4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
3.1.4. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2010, huyện Cao Lộc có tổng diện tích đất tự nhiên là 63.427,06ha trong đó hiện trạng sử dụng các nhóm đất được thể hiện ở bảng 3.1 như sau:
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Cao Lộc năm 2010
STT Chỉ tiêu Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 63.427,06 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 52.397,01 82,61
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 7.258,13 13,85
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 45.055,06 85,99 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 33.313,15 73,94 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 11.741,91 26,06 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 0 0 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 83,82 0,16 1.4 Đất làm muối LMU 0 0 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 0 0
2 Đất phi nông nghiệp PNN 3.109,02 4,90
2.1 Đất ở OTC 584,06 18,79
2.2 Đất chuyên dung CDG 1.576,19 50,70
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 6,31 0,20
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 52,07 1,67
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên
dung SMN 887,50 28,55
2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 2,89 0,09
3 Đất chƣa sử dụng CSD 7.921,03 12,49
Cơ cấu (%) Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu sử dụng đất năm 2010 của huyện Cao Lộc
Cơ cấu diện tích các loại đất chính như sau:
- Diện tích đất đang sử dụng là 55.506,03ha, chiếm 87,51% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện. Trong đó:
+ Đất nông nghiệp là 52.397,01ha, chiếm 82,61% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện.
+ Đất phi nông nghiệp là 3.109,02ha, chiếm 4,90% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện.
- Diện tích đất chưa sử dụng là 7.921,03ha, chiếm 12,49% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện.
Có thể nhận thấy nhóm đất nông nghiệp của huyện chiếm tỷ lệ lớn nhất, đây là một thế mạnh của huyện để phát triển ngành nông lâm nghiệp. Là một huyện miền núi nên diện tích đất chưa sử dụng của huyện còn khá lớn, chiếm 12,49% trong đó chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng. Đây là một tiềm năng rất lớn để phát triển ngành lâm nghiệp. Cùng với các chương trình “phủ xanh đất trống đồi núi trọc” của Nhà nước, với tiềm năng đất đai như vậy, trong tương lai diện tích đất trồng rừng của huyện sẽ được tăng lên.
3.1.5. Đánh giá chung tình hình cơ bản của huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn ảnh hưởng đến công tác giao đất lâm nghiệp
Cao Lộc có vị trí địa lý thuận lợi trong giao lưu kinh tế - văn hoá xã hội với các điạ phương trong và ngoài nước, đây là điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế xã hội theo cơ chế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa.
Là huyện miền núi nên nhận thức của người dân (đặc biệt là dân tộc thiểu số ở các xã vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa) vẫn còn thấp, tiếp thu những chính sách, pháp luật của nhà nước về đất đai còn chậm, dẫn đến công tác quản lý sử dụng đất còn gặp một số khó khăn và vướng mắc chưa giải quyết được. Việc sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, điều kiện canh tác, đầu tư thâm canh chưa cao, người dân chưa thực sự áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tổ chức và lao động, xác định cơ cấu cây trồng chưa hợp lý, chưa tung ra thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Diện tích đất sản xuất rất manh mún, ranh giới giữa các hộ chưa xác định cụ thể dẫn đến một số trường hợp xảy xảy ra tranh chấp. Nguyên nhân chính là do hệ thống bản đồ còn nhiều bất cập, một số cán bộ còn yếu về kiến thức chuyên môn, cơ sở vật chất, kỹ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu.... Diện tích rừng tự nhiên tuy không lớn nhưng phân bố rộng do đó việc quản lý bảo vệ rừng còn gặp nhiều khó khăn.
Từ những thực trạng trên có thể thấy việc giao đất, giao rừng là một việc làm vô cùng cần thiết để có thể khai thác sử dụng hợp lý, triệt để, có hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn huyện Cao Lộc.
