* Bên cạnh đó, chúng ta phải đương đầu với tình trạng hàng ngoại nhập "ồ ạt chảy vào" thị trường nước ta với giá rẻ hơn nhiều lần so với hàng nội địa. Chiếc xe Super Dream của hãng Honda - Việt Nam vừa mới xâm nhập thị trường và chưa tìm được một chỗ đứng vổng chắc thì ngay lập tức điêu đứng trước làn sóng xe Trung Quốc đổ bộ vào Việt Nam với mức giá liên tục giảm và thấp ngoài sức tướng tượng. Một chiếc xe Wave Trung Quốc với giá bán chì có 10 triệu đổng Việt Nam (trước đây khi mới ra là 17 triệu) trong khi một chiếc xe Super Dream giá 21 triệu đồng Việt Nam. Tất nhiên về chất lượng xe Super Dream cao hơn so với xe Trung Quốc, nhưng với mức thu nhập hiện nay của người Việt Nam thì giá cá của chiếc xe Wave Trung Quốc dễ dàng được chấp nhận hơn. Và thế là phong trào mua xe Wave - Trung Quốc tăng lên trên thị trường Việt Nam trong thời gian gần đáy. Trên thị trường vãi sợi hiện nay, hàng vải ngoại đã nắm giổ đến 8 0 % thị phần trong đó vải Trung Quốc chiếm đến 6 0 % . Thị trường quẩn áo may sẩn Trung Quốc nhiều như chưa từng có với nhổng kiểu dáng, màu sắc, mẫu mốt, phong phú và giá rẻ bất ngờ. Chỉ với 20.000 đồng đến 30.000 đổng bạn có thể mua một chiếc áo hợp mốt mặc qua mùa hè trong khi một chiếc áo sơ mi của công ty May 10 hay Hanosimex giá trung hình từ 60.000 đến 70.000 đồng. Hàng ngoại nhất là hàng Trung Quốc nhập lậu trốn thuế nhập khẩu đổ bộ vào Việt Nam bằng nhiều con đường, ngoài việc buôn lậu vải qua các cửa khẩu, các tàu viễn dương, hàng vái ngoại còn trốn được thuế nhập khẩu thông qua con đường nhập chính ngạch. Do trốn được thuế hàng nhập lậu đã tạo cho mình một lợi thế cạnh tranh hon hẳn (dù bất hợp pháp) so với hàng nội địa. Điều này có thế lý giải phần nào tại sao nhiều mặt hàng sản xuất có tiếng một thời của Việt Nam như quạt điện, dệt... đang trong tình trạng liêu xiêu trước hàng ngoại.
(2) Cạnh tranh bằng khuyến mại quá lố
Lạm dụng thế mạnh tài chính, bên cạnh việc bán phá giá, các hãng nước ngoài đang thi nhau tiến hành các chiến dịch khuyến mại với quy m ô và
Khóa luận tết nghiệp -25-
giá trị ngày càng lớn, bỏ lại phía sau đường đua là các doanh nghiệp Việt Nam đang lắc đầu chịu thua và mệt nhoài vì trượt dốc.
Thị trường bia rượu Việt Nam đang sôi động hẳn lẽn không chỉ bởi vì đội tuyến bóng đá Việt Nam sẽ tham dự Tiger Cup m à là đạt khuyến mại của Tiger Beer - uống bia Tiger đả trúng một trong năm chiếc vé sang Thái Lan xem trực tiếp các trận bóng đá Tiger Cup và Ì trong l ũ chiếc T i v i Samsung 21 inche. Không hề chịu thua, hãng bia Foster - "bia phong cách úc" - phong cách được đặc trưng bới một cảnh tượng rùng rợn: Một con người đang quằn quại trong biản máu trước hàm răng của cá sấu- ngay lập tức mở chiến dịch "đãi vàng kiảu úc" mà phần thướng đặt ra là một lon bia Foster bằng vàng ròng 9999. Và điều này khiến chúng ta không hề thấy lạ khi hãng bia Sài Gòn sản xuất lon bia 333 hay hãng bia Halida - "niềm tự hào bia nội" bị đẩy vào một góc thị phần nhỏ hẹp nhường chỗ cho những hãng bia nước ngoài danh tiếng là Tiger, Heineken và bây giờ có sự góp mặt đầy ấn tượng của Foster.
