Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Chuyên để vế cạnh tranh, chống cạnh /ranh bái hợp pháp và kiểm soát dộc quyển 1996 tr 155 156.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong luật cạnh tranh Việt Nam năm 2004 và khả năng áp dụng trong thực tiễn (Trang 33 - 36)

tiêu dùng trên toàn thế giới có thể cảm nhận được ngay, phân biệt được tiềm

lực, chất lượng, phương thức phục vụ của sản phẩm này so với sản phẩm cùng loại mang nhãn hiệu khác. Và như thế đâu đâu người ta cũng dán mác M A D E I N JAPAN, M A D E I N KOREA, M A D E I N USA... trong k h i ai cũng thừa

biết đó là hàng sản xuất tại Việt Nam hoặc Trung quịc. Nước khoáng Lavie cho đến nay không thể đếm hết mình có bao nhiêu anh em đổng hao với những cái tên na ná kiểu như Laville, Leville, La vier... Xe Wave cùa hãng HONDA (Nhật Bản) với kiểu dáng thanh lịch được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng thì ngay lập tức trên thị trường đã xuất hiện xe Wave (Trung Quịc) với cái tên Waver, Weaser... có kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc, giịng như thật. Thị trường điện thoại di động cũng đang nhức nhịi bởi hàng giả, hàng nhái. Trong ngành công nghiệp điện tử, thật khó để phân biệt đâu là hàng thật, đâu là hàng giả kể cả những người có chuyên môn. Hầu hết hiện nay tại các cửa hàng bán điện thoại di động đều lưu hành loại máy Startac X, Startac V (Motorola) của Trung Quịc. Tinh trạng hàng nhái tràn lan và không kiểm soát được đến mức báo động khiến các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp có những sản phẩm nổi tiếng đã phải khuyến cáo người tiêu dùng nên mua hàng tại siêu thị, đại lý độc quyền - nơi m à họ trực tiếp bán hàng mới có thể tránh được tình trạng mua phải hàng nhái, hàng giả.

Một thực trạng hiện nay là các doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh với nhau nhung kết quả lại làm lợi cho các hãng nước ngoài. H ọ có thể ép giá xuịng thấp m à các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải chấp nhận. Tinh trạng doanh nghiệp Việt Nam bị hãng nước ngoài trả lại sản phẩm là phổ biến. Điều

đó đã làm giảm uy tín của hàng hoa Việt Nam trên trường quịc tế. Hay có

những người kinh doanh lợi dụng tình hình khan hiếm, thiên tai, hỏa hoạn... vơ vét, đầu cơ, tích trữ rồi bán với giá cao làm rịi loạn thị trường, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Một vài năm trở lại đây, người tiêu dùng rất bất bình trước những hành vi tiếp thị "hiếu chiến", kiểu mời chào, cưỡng ép khách hàng rất trắng trợn cùa

Khóa luận tốt nghiệp

- 3 1 -

nhiều nhà hàng cũng như người buôn bán sản xuất kinh doanh của Việt Nam. Hậu quả để lại không chí dừng lại ở những lời xúc phạm nhân phẩm, việc bắt buộc phải mua m à đôi khi còn bị xâm phạm tính mạng, sức khoe. Và như vậy chễng tội gì người tiêu dùng lại không tìm đến với nhà sản xuất nước ngoài với phương thức phục vụ hiện đại, tận tình, chu đáo.

Tuy chưa đến mức độ gay gắt và quyết liệt như các nước có nền kinh tế phát triển nhưng tình hình cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường Việt Nam đang diễn biến hết sức phổ biến và vô cùng phức tạp. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh xuất hiện ngày càng nhiều và rất khó kiếm soát. Nhũng mầm mông tiêu cực của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường đã lan tràn tới mọi lĩnh vực cùa đời sống kinh tế xã hội, từ sản xuất tới tiêu dùng dưới mọi hình thức: bán phá giá, quảng cáo không trung thực, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp - nhãn hiệu hàng hoa... gây ra nhiều hậu quả xấu trong xã hội, cho người tiêu dùng và cho các doanh nghiệp khác đang và sẽ tham gia vào các hoạt động trên thị trường. Lợi ích của các chủ thể trong xã hội đang bị xâm hại, đe doa bởi "sức tấn công" mạnh mẽ của các thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Nguy hiểm hơn nữa trật tự kinh doanh công bằng đang có nguy cơ bị phá vỡ, nền kinh tế quốc gia sẽ phải đối phó với những khủng hoảng nghiêm trọng bởi sự phá sản hàng loạt của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp trong nước, sức khoe và lợi ích của người tiêu dùng cũng như sự thống trị độc quyền chi phối của các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực kinh tế mạnh. Cơ cấu kinh tế bị đảo lộn, mất ổn định, cân đối, chỉ tập trung vào một số ngành đang được "ưa chuộng" trên thị trường. Và tất yếu "thiếu" thì phải "lệ thuộc", chúng ta không có quyền tự do lựa chọn và không thể có quyền quyết định, Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ cho sản phẩm hàng hoa nước ngoài.

chương li

Q U Y ĐỊ N H V Ề H À N H V I C Ạ N H T R A N H K H Ô N G L À N H M Ạ N H C Ủ A L U Ậ T C Ạ N H T R A N H V I Ệ T N A M N Ă M 2004

I. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH ỏ VIỆT NAM TRƯỚC N G À Y 1-7-2005

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong luật cạnh tranh Việt Nam năm 2004 và khả năng áp dụng trong thực tiễn (Trang 33 - 36)