3.2. THƢ̣C TRẠNG CÔNG TÁC GIAO, QUẢN LÝ VÀ SƢ̉ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP TẠI HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN
3.2.1. Kết quả giao đất lâm nghiệp của toàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn
Công tác giao đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện được tiến hành sau khi Nghị định số 02/CP ngày 15/01/1994 được ban hành về việc giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Tính đến hết năm 2010, toàn huyện đã cấp 20.034 GCNQSDĐ lâm nghiệp với tổng diện tích là 22.378ha. Kết quả công tác cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp trên địa bàn huyện như sau:
Bảng 3.2. Kết quả cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp trên địa bàn huyện
STT Tên xã, thị trấn Diện tích giao (m2) Diện tích cấp GCN Tỷ lệ diện tích đã cấp GCN (%) Số GCN đã cấp 1 TT Cao Lộc 2.190.000 169.594 7,74 45 2 TT Đồng Đăng 240.000 140.847 58,68 24 3 Xã Hợp Thành 4.900.000 4.569.564 93,26 489 4 Xã Hoà Cư 9.100.000 5.961.572 65,51 753 5 Xã Hải Yến 16.150.000 11.717.708 72,56 883 6 Xã Lộc Yên 17.080.000 6.302.824 36,90 536 7 Xã Cao Lâu 35.760.000 25.517.035 71,36 1.472 8 Xã Xuất Lễ 43.220.000 36.537.239 84,54 2.691 9 Xã Công Sơn 10.682.000 6.754.438 63,23 325 10 Xã Mẫu Sơn 3.190.000 1.800.712 56,45 103 11 Xã Gia Cát 16.890.000 10.988.995 65,06 700 12 Xã Tân Liên 6.124.000 4.874.080 79,59 757 13 Xã Yên Trạch 24.490.000 19.393.551 79,19 1.816 14 Xã Tân Thành 22.200.000 15.206.282 68,50 1.310 15 Xã Xuân Long 9.060.000 7.100.156 78,37 596 16 Xã Thuỵ Hùng 14.450.000 10.211.370 70,67 1.470 17 Xã Phú Xá 5.346.000 3.122.030 58,40 494 18 Xã Hồng Phong 3.145.000 1.972.828 62,73 384 19 Xã Bình Trung 4.026.000 2.187.138 54,32 300 20 Xã Bảo Lâm 24.870.000 20.150.897 81,02 2.024 21 Xã Thạch Đạn 20.460.000 15.851.634 77,48 1.521 22 Xã Thanh Loà 24.040.000 17.653.748 73,43 1.081 23 Xã Song Giáp 4.710.000 1.565.708 33,24 215 Tổng số 322.323.000 223.788.378 20.034
Tỷ lệ diện tích cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp đạt khá cao, chiếm 69,43% diện tích đất lâm nghiệp đã giao. Có thể thấy rằng công tác cấp GCNQSDĐ nói chung và công tác cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp nói riêng đã và đang được các cấp các ngành khẩn trương triển khai thực hiện nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.
3.2.2. Kết quả giao đất lâm nghiệp tại các xã điều tra
3.2.2.1. Khái quát về tình hình các xã điều tra
Trên cơ sở nghiên cứu, xem xét việc thực hiện chính sách đất đai ở các xã; trình độ sản xuất nông – lâm nghiệp; các loại hình sử dụng đất có tính chất đại diện để nghiên cứu điều tra trên toàn huyện cho thấy: Ở các xã điều tra đất nông nghiệp chiếm phần lớn diện tích, thu nhập của người dân chủ yếu là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, do đặc thù của điều kiện đất đai, địa hình nên ở các xã khác nhau thì có diện tích các loại đất tương đối khác nhau. Do đó tôi tiến hành chọn 3 xã đại diện cho huyện Cao Lộc đó là: xã Cao Lâu, xã Xuất Lễ và xã Thạch Đạn.
* Xã Cao Lâu
Là một trong những xã tiêu biểu của 21 xã vùng cao biên giới của tỉnh Lạng Sơn, Cao Lâu thuộc khu kinh tế quốc phòng Mẫu Sơn, có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh, quốc phòng, có điều kiện tự nhiên đa dạng.
Xã có tổng diện tích tự nhiên là 5.861,23ha, cách thị trấn Cao lộc 25 km về phía Đông Bắc, ranh giới của xã được giới hạn như sau:
- Phía Bắc giáp nước Trung Quốc.
- Phía Nam giáp xã Công Sơn, huyện Cao Lộc. - Phía Đông giáp xã Xuất Lễ, huyện Cao Lộc.
- Phía Tây giáp xã Hải Yến, Lộc Yên, Thanh Loà, huyện Cao Lộc.
Địa hình của vùng bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao xen lẫn các hợp thuỷ, tạo thành những khe lớn nhỏ, đây là yếu tố hạn chế lớn đối với sản xuất nông nghiệp.
Theo số liệu thống đến hết năm 2010 toàn xã có 719 hộ với 3.355 nhân khẩu, chia thành 10 thôn bản với chủ yếu là dân tộc Nùng và dân tộc Tày.
