Hiệu quả công tác giao đất lâm nghiệp tại tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả công tác giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1995 đến 2010 (Trang 36 - 38)

4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

1.4.2.Hiệu quả công tác giao đất lâm nghiệp tại tỉnh Lạng Sơn

Dưới sự chỉ đạo của tỉnh, sự quan tâm đầu tư về kinh phí của Nhà nước, các hoạt động sản xuất lâm nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực trong công tác trồng rừng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, giao đất khoán rừng và chế biến lâm sản… đem lại hiệu quả kinh tế không nhỏ cho địa phương.

* Giao khoán đất rừng

Tính đến ngày 31/12/2005 diện tích đất lâm nghiệp đã giao được 525.728,7ha (sổ xanh), đã chuyển sang sổ đỏ được 201.551ha, trong đó hộ gia đình là 180.887ha, tổ chức là 20.664ha.

Từ diện tích giao khoán, các hộ gia đình đã tạo thêm được diện tích rừng đáng kể thông qua công tác trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng theo các dự án.

* Công tác trồng rừng

Những năm qua công tác trồng rừng ở Lạng Sơn luôn được quan tâm đầu tư bằng các nguồn vốn chương trình 327, 661, dự án trồng rừng Việt - Đức, dự án PAM, dự án định canh định cư, dự án trồng rừng nguyên liệu,… đã làm cho diện tích rừng trồng tăng nhanh. Cụ thể từ năm 1999 đến năm 2006 tổng diện tích rừng trồng toàn tỉnh của tất cả các dự án là 96.072ha.

- Trồng rừng: 21.626ha, vốn đầu tư 42.213,5 triệu đồng.

- Chăm sóc rừng trồng: 56.139ha, vốn đầu tư 18.581,6 triệu đồng. - Bảo vệ rừng: 157.554ha, vốn đầu tư 7.954,8 triệu đồng.

- Khoanh nuôi rừng: 48.042ha, vốn đầu tư 2.825,9 triệu đồng.

* Công tác bảo vệ rừng

Tổng diện tích đã đưa vào bảo vệ là 91.578ha. Lực lượng kiểm lâm tỉnh đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý và bảo vệ rừng song rừng vẫn bị chặt phá ở nhiều nơi và tình trạng cháy rừng vẫn còn xảy ra, nguyên nhân là do địa bàn rộng và phức tạp, lực lượng kiểm lâm lại mỏng, vốn đầu tư cho bảo vệ rừng còn thấp nên chưa thực sự khuyến khích được người dân tham gia vào công tác bảo vệ rừng.

* Khai thác lâm sản

- Bình quân mỗi năm khai thác khoảng 65.000 m3 gỗ. - Tre nứa: 2,5 triệu cây/năm.

- Nhựa thông: 750 tấn/năm. - Hoa hồi: 6.000 tấn [25].

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu: Các chính sách đất đai, đặc biệt là các văn bản pháp luật về chính sách giao đất lâm nghiệp được thực thi trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.

- Phạm vi nghiên cứu: Điều tra tình hình quản lý, sử dụng đất và đời sống của các nông hộ sau khi được giao đất lâm nghiệp tại 3 xã của huyện là: Cao Lâu, Xuất Lễ và Thạch Đạn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả công tác giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1995 đến 2010 (Trang 36 - 38)