Gièm pha doanh nghiệp khác

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong luật cạnh tranh Việt Nam năm 2004 và khả năng áp dụng trong thực tiễn (Trang 55 - 57)

- Các hành vi khác cản trở hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp.

4.Gièm pha doanh nghiệp khác

Theo điều 43 Luật Cạnh tranh Việt Nam năm 2004: "Cấm doanh nghiệp gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó."

Việc đưa thông tin thất thiệt về người khác là điều không thế loại bỏ trong cuộc sống đời thường. Pháp luật không chỉ có những quy đổnh bảo vệ nhân phẩm, danh dự cho mọi cá nhân m à còn bảo vệ uy tín, danh dự của các tổ chức, đặc biệt là với các đối tượng là doanh nghiệp, bởi hậu quả của nó có thể là những thiệt hại vật chất rất lớn. Mọi hành vi trực tiếp hay gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác được đổnh danh là hành vi "gièm pha thương nhân khác".

Pháp Luật Cạnh tranh chỉ cấm đoán và tác động đến những hành vi gièm pha, bôi nhọ doanh nghiệp khác khi hành vi đó được thực hiện bởi đối thủ cạnh tranh. Việc doanh nghiệp sử dụng báo chí như là một công cụ để thực hiện thủ đoạn bôi nhọ, lăng mạ, hạ thấp uy tín kinh doanh của đối ihú cạnh tranh là một ví dụ về hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở dạng này. Tuy nhiên, nếu một nhà báo (không phải là hành vi của đối thủ cạnh tranh) tự mình cho đăng tải những thông tin "nóng h ổ i " nhưng sai sự thật, làm ảnh

hưởng xấu đến uy tín, danh dự của một doanh nghiệp nào đó thì chỉ thuộc khuôn khổ điều chỉnh của Luật Dân sự hay Luật Hình sự m à thôi. Ngoài ra, hành vi gièm pha, bôi nhọ thường nhằm vào doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh trong cùng một thổ trường hàng hóa dổch vụ và thường liên quan đến các vấn đề như năng lực kinh tế - tài chính, lực lượng lao động hoặc người quản lý

điều hành doanh nghiệp...

Có thể thấy quy đổnh về hành vi gièm pha doanh nghiệp khác theo Luật Cạnh tranh Việt Nam rõ ràng và ngắn gọn nhưng để hiểu chính xác "gièm pha" như thế nào để áp đụng trong thực tế thì rất khó. Quy đổnh này lại thuộc

vào hàng định tính, không thuộc về định lượng thì không ai hiểu chính xác và thực thi được. Chúng ta thường thấy những kiểu quy định tương tự như thế này trong các văn bản pháp luật, vì công chức của chúng ta ở các cấp đã quen nói chung chung, không cụ thể (mót phần là do thiếu hiếu biết), thường hô hào. luôn đưa ra mục tiêu thay thế cho các biện pháp giải quyết cụ thể.

Hành vi gièm pha, bôi nhử, nói xấu doanh nghiệp khác cũng khá phổ

biến ở Việt Nam, tuy nhiên, gần đây, việc kiểm soát và hạn chế cạnh tranh

không lành mạnh được tiến hành có hiệu quả hơn nên các doanh nghiệp

không sử dụng hành vi gièm pha doanh nghiệp khác một cách trực tiếp và lộ

liễu như vậy nữa. Có thể đưa ra một vài ví dụ như trường hợp nước khoáng

Waterman gửi cho tất cả các đại lý và khách hàng một bản kết quả giám định

so sánh hàm lượng chất khoáng trong nước khoáng Waterman và La Vie. Theo bân giảm định này thì nước khoáng Waterman có ưu điểm hơn hẳn La Vie. La Vie khởi kiện yêu cầu Walerman chấm dúi ngay hành vi canh tranh trên, với lý

do không được cạnh tranh so sánh và bản kết quả giám định không có độ tin

cậy. Vậy thì vụ việc này sẽ được giải quyết như thế nào theo Luật Cạnh tranh Việt Nam?

5. Gáy r ố i hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác

Điều 44 Luật Cạnh tranh Việt Nam năm 2004 quy định: "Cấm doanh nghiệp gây rối hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cân trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó."

Các hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác được gửi là hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác. Cũng như các loại hành vi trên đây, chỉ khi hoạt động gây cản trở, gián đoạn hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp thực hiện (kể cả gián tiếp) đối với đối thủ cạnh tranh của mình mới được coi là biểu hiện của hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Hành vi gây nhiễu hệ thống thông tin liên lạc, làm trục trặc nguồn điện năng phục vụ sản xuất kinh doanh,

Khóa luận tốt nghiệp -53-

thiết kế, sắp đặt các chướng ngại vật, nguồn gãy ô nhiễm... tại địa điếm, cơ sở kinh doanh của đối thủ cạnh tranh đều có thể trở thành hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở dạng biểu hiện này.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong luật cạnh tranh Việt Nam năm 2004 và khả năng áp dụng trong thực tiễn (Trang 55 - 57)