4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
3.3.2.4. Nâng cao khả năng liên kết sản xuất nông, lâm nghiệp, cũng cố mối quan hệ
mối quan hệ đoàn kết cộng đồng, kích thích ý thức làm giàu của người dân
Qua thực tế đã chứng minh cho thấy sự liên kết để sản xuất nông, lâm nghiệp có vai trò to lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn. Qua điều tra các hộ gia đình ở 3 xã cho thấy sau khi giao đất mối quan hệ đoàn kết cộng đồng của bà con nhân dân vốn có truyền thống tốt đẹp nay lại càng tốt đẹp hơn, tình làng nghĩa xóm ngày càng gắn bó. Các gia đình giúp nhau sản xuất nông, lâm nghiệp, hỗ trợ vốn, khoa học kỹ thuật, giống cây trồng vật nuôi cho nhau cùng phát triển. Bên cạnh đó các gia đình có sự liên kết để hợp tác kinh doanh sản xuất, nông sản bán ra có sự thống nhất về giá cả đầu ra, hoặc các sản phẩm được tập hợp lại để bán.
Qua điều tra 300 hộ gia đình cho thấy:
- Trong sản xuất có 267 hộ được hỏi cho biết họ có đổi công cho nhau để cùng thu hoạch đồng ruộng vào những ngày mùa.
- Có 26 hộ trả lời có đổi đất cho nhau để thuận tiện hơn trong sản xuất. - Có 7 hộ trả lời họ có góp đất cùng nhau để xây dựng các trang trại. Mâu thuẫn giữa các gia đình hoặc trong gia đình giảm dần. Bên cạnh đó chính sách giao đất đã kích thích ý thức làm giàu chính đáng của người dân trên chính mảnh đất được giao, tăng khả năng huy động nguồn lực sẵn có của địa phương cho phát triển kinh tế xã hội.
3.3.2.5. Hiệu quả của chính sách giao đất, giao rừng trong việc duy trì các phong tục tập quán và bản sắc dân tộc, cùng với việc đẩy lùi các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan, tiến tới xây dựng gia đình và làng xóm văn hoá
Giao đất đến từng hộ gia đình, cá nhân đã thúc đẩy người dân tham gia sản xuất nhằm nâng cao đời sống của mình, từ đó yên tâm đầu tư vào học tập nâng cao trình độ. Chính sách giao đất có tác dụng tích cực đến việc giáo dục và nâng cao nhận thức của tầng lớp thanh thiếu niên, trong việc tránh xa các tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm, cờ bạc, rượu chè...). Từng bước đẩy lùi được các
phong tục lạc hậu trong đời sống nhân dân, đặc biệt là bà con dân tộc miền núi. Các phong tục lạc hậu như: phong tục đốt nương làm rẫy, phong tục bắt ma cho người ốm, phong tục để người đã mất lâu ngày ở trong nhà...
Để đánh giá được trình độ dân trí, tôi tiến hành điều tra số xã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học - xoá mù chữ và phổ cập THCS trên địa bàn huyện (gồm 23 xã, thị trấn), kết quả như sau:
Bảng 3.19. Số xã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học – xoá mù chữ và phổ cập THCS trên địa bàn huyện
Chỉ tiêu 1995 2000 2005 2010 Phổ cập giáo dục tiểu học – xoá mù chữ 2 19 23 23 Phổ cập trung học cơ sở 0 1 12 12
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Trong những năm qua, các cấp chính quyền luôn quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người dân để từng bước nâng cao đời sống. Song song với đó, tạo mọi điều kiện thuận lợi nâng cao dân trí, xem đây là chìa khoá phát triển cuộc sống trong cộng đồng các dân tộc một cách bền vững. Năm 1995 mới chỉ có 2/23 xã, thị trấn hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ thì đến năm 2010 toàn bộ 23/23 xã, thị trấn hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ và có 12 xã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở.
Qua điều tra phỏng vấn Cán bộ văn hoá xã hội chúng tôi nhận thấy số hộ gia đình đạt chuẩn gia đình văn hoá ở các xã năm 2010 tăng lên 35% so với năm 1995, số xóm làng văn hoá năm 2010 tăng lên 7% so với năm 1995.
3.3.3. Hiệu quả của công tác giao đất lâm nghiệp tại huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đến môi trường sinh thái
3.3.3.1. Một số mô hình trồng rừng trên địa bàn huyện
- Rừng sản xuất: có diện tích 33.328,41 ha, phát triển trên địa hình cao.
