- Các hành vi khác cản trở hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp.
2. Xâm phạm bí mật kinh doanh
Để cạnh tranh, doanh nghiệp nào cũng có những thông tin được lưu giữ và coi đó là "bí mật kinh doanh". Luật Cạnh tranh quy định: Bí mật kinh doanh là những thông tin có đủ các điểu kiện sau đây: (a) không phải là những hiếu biết thông thường, (b) có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắm giữ thông tin đó có lợi thế hơn so với người không có năm giữ hoặc không sử dụng thông tin đó, (c) được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết đế thông tin đó không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được (Khoản 10, điểu 3 Luật Cạnh tranh). Như vậy, khái niệm bí quyết kinh doanh có nội hàm khá rộng và không chỉ là những đối tượng của sỏ hữu công nghiệp. Những thông tin nhạy cảm về thị trường, danh sách đại diện hay khách hàng của các doanh nghiệp, hổ sơ dố thầu, bản thiết kế máy... đều có thể là những tài liệu riêng được lưu giữ với chế độ bảo mật.
Khóa luận tốt nghiệp -49-
Theo điều 41 Luật Cạnh tranh Việt Nam năm 2004 "cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau đây:
- Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó;
- Tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh m à không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh;
- V i phạm hợp địng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng Ún của người có nghĩa vụ bảo mại nhằm tiếp cận, thu thập và làm lộ thông Ún thuộc bí mật kinh doanh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;
- Tiếp cận, thu thập thòng tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác khi người này làm thủ tục theo quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh, làm thù tục lưu hành sản phẩm hoặc bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan nhà nước hoặc sử dụng những thông tin đó nhằm mục đích kinh doanh, xin cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm."
Vấn đề xâm phạm bí mật kinh doanh đã được quy định cu thể trong nhiều văn bản luật Việt Nam. Luật Cạnh tranh đề cập đến hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh như là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh với các chế tài xử lý hành chính, trong khi đó Luật sở hữu trí tuệ bảo hộ bí mật kinh doanh dưới góc độ là một đối tượng độc lập của quyền sở hữu trí tuệ, xử lý vi phạm theo chế tài dân sự, đặc biệt là quyền yêu cầu bịi thường thiệt hẹ; như
Hiệp định TRIPS và Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ quy định. Cách quy định về hành v i xâm phạm bí mật kinh doanh như trên của Luật Cạnh tranh đã khá hợp lý, tuy nhiên về khái niệm "bí mật kinh doanh" thì vẫn còn khá chung chung.
3. É p buộc trong kinh doanh
Trong cơ chế thị trường, mọi khách hàng đều được tự do định đoạt trong môi trường cùa các chào hàng cạnh tranh. Doanh nghiệp bị coi là có xử sự không lành mạnh khi họ dịn khách hàng vào tình thế bắt buộc phải mua
hoặc không được phép mua hàng hóa mà không có cách lựa chọn nào khác. Đây thực chất là những hành vi ép buộc trong kinh doanh. Theo quy định hiện hàng, các hành vi ép buộc, đe dọa khách hàng và đố i tác kinh doanh của đố i thủ cạnh tranh để bắt họ không được giao dịch hoặc ngừng giao dịch với đố i thủ cạnh tranh được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh và bị pháp luảt nghiêm cấm.
Theo điều 42 Luảt Cạnh tranh Việt Nam năm 2004: "Cấm doanh nghiệp ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi de dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó."
Tham khảo quy định của Luảt Cạnh tranh Bungary, điều 34 quy định: 1. Cấm tiến hành cạnh tranh không lành mạnh nhằm mục đích thu hút khách hàng mà dẫn đến việc chấm đút hoặc vi phạm các hợp đồng ký kết giữa khách hàng với đối thủ cạnh tranh.
2. Cấm sử dụng sự ép buộc hoặc các cách thức bất hợp pháp khác để gây ảnh hưởng tới người bán, nhằm khiến họ không bán sản phẩm hoặc từ chối cung cấp dịch vụ cho một số nhà sản xuất nhất định.
3. Cấm sử dụng sự ép buộc hoặc các cách thức bất hợp pháp khác để gây ảnh hưởng tới khách hàng nhằm mục đích khiến họ phải mua, ngừng mua hoặc sử dụng một loại hình sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thế nào đó.
Luảt Cạnh tranh Việt Nam chỉ đưa ra một quy định chung về hành vi
cưỡng ép đối với khách hàng, đại lý hay người phân phối. Tuy nhiên, theo quy định của Điều này, pháp luảt chỉ cấm nhũng hành vi "đe dọa và cưỡng ép" của doanh nghiệp đối với khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác. Như vảy, trường hợp một doanh nghiệp ký hợp đồng với nhà phân phối trong đó thỏa thuản nhà phân phối chỉ cung cấp sản phẩm của doanh nghiệp này và do đó, được hưởng một số lợi ích nhất định thì có vi phạm luảt không? Có thể thấy là nhũng quy định của Luảt vẫn chưa bao quát được hết các trường hợp trong thực tế.
Khóa luận tốt nghiệp -51 -