I. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH ỏ VIỆT NAM TRƯỚC N G À Y 1-7-
2. Co câu Luật Cạnh tranh Việt Nam năm
Luật Cạnh tranh cắa Việt Nam mới được Quốc hội nước ta thông qua ngày 9/11/2004 có hiệu lực từ ngày 1/7/2005, tức là ban hành sau Luật Cạnh tranh cắa Canada, hay đạo luật Sherman về chống độc quyền cắa Mỹ hơn một
t h ế kỷ. Nhìn chung, mục tiêu cắa việc ban hành đạo luật này ớ Việt Nam
tương đồng với mục tiêu phổ biến cắa việc ban hành Luật Cạnh tranh ớ các
nước khác.
Theo ban soạn thảo Luật Cạnh tranh Việt Nam, việc ban hành đạo luật này nhằm đạt 5 mục tiêu sau:
- Tạo lập và thúc đẩy các cơ hội bình đẳng và không phân biệt đố i xử trong cạnh tranh cắa các tổ chức, cá nhân kinh doanh;
- Bảo Vệ và khuyến khích cạnh tranh lành mạnh;
- Ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, các hành vi hạn
chế cạnh tranh trên thị trường;
- Bảo vệ lợi ích quốc gia, quyền lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của các chủ thẻ kinh doanh và của người tiêu dùng;
- Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội
Để hiểu rõ hơn về Luật Cạnh tranh Việt Nam năm 2004 chúng ta sẽ tìm
hiểu một số vữn để cơ bẳn của Luật. Đ ó là:
(ì) Kết cấu của Luật Cạnh tranh Việt Nam năm 2004
Luật Cạnh tranh gồm 6 chương, 123 điều; Chương ì: Những quy định chung (từ Điều Ì đến Điều 7); Chương li: Kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh (từ Điều 8 đến Điều 38); Chương n i : Hành vi cạnh tranh không lành mạnh (từ Điều 39 đến Điều 48); Chương IV: Cơ quan quản lý cạnh tranh, hội đồng cạnh tranh (từ Điều 49 đến Điều 55); Chương V: Điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh (từ Điều 56 đến Điều 121); Chương VI: Điều khoăn thi hành (từ Điều 122 đến Điều 123).
(2) Phạm vi điều chỉnh cùa Luật Cạnh tranh
Phạm vi điều chỉnh của Luật Cạnh tranh Việt nam được quy định ngay tại điều đầu tiên của Luật như sau: "Luật này quy định về hành v i hạnchế
cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trình tự thù tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, biện pháp xử lý vi phạm pháp Luật Cạnh tranh"
Hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi làm giám, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao gồm các nhóm hành vi: thoa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh
t ế3 9
. Việc kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh được quy định cụ thê trong chương li của Luật Cạnh tranh từ Điểu 8 đến Điều 38.