Huyện Cao Lộc phù hợp để trồng các loại cây chủ yếu là Thông Mã Vĩ, Keo, Bạch Đàn, Hồi và một số cây sa mộc. Có thể trồng theo hình thức trồng thuần Thông, thuần Keo, thuần Bạch Đàn, thuần Hồi hoặc trồng hỗn giao Thông với Bạch Đàn, Thông với Keo, Thông với Hồi, Thông với Lát, Keo với Bạch Đàn.
Thông rất thích hợp với điều kiện tự nhiên của huyện và cho hiệu quả kinh tế cao hơn các loại cây trồng khác. Các sản phẩm được khai thác từ các loại rừng trên như gỗ (gỗ mỏ, gỗ làm ván ép), củi, tre, luồng, vầu, nhựa thông, măng tươi, hoa hồi, trẩu, sở, trám các loại, mật ong, mộc nhĩ, cây dược liệu, cây rau, cây gia vị… được tiêu thụ chủ yếu ở Trung Quốc, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Quảng Ninh và một số địa phương khác.
- Rừng phòng hộ: có diện tích 11.745,99 ha, trồng trên địa hình cao. Các cây trồng chủ yếu trong LUT này là Thông Mã Vĩ, Keo, Hồi được trồng theo hình thức trồng thuần hoặc hỗn giao nhằm mục đích cải tạo đất, ngăn lũ, chống rửa trôi, xói mòn đất, bảo vệ môi trường.
3.3.3.2. Hiệu quả môi trường thu được từ việc giao đất trồng rừng
* Giá trị cung cấp dinh dưỡng, cải tạo độ phì của đất
Rừng và đất có mối quan hệ hữu cơ rất chặt chẽ. Đất cung cấp dinh dưỡng cho cây rừng phát triển; ngược lại trong quá trình sinh trưởng và phát triển, rừng trả lại cho đất một lượng dinh dưỡng đáng kể thông qua lượng dinh dưỡng trong thảm mục. Do vậy độ phì của đất có vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của thực vật nói chung và của rừng trồng nói riêng.
* Tác dụng làm giảm xói mòn, điều tiết dòng chảy và hạn chế lũ lụt
Trồng rừng góp phần làm tăng độ ẩm cho đất, chống xói mòn cho đất rừng. Đặc biệt việc trồng xen các loại cây đã thay thế tầng cây bụi và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Nó không chỉ giữ ẩm, bổ sung đạm cho đất mà còn giảm sự tác động của nước mưa xuống mặt đất, ngăn chặn dòng chảy chống xói mòn.
Hình 3.6. Rừng thông mã vĩ ở xã Thạch Đạn và xã Xuất Lễ
Hiệu quả về môi trường sinh thái mà các mô hình trồng rừng đem lại là rất lớn:
- Mô hình Hồi trồng xen Chè: việc trồng Chè đã thay thế tầng cây bụi giữ ẩm cho rừng Hồi. Trồng Chè vừa cho thu nhập, vừa tạo độ ẩm tốt, các băng Chè được trồng trên đường đồng mức có tác dụng chống xói mòn. Bên cạnh trồng xen Chè, một số gia điìn còn trồng thêm một số hàng Cốt khí để tăng thêm lượng đạm. Sự tác động qua lại giữa Hồi – Chè - Cốt khí tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh, thống nhất. Cây Hồi tạo tán cho Chè, đảm bảo cho Chè có độ chiếu sang trung bình. Ngược lại, Chè và Cốt khí tạo tầng cây bụi giữ ẩm, bổ sung đạm cho Hồi, giảm sự tác động của nước mưa xuống mặt đất, ngăn chặn dòng chảy chống xói mòn.
- Mô hình rừng trồng Bạch đàn: Bạch đàn là cây dễ trồng, sinh trưởng nhanh, sớm khép tán, do vậy độ che phủ cao, bảo vệ mặt đất, ngăn chặn dòng chảy bề mặt, chống xói mòn cho đất rừng.
