4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
3.1.1.5. Thực trạng môi trường
Những năm trước đây rừng bị tàn phá làm cho đất trống đồi trọc tăng lên, diện tích rừng bị thu hẹp, độ che phủ thấp, đó là một cảnh báo về sự suy
thoái tài nguyên. Trong tương lai cần phải có biện pháp tích cực trong việc trồng rừng, phủ xanh đất trống để đảm bảo độ an toàn sinh thái.
Mặt khác với tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá như hiện nay Cao Lộc cũng cần có những công trình cấp thoát nước và xử lý chất thải rắn, đồng thời phải quan tâm đến vấn đề nước sạch nông thôn để đảm bảo nước sạch hài hoà.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế
Những năm qua, nền kinh tế của huyện có bước tăng trưởng khá, giá trị sản xuất các ngành kinh tế (tính theo giá thực tế) tăng từ 1.321,673 triệu đồng năm 1995 lên 873.480,8 triệu đồng năm 2010; tốc độ GDP bình quân tăng từ 10,5% năm 1995 lên 11,39% năm 2010; GDP đầu người tăng từ 1,8 triệu đồng năm 1995 lên 11,95 triệu đồng năm 2010.
So sánh sự phát triển kinh tế thời kỳ 1995 - 2010 cho thấy nền kinh tế của huyện đã có bước tăng trưởng và phát triển đúng hướng nhất là trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng của nhóm ngành nông nghiệp từ 58,06% năm 1995 xuống còn 25,87% năm 2010; tăng tỷ trọng của các nhóm ngành công nghiệp - xây dựng từ 8,78% năm 1995 lên 26,68% năm 2010 và dịch vụ từ 33,16% năm 1995 lên 45,45%.
3.1.2.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng
* Giao thông
Cao Lộc là huyện có đường giao thông tương đối thuận tiện, giao thông vận tải trên địa bàn huyện được đầu tư phát triển tương đối mạnh cả về đường bộ và đường sắt. Trên địa bàn huyện có 5 tuyến quốc lộ, 6 tuyến tỉnh lộ và các hệ thống đường trục xã, đường nông thôn. Hệ thống đường sắt gồm có đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng; Yên Trạch - Na Dương
Đây là các tuyến đường giao thông quan trọng giúp huyện Cao Lộc có khả năng giao lưu thuận lợi với các địa phương trong và ngoài nước. Tuy nhiên do địa hình miền núi cao dốc, mặt đường còn hẹp, chất lượng xấu, gây khó khăn cho việc đi lại của nhân dân nhất là vào mùa mưa.
* Thuỷ lợi
Nhiều công trình thuỷ lợi do xây dựng từ lâu, nay đã bị xuống cấp; số lượng công trình thuỷ lợi ít, chất lượng kém nên tỷ lệ diện tích được tưới so với tổng diện tích gieo trồng còn thấp. Đây là một hạn chế lớn đến khả năng thâm canh tăng vụ trong nông nghiệp.
* Hệ thống điện, bưu chính viễn thông
Hệ thống điện lưới quốc gia đã được đầu tư nâng cấp và mở rộng tới các xã. Hiện nay 100% xã, thị trấn đã được sử dụng điện lưới quốc gia. Ngoài ra còn có trên 300 máy phát điện nhỏ do dân đầu tư ở các thôn bản, vùng sâu, vùng xa có nguồn nước thuận tiện, góp phần đưa tỷ lệ hộ dùng điện toàn huyện đạt trên 99,1%.
Thông tin liên lạc ngày càng được mở rộng phục vụ tốt nhu cầu xã hội. Mạng lưới bưu chính viễn thông được củng cố và phát triển đảm bảo thông tin liên lạc kịp thời thông suốt đáp ứng cho công tác lãnh đạo và nhu cầu của nhân dân.
3.1.2.3. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội
* Công tác giáo dục và đào tạo
Chất lượng giáo dục đạt kết quả khá cao, 23/23 xã thị trấn hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học - xóa mù chữ, huyện đã được công nhận phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi; 12/23 xã, thị trấn hoàn thành phổ cập Trung học cơ sở; có 8 trường đạt chuẩn quốc gia.
