Một số giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ, đẩy mạnh phát triển sản xuất lâm

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả công tác giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1995 đến 2010 (Trang 95 - 98)

4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

3.4.2.3.Một số giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ, đẩy mạnh phát triển sản xuất lâm

xuất lâm nghiệp

- Giải pháp về kỹ thuật: Tăng cường việc nghiên cứu tìm kiếm các loại cây trồng (cây ăn quả, cây lâm nghiệp) có hiệu quả cao phù hợp với điều kiện tự nhiên của các địa phương. Đồng thời thường xuyên tổ chức các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm để giới thiệu và hướng dẫn tỉ mỉ các mô hình sản xuất hiệu quả để người dân có thể đưa vào thực hiện.

- Giải pháp về vốn: Các xã nghiên cứu đều nằm trong dự án 135 của Chính phủ, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc đầu tư vốn vào các hoạt động sản xuất đặc biệt là sản xuất lâm nghiệp là rất hạn

chế. Chính vì vậy Nhà nước cần có chính sách đầu tư hỗ trợ về vốn và tạo điều kiện đơn giản hoá thủ tục vay vốn, có thời hạn và lãi suất vay thích hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh lâm nghiệp. Đồng thời tranh thủ thu hút các dự án đầu tư của tổ chức Nhà nước và tổ chức nước ngoài trên địa bàn phục vụ cho công tác quản lý sử dụng đất theo hướng tổng hợp bền vững.

- Giải pháp về tổ chức: Đối với việc quản lý rừng trong địa bàn, ngoài sự kiểm tra giám sát của cán bộ lâm nghiệp về bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng thì mỗi thôn xóm cần thành lập và duy trì các tổ đội bảo vệ rừng riêng để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các vô vi phạm đến rừng. Trong sản xuất cần thành lập ra các nhóm 3 cùng (cùng biết, cùng làm, cùng bán) giữa các nhóm hộ để cùng hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm trong quá trình sản xuất. Hiện nay ở các xã mới xây dựng được ban khuyến nông - khuyến lâm với 1 cán bộ phụ trách do đó cần đào tạo thêm các cán bộ khuyến nông - khuyến lâm về từng thôn để có thể chuyển giao kỹ thuật với quy mô nhỏ phù hợp với từng nhóm hộ.

- Giải pháp về thị trường: Thị trường tiêu thụ là một khâu quan trọng để thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng quy mô. Thị trường tiêu thụ cần phải có sự ổn định lâu dài. Chính vì vậy, UBND huyện cần không ngừng tìm kiếm các thị trường tiêu thụ nông - lâm sản để thu mua sản phẩm cho người dân. Đó là điều kiện để kích thích việc lưu thông hàng hoá, khuyến khích người dân tham gia tích cực vào sản xuất, khẳng định và nâng cao hiệu quả của công tác giao đất khoán rừng.

- Giải pháp về cơ sở hạ tầng: Một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho sản xuất ở địa phương chậm phát triển là do giao thông đi lại khó khăn, cần phải tranh thủ và kết hợp các nguồn vốn đầu tư từ các dự án trong và ngoài nước với sự huy động các nguồn lực trong nhân dân để đầu tư xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi… phục vụ sản xuất nâng cao đời sống của nhân dân.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu về công tác giao đất lâm nghiệp tại 3 xã nghiên cứu nói riêng và trên địa bàn toàn huyện nói chung, tôi rút ra một số kết luận như sau:

1. Huyện Cao Lộc là huyện miền núi nằm phía bắc tỉnh Lạng Sơn, tài nguyên đất đai phong phú, đa dạng, nguồn lao động dồi dào, đó là những điều kiện thuận lợi để phát triển lâm nghiệp.

2. Tính đến hết năm 2010:

- Toàn huyện đã giao 32.232ha đất lâm nghiệp, trong đó có 22.378ha đã được cấp GCNQSDĐ với tổng số giấy là 20.034 giấy.

- Quỹ đất lâm nghiệp được đưa vào sử dụng tính chung cho cả 3 xã tăng thêm 24,63%.

- Tỷ lệ diện tích đất chưa sử dụng giảm từ 22,48% năm 1995 xuống còn 3,62% năm 2010.

3. Hiệu quả của công tác giao đất lâm nghiệp: - Hiệu quả về mặt kinh tế:

+ Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 145.000 đồng/người/tháng lên 1.032.000 đồng/người/tháng.

+ Sau khi giao đất tỷ lệ hộ có thu nhập khá và trung bình tăng, hộ có thu nhập thấp giảm.

- Hiệu quả về mặt xã hội:

+ Giảm tình trạng tranh chấp đất đai cả về số vụ và tính chất phức tạp: từ 48 vụ năm 1995 xuống còn 16 vụ năm 2010.

+ Số hộ sử dụng sai mục đích giảm từ 67 vụ xuống còn 36 vụ. + 100% số hộ sử dụng hết khả năng lao động chính của gia đình.

- Hiệu quả về mặt môi trường: Tăng độ che phủ rừng của toàn huyện từ 14% năm 1995 lên 51,5% năm 2010.

4. Công tác giao đất nói chung và giao đất lâm nghiệp nói riêng trên địa bàn huyện được thực hiện từ những năm 1993, tuy nhiên đến nay công tác cấp GCNQSD đất lâm nghiệp chậm, nhận thức của một số người dân còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả công tác giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1995 đến 2010 (Trang 95 - 98)