4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
3.1.3. Sơ lược tình hình quản lýđất đai của huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn
Sau khi Luật Đất đai năm 1993 ra đời, dưới sự chỉ đạo của UBND huyện Cao Lộc và được sự giúp đỡ của Sở Địa chính (nay là Sở Tài nguyên Môi trường), Phòng Tài nguyên Môi trường đã thực hiện tốt chức năng giúp UBND huyện quản lý quỹ đất theo các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, trực tiếp chỉ đạo công tác địa chính cho 23 xã thị trấn trong huyện. Nhờ vậy, công tác quản lý đất đai đang dần đi vào nề nếp, hệ thống sổ sách hồ sơ địa chính đang từng bước hoàn thiện và lưu giữ tốt hơn. Tuy nhiên do trình độ chuyên môn còn hạn chế, cơ sở vật chất thiếu thốn, vốn đầu tư hạn hẹp nên việc triển khai công tác quản lý đất đai còn gặp nhiều khó khăn.
* Về đo đạc, lập bản đồ địa chính
Về địa giới hành chính đã xác định theo bản đồ 364, các điểm mốc giới đã được hoạch định rõ ràng kể cả các cột mốc biên giới quốc gia.
Về công tác đo đạc lập bản đồ địa chính: hiện đã có 10/23 xã, thị trấn có bản đồ địa chính, các xã còn lại đang tiến hành đo đạc lập bản đồ địa chính.
* Lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai
Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đang được triển khai lập phương án quy hoạch đến năm 2020. Thị trấn Cao Lộc và thị trấn Đồng Đăng đang thực hiện lập quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, hiện nay quy hoạch sử dụng đất trên toàn bộ 23 xã thị trấn trong toàn huyện đến năm 2020 đã và đang được triển khai nhằm đưa công tác quản lý đất đai theo đúng quy hoạch, kế hoạch và pháp luật để quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả. Việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm cơ bản đã thực hiện theo đúng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.
Thực hiện Chỉ thị số 245/TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBND huyện đã tiến hành thủ tục thu hồi đất, giao đất cho các tổ chức và cá nhân tham gia sử dụng đất trên địa bàn huyện.
* Thực hiện cơ chế một cửa trong lĩnh vực đất đai
Công tác cấp GCNQSD đất được thực hiện theo cơ chế “một cửa” được thực hiện và đi vào chiều sâu, đạt được những kết quả đáng kể và được đông đảo người dân đồng tình ủng hộ thể hiện trên các mặt sau:
- Mang lại sự thuận tiện cho người dân, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại. - Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ, tạo thuận lợi cho người dân. Mọi việc luân chuyển hồ sơ từ UBND xã, thị trấn đến bộ phận “Một cửa” của huyện đều do cán bộ của “Bộ phận một cửa” của xã, thị trấn đảm nhiệm, chính vì lẽ đó đã tạo ra một diện mạo mới trong lĩnh vực đất đai phục vụ nhân dân, tạo cho người dân yên tâm trong việc giải quyết những quyền lợi chính đáng của gia đình mình.
- Thủ tục hành chính được quy định trong cơ chế này rõ ràng, đơn giản, đúng pháp luật; cụ thể về thẩm quyền, thời gian thực hiện của mỗi cấp hành chính nên hồ sơ khi thụ lý được UBND xã, thị trấn và các cơ quan hành chính cấp huyện giải quyết một cách gọn gàng, thuận tiện rút ngắn thời gian giải quyết; đồng thời giúp cho các cấp lãnh đạo các cơ quan dễ dàng trong việc giám sát chặt chẽ tiến độ giải quyết hồ sơ, giúp cho việc giải quyết hồ sơ một cách nhanh chóng, tránh tình trạng yêu cầu người dân phải bổ sung nhiều lần khi hồ sơ có sai sót.
* Công tác thanh tra kiểm tra tình hình quản lý sử dụng đất đai
Dưới sự lãnh đạo của UBND tỉnh và sự tạo điều kiện, hướng dẫn của Sở Tài nguyên Môi trường, huyện Cao Lộc đã tiến hành lập các đoàn thanh tra để kiểm tra các đơn vị cá nhân, tổ chức tham gia sử dụng đất trên địa bàn huyện, tuy nhiên công tác này chưa được tiến hành thường xuyên.
* Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo
Đơn thư khiếu nại diễn ra phổ biến, nhất là từ khi thay đổi cơ chế quản lý nông nghiệp, ruộng đất được trả lại theo nguồn gốc của ông cha. Đa số các đơn thư khiếu nại tập trung vào các dạng như đòi lại đất ông cha, thu hồi đất
nhưng chưa đền bù thoả đáng, hoặc tranh chấp đất đai…Việc giải quyết các đơn thư nhìn chung là kịp thời, tuy nhiên cũng do tính phức tạp của vụ việc mà đôi khi giải quyết chưa dứt điển, vẫn còn tình trạng đơn thư vượt cấp.