Tuy đã đạt được những kết quả tích cực trong thời gian qua song công tác giáo dục đào tạo vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển trong tương lai, chất lượng giáo dục còn thấp, tỷ lệ học sinh khá giỏi ở các cấp chưa nhiều, số học sinh thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học còn ít, vì vậy đòi hỏi phải có sự quan tâm hơn nữa của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương trong công tác giáo dục - đào tạo.
* Công tác y tế chăm sóc sức khoẻ nhân dân
Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố, đến nay 100% xã thị trấn có Trạm Y tế khám chữa bệnh thông thường cho nhân dân, có 18/23 xã thị trấn đạt chuẩn quốc gia y tế xã. Hoạt động của ngành y tế đã đóng góp tích cực cho các chương
trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng như: Tiêm chủng mở rộng, chống suy dinh dưỡng trẻ em, phòng chống HIV, chống lao, sốt rét… đồng thời cũng góp phần thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình của huyện.
* Về hoạt động văn hoá thông tin, thể dục thể thao
Các hoạt động văn hoá thông tin, thể dục thể thao được duy trì phát triển. Hàng năm tổ chức lễ hội truyền thống mang bản sắc dân tộc đảm bảo vui tươi lành mạnh, an toàn và tiết kiệm.
Phong trào hoạt động thể dục thể thao quần chúng đang được diễn ra sôi động, tuy nhiên các công trình văn hoá thể thao còn rất hạn chế. Nhà văn hoá, sân vận động, vườn hoa công viên chỉ có ở 2 thị trấn, ở các xã vùng nông thôn chưa được đầu tư xây dựng. Tồn tại của công tác văn hoá thông tin, thể thao là hoạt động chưa thường xuyên và rộng khắp, chưa khai thác được tiềm năng của các địa phương và bản sắc văn hoá dân tộc.
3.1.2.4. Tình hình dân số, lao động
* Dân số
Kết quả cuộc tổng điều tra dân số toàn huyện Cao Lộc năm 2010 có 74.588 người trong đó dân thành thị 14.592 người, dân số nông thôn 59.996 người, trong đó nữ là 37.528 người. Mật độ dân cư trung bình là 117 người/km2
.
Thành phần dân tộc trên địa bàn huyện bao gồm: Nùng chiếm 58,02%, Tày chiếm 30,33%, Kinh chiếm 8,15%, các dân tộc khác là 3,5% tổng dân số. Dân cư phân bố không đều giữa các địa phương trong huyện, mật độ dân cư cao nhất là thị trấn Cao Lộc và thị trấn Đồng Đăng, ở các xã vùng cao và biên giới mật độ dân cư thấp, đời sống còn khó khăn.
* Lao động
Đến năm 2010, số người trong độ tuổi lao động là 49.547 người chiếm 66,43% dân số; trong đó số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 40.293 người, số lao động cần giải quyết việc làm là 9.254 người chiếm 18,68,% tổng số lao động hiện có.
Lực lượng lao động ở khu vực nông thôn, nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn (77,42%) vì vậy vẫn còn nhiều lao động thiếu công ăn việc làm lúc thời
vụ nông nhàn. Trình độ lao động nhìn chung còn thấp kém, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo lên đến 92,33%; lao động tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng là 1,39%; lao động trình độ trung cấp chiếm 3,63%; công nhân kỹ thuật chiếm 2,65%.
3.1.3. Sơ lược tình hình quản lý đất đai của huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn
Sau khi Luật Đất đai năm 1993 ra đời, dưới sự chỉ đạo của UBND huyện Cao Lộc và được sự giúp đỡ của Sở Địa chính (nay là Sở Tài nguyên Môi trường), Phòng Tài nguyên Môi trường đã thực hiện tốt chức năng giúp UBND huyện quản lý quỹ đất theo các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, trực tiếp chỉ đạo công tác địa chính cho 23 xã thị trấn trong huyện. Nhờ vậy, công tác quản lý đất đai đang dần đi vào nề nếp, hệ thống sổ sách hồ sơ địa chính đang từng bước hoàn thiện và lưu giữ tốt hơn. Tuy nhiên do trình độ chuyên môn còn hạn chế, cơ sở vật chất thiếu thốn, vốn đầu tư hạn hẹp nên việc triển khai công tác quản lý đất đai còn gặp nhiều khó khăn.