Công tác chăm sóc và bảo vệ rừng luôn được quan tâm, số vụ cháy rừng là 3 vụ năm 1995 đến năm 2010 không còn vụ cháy rừng nào xảy ra. Độ che phủ rừng bình quân của 3 xã điều tra tăng từ 13,9% (năm 1995) lên 52% (năm 2010), độ che phủ rừng đối với toàn huyện tăng từ 14% (năm 1995) lên 51,5% năm 2010. Chi tiết cụ thể được thể hiện trong bảng 3.20 như sau:
Bảng 3.20. So sánh một số chỉ tiêu về bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái
Chỉ tiêu điều tra
Tổng số Cao Lâu Xuất Lễ Thạch Đạn
1995 2010 So sánh tăng (+), giảm (-) 1995 2010 1995 2010 1995 2010 1.Số vụ cháy rừng (vụ) 3 0 - 3 1 0 1 0 1 0 2. Độ che phủ rừng (%) 13,9 52 + 38,1 13,9 51,4 14,5 52,6 13,3 51,9 3. Độ che phủ rừng toàn huyện (%)
14 51,5 + 37,5 (tính chung cho toàn huyện)
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Hình 3.7. Rừng hỗn giao tại xã Cao Lâu
* Tác dụng điều hoà khí hậu
Rừng có tác dụng điều hoà khí hậu thông qua việc làm giảm đáng kể lượng nhiệt chiếu từ mặt trời xuống bề mặt trái đất do che phủ của tán rừng là rất lớn so với các loại hình sử dụng đất khác, đặc biệt là vai trò hết sức quan trọng của rừng trong việc duy trì chu trình cácbon trên trái đất mà nhờ đó nó có tác dụng trực tiếp đến sự biến đổi của khí hậu toàn cầu (sự gia tăng đáng kể nồng độ các khí nhà kính (KNK) mà chủ yếu là các khí CO2 trong khí quyển là nguyên nhân gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu).
Bảng 3.21. Sự biến đổi của khí hậu trong vòng 15 năm Chỉ tiêu 1995 2000 2005 2010 Nhiệt độ (0 C) 22 21 22,4 21 Lượng mưa (mm) 1.235 1.392 1.228 1.320 Độ ẩm không khí (%) 80 82 80 85
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Qua bảng 3.21 thấy rằng các chỉ tiêu về nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm không khí không có sự biến đổi nhiều, do làm tốt công tác trồng và bảo vệ rừng, tăng độ che phủ rừng của toàn huyện do đó khí khậu của huyện về cơ bản không bị ảnh hưởng bởi hiện tượng biến đổi khí hậu hiện nay.
Hiện Lạng Sơn đang triển khai kế hoạch “Nâng cao nhận thức về ứng phó với biến đổi khí hậu và xây dựng thực hiện dự án cơ chế phát triển sạch”. Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu được tuyên truyền đến cộng đồng dân cư nhằm nâng cao nhận thức của người dân về ứng phó với biến đổi khí hậu trên tất cả các lĩnh vực, nhất là trong việc bảo vệ môi trường sinh thái.
3.3.4. Ý kiến của người dân về chính sách giao đất lâm nghiệp
3.3.4.1. Quy định về hạn mức giao đất
Trong thực tế việc quy định hạn mức về diện tích và thời gian giao đất, giao rừng là một chủ trương đúng, rất cần thiết. Nhằm đảm bảo sự công bằng cho các đối tượng sử dụng đất, bên cạnh đó thể hiện được vai trò định hướng của Nhà nước trong việc phân chia quản lý, sử dụng đất trước mắt và lâu dài. Tuy nhiên, vấn đề quy định hạn mức như thế nào cho hợp lý phù hợp với từng đối tượng và điều kiện thực tế từng địa phương là điều cần nghiên cứu.
Qua điều tra 300 hộ gia đình, có 135 hộ (chiếm 45 %) muốn nhận thêm đất để sản xuất, nhằm tăng thu nhập và giải quyết lao động trong gia đình. Đặc biệt có một số hộ có nhu cầu nhận thêm đất với diện tích lớn nhưng gặp nhiều khó khăn bởi quy định mức hạn mức giao đất. Do đó, khi muốn nhận thêm đất phải chuyển sang hình thức thuê đất, thì họ không an tâm đầu tư phát triển sản
xuất. Mặt khác một số hộ muốn nhận thêm đất là vì trước đây (sau khi giao) họ đã bán đất, nhưng nay do việc trồng thông mang lại hiệu quả kinh tế cao, họ lại muốn nhận thêm đất để sản xuất.
3.3.4.2. Các quyền lợi của người sử dụng đất sau khi nhận đất
Sau khi thực hiện chính sách giao đất, giao rừng 100% hộ gia đình điều tra ở 3 xã đều cho rằng các quyền của người sử dụng đất được bảo đảm hơn.