* Xã Xuất Lễ
Xã Xuất Lễ có tổng diện tích tự nhiên 7.045,69ha. Trên địa bàn xã có tuyến tỉnh lộ 235 chạy qua, là đường giao thông chính toàn xã, cách trung tâm huyện 35km. Địa giới hành chính của xã như sau:
- Phía Bắc và phía Đông giáp nước Trung Quốc. - Phía Nam giáp xã Mẫu Sơn, huyện Cao Lộc.
- Phía Tây giáp xã Cao Lâu và xã Công Sơn, huyện Cao Lộc.
Xã nằm trong vùng địa hình đồi núi cao của huyện, địa hình tương đối phức tạp, độ dốc lớn và chia cắt mạnh.
Nền kinh tế của xã thuộc loại hình kinh tế truyền thống chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của cả vùng, nền kinh tế xã Xuất Lễ đã có những bước tăng trưởng khá, các hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển tương đối nhanh.
Theo số liệu thống kê năm 2010 dân số xã là 5.657 người, tổng số hộ của xã là 1.064 hộ. Nguồn lực lao động tương dối dồi dào, tỷ lệ lao động nông nhàn còn 30%, gây lãng phí nguồn nhân lực. Xã được chia làm 15 thôn với hệ thống dân cư lâu đời và tương đối ổn định.
* Xã Thạch Đạn
Là một xã vùng cao cách trung tâm huyện 10km. Có tổng diện tích là 3.623,42 ha và có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp xã Bảo Lâm, huyện Cao Lộc. - Phía Nam giáp xã Hoà Cư, huyện Cao Lộc. - Phía Đông giáp xã Thanh Loà, huyện Cao Lộc. - Phía Tây giáp xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn.
Địa hình của xã khá phức tạp, đồi núi cao nhiều, xen kẽ là các thung lũng hẹp. Địa hình của xã chủ yếu là núi đất phù hợp với trồng cây thông và bạch đàn.
Nông nghiệp là ngành sản xuất chính chiếm ưu thế tuyệt đối trong các hoạt động kinh tế của xã. Thu nhập của người đân chủ yếu từ nông lâm nghiệp, thu nhập từ các ngành nghề khác hầu như không đáng kể (khoảng 1,5%).
động chủ yếu làm việc trong các ngành sản xuất nông lâm nghiệp, lực lượng lao động này chủ yếu lao động theo mùa vụ, thường xuyên có hiện tượng thiếu việc sau mùa vụ.
* Kết quả điều tra khái quát chung về tình hình của 3 xã được tổng hợp ở bảng 3.3 như sau:
Bảng 3.3. Tình hình dân số lao động và dân tộc của 3 xã điều tra
T
T Chỉ tiêu điều tra Cao Lâu Xuất Lễ Thạch Đạn 1 Diện tích tự nhiên (ha) 5.861,23 7.045,69 3.623,42 2 Tổng dân số (người) 3.355 5.657 2.844 - Dân tộc Kinh (người) 67 54 22 - Dân tộc Tày (người) 1.080 2.342 850 - Dân tộc Nùng (người) 2.098 3.042 1.972 - Dân tộc Dao (người) 110 219 0 3 Đồng bào dân tộc (%) 98 99,05 99,23 4 Tổng số lao động (người) 2.108 3.584 1.788 - Lao động nông, lâm nghiệp 1.972 3.479 1.706 - Lao động phi nông, lâm nghiệp 136 105 82 5 Tổng số hộ (hộ) 719 1.064 607
(Nguồn: Báo cáo Kinh tế - xã hội năm 2010 của 3 xã)
3.2.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất của 3 xã điều tra trước khi giao đất (năm 1995)
Đây là thời kỳ đánh dấu cho sự chuyển biến mạnh mẽ trong sự phát triển kinh tế Nhà nước. Đã xóa bỏ chế độ tập trung quan liêu bao cấp và bước đầu thực hiện quản lý theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Kinh tế lâm nghiệp dần được chú ý hơn trong nền kinh tế quốc dân. Trong giai đoạn này bộ máy tổ chức quản lý hành chính. Các cơ chế chính sách có nhiều thay đổi đáp ứng nguyện vọng của người dân, các hộ gia đình được xem là đơn vị kinh tế tự chủ và là đối tượng của việc giao đất ổn định lâu dài, họ được quyết định việc sản xuất kinh doanh của mình, đóng vai trò là người chủ đất trong sản xuất nông lâm nghiệp. Với sự ra đời của luật đất đai năm 1993, Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991, Nghị định số 02/CP ngày 15/01/1994 về giao đất giao rừng cho tổ chức cá nhân và hộ gia đình sử dụng
ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp và Nghị định số 01/CP ngày 4/01/1995 về việc giao đất sử dụng vào mục đích nông lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản cho các doanh nghiệp Nhà nước đã được người dân chấp nhận và hưởng ứng mạnh mẽ. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã tham gia nhận đất nhận rừng và chủ động sản xuất trên diện tích đã nhận; nhờ đó mà tinh thần trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của người dân ngày càng được nâng cao.