* Về đo đạc, lập bản đồ địa chính
Về địa giới hành chính đã xác định theo bản đồ 364, các điểm mốc giới đã được hoạch định rõ ràng kể cả các cột mốc biên giới quốc gia.
Về công tác đo đạc lập bản đồ địa chính: hiện đã có 10/23 xã, thị trấn có bản đồ địa chính, các xã còn lại đang tiến hành đo đạc lập bản đồ địa chính.
* Lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai
Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đang được triển khai lập phương án quy hoạch đến năm 2020. Thị trấn Cao Lộc và thị trấn Đồng Đăng đang thực hiện lập quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, hiện nay quy hoạch sử dụng đất trên toàn bộ 23 xã thị trấn trong toàn huyện đến năm 2020 đã và đang được triển khai nhằm đưa công tác quản lý đất đai theo đúng quy hoạch, kế hoạch và pháp luật để quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả. Việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm cơ bản đã thực hiện theo đúng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.
Thực hiện Chỉ thị số 245/TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBND huyện đã tiến hành thủ tục thu hồi đất, giao đất cho các tổ chức và cá nhân tham gia sử dụng đất trên địa bàn huyện.
* Thực hiện cơ chế một cửa trong lĩnh vực đất đai
Công tác cấp GCNQSD đất được thực hiện theo cơ chế “một cửa” được thực hiện và đi vào chiều sâu, đạt được những kết quả đáng kể và được đông đảo người dân đồng tình ủng hộ thể hiện trên các mặt sau:
- Mang lại sự thuận tiện cho người dân, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại. - Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ, tạo thuận lợi cho người dân. Mọi việc luân chuyển hồ sơ từ UBND xã, thị trấn đến bộ phận “Một cửa” của huyện đều do cán bộ của “Bộ phận một cửa” của xã, thị trấn đảm nhiệm, chính vì lẽ đó đã tạo ra một diện mạo mới trong lĩnh vực đất đai phục vụ nhân dân, tạo cho người dân yên tâm trong việc giải quyết những quyền lợi chính đáng của gia đình mình.
- Thủ tục hành chính được quy định trong cơ chế này rõ ràng, đơn giản, đúng pháp luật; cụ thể về thẩm quyền, thời gian thực hiện của mỗi cấp hành chính nên hồ sơ khi thụ lý được UBND xã, thị trấn và các cơ quan hành chính cấp huyện giải quyết một cách gọn gàng, thuận tiện rút ngắn thời gian giải quyết; đồng thời giúp cho các cấp lãnh đạo các cơ quan dễ dàng trong việc giám sát chặt chẽ tiến độ giải quyết hồ sơ, giúp cho việc giải quyết hồ sơ một cách nhanh chóng, tránh tình trạng yêu cầu người dân phải bổ sung nhiều lần khi hồ sơ có sai sót.
* Công tác thanh tra kiểm tra tình hình quản lý sử dụng đất đai
Dưới sự lãnh đạo của UBND tỉnh và sự tạo điều kiện, hướng dẫn của Sở Tài nguyên Môi trường, huyện Cao Lộc đã tiến hành lập các đoàn thanh tra để kiểm tra các đơn vị cá nhân, tổ chức tham gia sử dụng đất trên địa bàn huyện, tuy nhiên công tác này chưa được tiến hành thường xuyên.
* Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo
Đơn thư khiếu nại diễn ra phổ biến, nhất là từ khi thay đổi cơ chế quản lý nông nghiệp, ruộng đất được trả lại theo nguồn gốc của ông cha. Đa số các đơn thư khiếu nại tập trung vào các dạng như đòi lại đất ông cha, thu hồi đất
nhưng chưa đền bù thoả đáng, hoặc tranh chấp đất đai…Việc giải quyết các đơn thư nhìn chung là kịp thời, tuy nhiên cũng do tính phức tạp của vụ việc mà đôi khi giải quyết chưa dứt điển, vẫn còn tình trạng đơn thư vượt cấp.