- Về quyền chuyển đổi: Chuyển đổi quyền sử dụng đất là hình thức đơn giản nhất trong sử dụng đất, quan hệ chuyển đổi quyền sử dụng đất ở các xã điều tra chủ yếu là chuyển đổi đất nông nghiệp để thuận canh, thuận cư, khắc phục tình trạng manh mún phân tán đất đai, ảnh hưởng đến quá trình tổ chức sản xuất của hộ gia đình, gây khó khăn trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực hiện thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
- Về quyền chuyển nhượng: Qua phỏng vấn 300 hộ gia đình ở 3 xã điều tra, thì đa số các hộ gia đình cho rằng hiện nay đối với họ chưa có ngành nghề nào đảm bảo cuộc sống ổn định hơn nghề sản xuất nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, hầu hết các hộ gia đình đều cho biết quyền chuyển nhượng đất vẫn được chính quyền địa phương bảo đảm thực hiện nghiêm túc theo tinh thần của luật đất đai. Có 50 hộ chiếm (16,6% số hộ điều tra) đã thực hiện quyền này, trong đó có 10 hộ (20%) đã bán một phần đất, hoặc toàn bộ đất đai, để chuyển sang nghề khác hoặc không có nhu cầu sử dụng đất, hoặc chuyển đi nơi khác; còn lại 40 hộ (chiếm80%) đã mua đất để mở rộng quy mô sản xuất, giải quyết việc làm cho lao động trong gia đình.
- Về quyền thế chấp vay vốn: Luật đất đai năm 2003 cho phép những hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất được thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng để vay vốn theo quy định.
Qua điều tra tại địa bàn các xã tôi nhận thấy quyền lợi về thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng, của các hộ gia đình được các cấp
chính quyền bảo đảm thực hiện tốt. Có 169/300 hộ (chiếm 56,33% số hộ điều tra) đã thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cao Lộc nhằm mục đích đầu tư cho sản xuất nông, lâm nghiệp. Còn lại 131/300 hộ (chiếm 43,67%) không có nhu cầu vay vốn, vì họ đã có đủ vốn để đầu tư sản xuất hoặc ngại làm thủ tục vay vốn, hoặc quy mô sản xuất nhỏ.
- Quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất để hợp tác kinh doanh: mặc dù được pháp luật thừa nhận, nhưng các hộ gia đình điều tra ở 3 xã chưa có sự thực hiện, bên cạnh đó quyền này được đánh giá ít có ảnh hưởng đến quá trình đầu tư phát triển sản xuất của nông hộ trong điều kiện hiện nay.
3.3.4.3. Tình hình hỗ trợ sản xuất cho nông hộ sau khi nhận đất
Sau khi giao đất các địa phương đã có các chính sách cụ thể để hỗ trợ cho người dân phát triển sản xuất như: Chính sách ưu đãi vay vốn phát triển sản xuất của ngân hàng chính sách xã hội, chương trình kết hợp của các địa phương với Nhà máy đường để tổ chức tập huấn khoa học kỹ thuật, hỗ trợ phân bón, giống cây trồng vật nuôi, thu mua sản phẩm đầu ra cho nhân dân... Khi được hỏi về vấn đề này thì 281 hộ gia đình (93,67%) cho biết họ có nhận được sự hỗ trợ của các chương trình trên, bước đầu đã mang lại hiệu quả rất lớn trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, sự hỗ trợ còn dàn trải, không thường xuyên và đồng bộ. Mặt khác chính sách đầu tư đảm bảo đời sống cho người dân làm nghề rừng hiện tại chưa có, nên các gia đình này gặp nhiều khó khăn, vì họ không đủ đất để sản xuất lương thực hoặc trồng cây nhanh cho sản phẩm phục vụ nhu cầu trước mắt.
3.4. TỒN TẠI, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TẠI GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TẠI HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN
3.4.1. Tồn tại chính trong công tác giao đất lâm nghiệp
3.4.1.1. Những tồn tại về phía cơ quan quản lý Nhà nước
Giao đất, giao rừng là một chủ trương đúng của Đảng và Nhà nước ta, nhằm gắn đất đai với người sử dụng đất. Từ đó, Nhà nước có cơ sở để “nắm chắc - quản chặt” nguồn tài nguyên đất, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, sau khi thực hiện chính sách đã bộc lé một số tồn tại sau:
- Quá trình giao đất, giao rừng mới chỉ thực hiện được giao phần diện tích và vị trí lô đất ở ngoài thực địa cho các hộ gia đình, nhưng chưa xác định