Tuy nhiên trong giai đoạn này việc nhận đất nhận rừng đối với người dân còn mới mẻ nên số lượng tổ chức đơn vị cá nhân tham gia làm thủ tục nhận đất nhận rừng không nhiều. Công tác quản lý sử dụng đất còn bộc lộ nhiều yếu kém, diện tích đất chưa được quy hoạch sử dụng rõ ràng. Bên cạnh đó đời sống của nhân dân còn nghèo, trình độ canh tác thấp, mọi chi phí đều trông chờ vào thu nhập từ sản xuất nên dẫn tới hiện tượng khai thác lâm sản trái phép, đốt nương làm rẫy canh tác không bền vững.
Hình 3.2: Hiện trạng rừng khi không có sự tham gia quản lý của ngƣời dân
tại xã Thạch Đạn
Hình 3.3: Hiện trạng rừng khi không có sự tham gia quản lý của ngƣời dân
Cơ cấu sử dụng đất lâm nghiệp ở 3 xã điều tra năm 1995 được thể hiện ở bảng 3.4 sau:
Bảng 3.4. Cơ cấu sử dụng đất lâm nghiệp ở 3 xã điều tra năm 1995
Loại đất
Tổng số Cao Lâu Xuất Lễ Thạch Đạn DT (ha) % DT (ha) % DT (ha) % DT (ha) %
Tổng diện tích tự nhiên 16.530,34 100,00 5.861,23 100,00 7.045,69 100,00 3.623,42 100,00 DT đã sử dụng 12.813,95 77,52 4.706,44 80,29 5.662,39 80,37 2.445,12 67,48 Trong đó: Đất LN 11.170,74 67,14 4.467,46 76,22 5.260,22 74,66 1.383,06 38,17 Đất chưa sử dụng 3.716,39 22,48 1.154,79 19,71 1.383,30 19,63 1.178,30 32,52
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cao Lộc)
0 20 40 60 80 100 120
Cao Lâu Xuất Lễ Thạch Đạn
Đất chưa sử dụng DT đã sử dụng
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu sử dụng đất của 3 xã điều tra năm 1995
Tổng diện tích đất tự nhiên của 3 xã năm 1995 là 16.530,34ha, trong đó đã đưa vào khai thác sử dụng được 12.813,95ha (đạt 77,52%), còn lại 22,48% diện tích đất chưa sử dụng tương ứng với 3.716,39ha. Cụ thể như sau:
- Xã Cao Lâu: có diện tích tự nhiên là 5.861,23ha trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 4.467,46ha, chiếm 76,22% diện tích đất tự nhiên của xã.
- Xã Xuất Lễ: có diện tích tự nhiên là 7.045,69ha trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 5.260,22ha, chiếm 74,66% diện tích đất tự nhiên của xã.
- Xã Thạch Đạn: có diện tích tự nhiên là 3.623,42ha trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 1.383,06ha, chiếm 38,17% diện tích đất tự nhiên của xã.
3.2.2.3. Kết quả điều tra về tình hình giao đất lâm nghiệp ở 3 xã sau khi giao đất (năm 2010)
* Tình hình thực hiện công tác giao đất lâm nghiệp
Cao Lộc là một huyện miền núi nên diện tích đất lâm nghiệp của huyện tương đối lớn, địa hình phức tạp chủ yếu là đồi núi. Cuộc sống của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp. Với thế mạnh về tiềm năng đất đai, UBND huyện rất chú trọng công tác giao đất giao rừng và xem đây là chiến lược phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp nói riêng và kinh tế xã hội nói chung.
Ngay sau khi có Nghị định 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ về giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Lạng Sơn, với sự phối hợp của Hạt kiểm lâm, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Địa chính huyện (nay là phòng Tài nguyên và Môi trường huyện) và các phòng ban có liên quan, huyện Cao Lộc đã tiến hành việc giao đất giao