3.1.4. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2010, huyện Cao Lộc có tổng diện tích đất tự nhiên là 63.427,06ha trong đó hiện trạng sử dụng các nhóm đất được thể hiện ở bảng 3.1 như sau:
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Cao Lộc năm 2010
STT Chỉ tiêu Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 63.427,06 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 52.397,01 82,61
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 7.258,13 13,85
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 45.055,06 85,99 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 33.313,15 73,94 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 11.741,91 26,06 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 0 0 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 83,82 0,16 1.4 Đất làm muối LMU 0 0 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 0 0
2 Đất phi nông nghiệp PNN 3.109,02 4,90
2.1 Đất ở OTC 584,06 18,79
2.2 Đất chuyên dung CDG 1.576,19 50,70
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 6,31 0,20
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 52,07 1,67
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên
dung SMN 887,50 28,55
2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 2,89 0,09
3 Đất chƣa sử dụng CSD 7.921,03 12,49
Cơ cấu (%) Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu sử dụng đất năm 2010 của huyện Cao Lộc
Cơ cấu diện tích các loại đất chính như sau:
- Diện tích đất đang sử dụng là 55.506,03ha, chiếm 87,51% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện. Trong đó:
+ Đất nông nghiệp là 52.397,01ha, chiếm 82,61% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện.
+ Đất phi nông nghiệp là 3.109,02ha, chiếm 4,90% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện.
- Diện tích đất chưa sử dụng là 7.921,03ha, chiếm 12,49% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện.
Có thể nhận thấy nhóm đất nông nghiệp của huyện chiếm tỷ lệ lớn nhất, đây là một thế mạnh của huyện để phát triển ngành nông lâm nghiệp. Là một huyện miền núi nên diện tích đất chưa sử dụng của huyện còn khá lớn, chiếm 12,49% trong đó chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng. Đây là một tiềm năng rất lớn để phát triển ngành lâm nghiệp. Cùng với các chương trình “phủ xanh đất trống đồi núi trọc” của Nhà nước, với tiềm năng đất đai như vậy, trong tương lai diện tích đất trồng rừng của huyện sẽ được tăng lên.
3.1.5. Đánh giá chung tình hình cơ bản của huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn ảnh hưởng đến công tác giao đất lâm nghiệp
Cao Lộc có vị trí địa lý thuận lợi trong giao lưu kinh tế - văn hoá xã hội với các điạ phương trong và ngoài nước, đây là điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế xã hội theo cơ chế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa.
Là huyện miền núi nên nhận thức của người dân (đặc biệt là dân tộc thiểu số ở các xã vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa) vẫn còn thấp, tiếp thu những chính sách, pháp luật của nhà nước về đất đai còn chậm, dẫn đến công tác quản lý sử dụng đất còn gặp một số khó khăn và vướng mắc chưa giải quyết được. Việc sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, điều kiện canh tác, đầu tư thâm canh chưa cao, người dân chưa thực sự áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tổ chức và lao động, xác định cơ cấu cây trồng chưa hợp lý, chưa tung ra thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Diện tích đất sản xuất rất manh mún, ranh giới giữa các hộ chưa xác định cụ thể dẫn đến một số trường hợp xảy xảy ra tranh chấp. Nguyên nhân chính là do hệ thống bản đồ còn nhiều bất cập, một số cán bộ còn yếu về kiến thức chuyên môn, cơ sở vật chất, kỹ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu.... Diện tích rừng tự nhiên tuy không lớn nhưng phân bố rộng do đó việc quản lý bảo vệ rừng còn gặp nhiều khó khăn.
Từ những thực trạng trên có thể thấy việc giao đất, giao rừng là một việc làm vô cùng cần thiết để có thể khai thác sử dụng hợp lý, triệt để, có hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn huyện Cao Lộc.
3.2. THƢ̣C TRẠNG CÔNG TÁC GIAO, QUẢN LÝ VÀ SƢ̉ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP TẠI HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN
3.2.1. Kết quả giao đất lâm nghiệp của toàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn