3.1.1.4. Các loại tài nguyên ... 44

3.1.1.5. Thực trạng môi trường ... 45

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ... 46

3.1.2.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng ... 46

3.1.2.4. Tình hình dân số, lao động ... 48

3.1.3. Sơ lược tình hình quản lý đất đai của huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn ... 49

3.1.4. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn ... 51

3.1.5. Đánh giá chung tình hình cơ bản của huyện Cao Lộc , tỉnh Lạng Sơn ảnh hưởng đến công tác giao đất lâm nghiệp ... 53

3.2. THƢ̣C TRẠNG CÔNG TÁC GIAO , QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP TẠI HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN ... 54

3.2.1. Kết quả giao đất lâm nghiệp của toàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn ... 54

3.2.2. Kết quả giao đất lâm nghiệp tại các xã điều tra ... 55

3.2.2.1. Khái quát về tình hình các xã điều tra ... 55

3.2.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất của 3 xã điều tra trước khi giao đất (năm 1995) ... 57

3.2.2.3. Kết quả điều tra về tình hình giao đất lâm nghiệp ở 3 xã sau khi giao đất (năm 2010) ... 60

3.2.2.4. Công tác quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp của các xã điều tra sau khi nhận đất (năm 2010) ... 65

3.2.2.5. Đánh giá chung về tình hình giao đất lâm nghiệp ... 72

3.3. HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC GIAO ĐẤ T LÂM NGHIỆP TẠI HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN ĐẾN ĐỜI SỐNG NGƢỜI DÂN ... 73

3.3.1. Hiệu quả của công tác giao đất lâm nghiệp tại huyện Cao Lộc , tỉnh Lạng Sơn đến đời sống kinh tế của người dân ... 73

3.3.1.1. Kết quả đạt được ... 74 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.1.2. Hiệu quả kinh tế thu được từ một số mô hình trồng rừng ... 75

3.3.2. Hiệu quả của công tác giao đất lâm nghiệp tại huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đến đời sống xã hội của người dân ... 80

3.3.2.1. Củng cố tăng cường ý thức, vai trò trách nhiệm của người sử dụng đất đối với việc bảo vệ đất, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường ... 80

3.3.2.2. Giải quyết việc làm cho các lao động trong gia đình ... 81

3.3.2.3. Nâng cao ý thức kế hoạch hoá gia đình nhằm giảm áp lực của sự gia tăng dân số đến việc sử dụng đất trong tương lai ... 83

3.3.2.4. Nâng cao khả năng liên kết sản xuất nông, lâm nghiệp, cũng cố mối quan hệ đoàn kết cộng đồng, kích thích ý thức làm giàu của người dân ... 84

3.3.2.5. Hiệu quả của chính sách giao đất, giao rừng trong việc duy trì các phong tục tập quán và bản sắc dân tộc, cùng với việc đẩy lùi các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan, tiến tới xây dựng gia đình và làng xóm văn hoá ... 84

3.3.3. Hiệu quả của công tác giao đất lâm nghiệp tại huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn

đến môi trường sinh thái ... 85

3.3.3.1. Một số mô hình trồng rừng trên địa bàn huyện ... 85

3.3.3.2. Hiệu quả môi trường thu được từ việc giao đất trồng rừng ... 86

3.3.4. Ý kiến của người dân về chính sách giao đất lâm nghiệp ... 89

3.3.4.1. Quy định về hạn mức giao đất ... 89

3.3.4.2. Các quyền lợi của người sử dụng đất sau khi nhận đất ... 90

3.3.4.3. Tình hình hỗ trợ sản xuất cho nông hộ sau khi nhận đất ... 91

3.4. TỒN TẠI, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả công tác giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1995 đến 2010 (Trang 94)