Nhiều người tiêu dùng sẽ chẳng còn quan tâm liệu còn doanh nghiệp Việt Nam sản xuất nước ngọt nào hay không mà họ chỉ quan tâm mình nặng thêm bao nhiêu kilogram (kg) đả "biến trọng lượng thành vàng". Không biết có phải sau đạt bóng đá Euro 2000 những "quả bóng vàng" của Coca Cola không có người trúng thưởng hay sao m à hãng nước ngọt nổi tiếng trên toàn thế giới đã vội vàng tổ chức ngay một đạt khuyến mại mới với một giá trị lớn ngoài sức tưởng tượng. Và thực tế không ít người đã tiếc rằng tại sao mình không tập môn võ Sumô của Nhật Bản đả có được một lượng cân nặng khổng lổ đả nếu có trúng thưởng thì không biết đả đâu cho hết vàng? Và thế là người người uống Coca Cola, nhà nhà uống Coca Cola. Từ đó khách hàng không cẩn đế ý đến chất lượng và giá cả của sản phẩm. Chẳng có mấy phản ứng khi Coca Cola tăng giá. Coca Cola đã làm tê liệt phản xạ và sự lựa chọn của người tiêu dùng. Họ bị lệ thuộc vào sản phẩm của hãng. Đ ó là sự thành công của Coca Cola hay là sự thất bại của thị trường cạnh tranh Việt Nam trong việc giữ một môi trường cạnh tranh lành mạnh?
Đế n với cuộc cạnh tranh của các nhà sản xuất kem đánh răng, người tiêu dùng đang xôn xao về một đạt khuyến mại đặc biệt của Colgate. Dùng kem đánh răng Colgate đế có cơ hội trúng thưởng Ì trong 3 căn hộ trị giá 350 triệu đồng. Giá trị giải thướng quá lớn, lớn hơn cả giải đặc biệt của xổ số điện toán 123 của Nhà nước. Và những sinh viên ngoại tỉnh vui mậng rủ nhau mua kem đánh răng Colgate vậa để răng "to, chắc, khoe, không bị sâu" m à biết đâu
lại trúng căn nhà lớn để không còn phải thuê nhà trong những khu chung cư
chật hẹp. Thị trường cạnh tranh Việt Nam đang hổi hộp chờ đợi những biện pháp cạnh tranh mới được đưa ra tậ những đối thủ cạnh tranh sản xuất kem
đánh răng như p/s hay Close - úp. Còn các nhà sản xuất kem đánh răng trong nước như Dạ Lan thì chỉ còn là quá khứ.
Thời gian qua ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đang phải điêu đứng trước những đợi khuyến mại của các hãng điện tử nước ngoài như
SONY, JVC, TOSHIBA (Nhật Bán), SAMSUNG, LG, DAEV/OO (Hàn
Quốc)... Do không cạnh tranh được, nhiều nhà máy lắp ráp tivi đã phải giảm tậ 5 0 % đến 7 0 % công suất. Nhiều hãng điện tử trong nước một thời "oanh liệt" nay đã phải ngưng lắp ráp tivi như điện tậ Giảng Võ, Sao Mai (Bộ Quốc Phòng), Viettronics Đống Đa... Một số hãng điện tử khác thì tìm "đường sống" bằng cách liên doanh với nước ngoài như Viettronics Tân Bình hay HANEL. Hi vọng xây dựng ngành công nghiệp điện tử trong tương lai, thực hiện mục tiêu công nghiệp hoa - hiện đại hoa liệu có thành hiên thực?
Với những thú đoạn cạnh tranh không lành mạnh nêu trên, các hãng sản xuất nước ngoài đang chia nhau thị phần Việt Nam. Liệu trong tương lai, khi đã thống lĩnh và độc chiếm, sản phẩm của họ có còn "dễ thương" nữa hay không? Chỉ biết rằng khi đó Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ cho sản phẩm nước ngoài.
Công bằng m à nói, việc một doanh nghiệp nào đó vì làm ăn không có
hiệu quả và không còn sức để cạnh tranh và vì vậy phải "biến mất" khỏi
thương trường là điều đương nhiên song vấn đề là ở chỗ, những tuyên bố
Khóa luận tốt nghiệp -27-
"đanh thép" của các hãng khổng lổ trên đây có trở thành sự thật hay không và
điều đó nếu là sự thật thì liệu tồn tại bao lâu?
(3) Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo
Trong những năm gần đây, hoạt động quảng cáo ở Việt Nam diễn ra rất sôi động. Tổng chi phí dành cho quảng cáo ước tính lên đến hàng trăm triệu USD mỗi năm, ngang bịng hoặc thậm chí lớn hơn vốn đầu tư về máy móc và
xây dựng cơ bản của doanh nghiệp. Cuộc chiến trong lĩnh vực quảng cáo đầy kịch tính và nóng bỏng. Ó đó những hành vi cạnh tranh không lành mạnh xuất hiện ngày càng nhiều từ cả hai phía doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp
nước ngoài với một thực tế khó có thế phú nhận là nội dung, chương trình các tiết mục quảng cáo hàng ngoại quốc hay hơn, hấp dẫn hơn so với quảng cáo của hàng Việt Nam. Có thể nhận thấy những hành vi cạnh tranh không lành mạnh tồn tại chủ yếu dưới những dạng như:
* Quảng cáo không trung thực:
Các hành vi quảng cáo gian dối, quảng cáo quá l ốvề quy cách, phẩm chất của hàng hoa đang diễn ra một cách công nhiên ớ Việt Nam. Người ta nghi ngờ về độ trắng "tuyệt v ờ i " của bột giặt TIDE, OMO trong khi thực tế chúng cũng không hơn gì hàng nội địa như LIX, neo. Rất nhiều người tiêu dùng bất bình khi dùng dầu gội đầu Clear do Viện ELIDA (Pari) chứng nhận với hi vọng "sạch gầu chỉ sau 7 lẩn gội"...
Thêm một ví dụ về trường hợp vi phạm quy định về quảng cáo so sánh. Hội đổng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao đã công bố quyết định giám đốc thẩm: Công ty Kymdan không sản xuất đệm lò xo và mút xốp, nhưng dăng
quảng cáo so sánh chất lượng đệm của doanh nghiệp với hai sản phẩm này, dù không nêu đích danh, là vi phạm về các quy định quảng cáo thương mại.
Hội đồng thẩm phán tuyên cuộc Công ty cổ phần cao su Sài Gòn Kymdan phải xin lỗi hai nguyên đơn là Công ty đệm Vạn Thành, Ư u Việt và
đăng tải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Khóa luận tốt nghiệp
Vụ kiện nảy sinh khi tháng 7/2001, Kymdan đãng quảng cáo với nội dung: "... Đệm lò xo phàn bố lực không đều, độ đàn hổi thấp nên bị xẹp theo thời gian. Độ đàn hổi cao thì dễ gây cháy, nguy hiểm cho người sử dụng... Nệm nhựa tổng hợp poly-urethane (nệm mút xốp nhẹ) tính dẩo ưu việt nên không có độ đàn hổi, mau xẹp...". Công ty Vạn Thành và Ư u Việt cho rằng
Kymđan nói xấu sản phẩm của mình sản xuất, nên đã đâm đơn ra tòa yêu cầu cải chính và xin lỗi vì cạnh tranh không lành mạnh.30
* Quảng cáo so sánh:
Quảng cáo so sánh là hành vi doanh nghiệp quảng cáo cho sản phẩm của mình là tốt nhất m à giá lại rẩ nhưng thực tế lại không phải như vậy. Các kiểu so sánh đưa thông tin mập mờ khiến người xem khó hiểu? Nếu chú ý theo dõi chương trình quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta sẽ thấy kiểu quảng cáo như thế này là phổ biến: O M O tẩy sạch bóng
vết dầu mỡ m à "bột giặt thường" không thể?, p/s diệt khuẩn bảo vệ răng suốt cả ngày bởi p/s có chất diệt khuẩn còn "kem đánh răng thường" chỉ có ílour, V I M tẩy sạch những chỗ tưởng không thể tẩy rửa được và tiệt trùng m à những
"nước vệ sinh khác" không thể rửa được, Liíebouy - sạch hơn "xà bông thường" diệt trên 9 0 % vi khuẩn, "Nước rửa chén thường" khó m à rửa sạch lại khó ráp da tay, SUNLIGHT vitamin E rửa sạch, mềm mại với da tay... Vậy những cái "thường", cái "khác" đó là cái gì? Phải chăng họ muốn gieo vào tâm lý người tiêu dùng rằng sản phẩm của họ là tốt hơn cả?
(4) Cản trở quyền lựa chọn của người tiêu dùng
Thật dễ dàng nhận thấy, rất nhiều cửa hàng giải khát chỉ bán sản phẩm của Coca Cola và Pepsi. Khi được hỏi tại sao không bán hàng của Việt Nam, họ trả lời rằng các hãng nước ngoài cấm và lợi nhuận khi bán hàng cho các hãng trên được chiết khấu cao gấp 5 lần hàng nội. Nhiều đại lý trước đây bán neo, DASO, N É T nay chuyển sang nhà phân phối chỉ bán bột giặt của P&G