QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CÔNG TY ĐIỆN TỬ

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả đầu tư của công ty điện tử hà nội đối với các công ty thành viên (Trang 52 - 59)

- Mục tiêu chiến lược đầu tư vốn của Công ty mẹ nhà nước:

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CÔNG TY ĐIỆN TỬ

điện tử Hà Nội.

Sơ đồ 2.1:Mô hình khái quát Công ty mẹ - Công ty con của công ty Điện tử Hà Nội

Sơ đồ 2.1:Mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty mẹ.

a.. Mối quan hệ giữa Công ty và UBND Thành phố Hà Nội

Trên tinh thần các Nghị quyết Trung ương về đổ mới và cải cách doanh

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ CÁC CƠ QUAN HÀ NỘI VÀ CÁC CƠ QUAN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCCÔNG TY ĐIỆN TỬ CÔNG TY ĐIỆN TỬ HÀ NỘI VP công ty và các đơn vị hạch toán phụ thuộc --- 1/ VP Công ty 2/ VPĐD tại TP HCM Công ty con cổ phần --- 1/ Cty CP CNTT 2/ Cty CP ĐT &DN 3/ Cty CP DV KCN 4/ Cty CP ĐTKDTM 5/ Cty DVDT Công ty cổ phần liên kết --- 1/ Cty CP PMTT 2/ Cty SXGC&XNK 3/ Cty TĐH& CK 4/ Cty ĐTXDCSHT 5/ Cty CNghệ TLai

Công ty liên doanh --- 1/ Cty SUMI-HANEL 2/ Cty TM DAEHA 3/ Cty ĐT DAEWOO-HN 4/ Cty DAEWOO-HN 5/ Cty tiếp vận TL TỔNG GIÁM ĐỐC CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC V Ă N P H Ò N G C Ô N G T Y P H Ò N G T H Ư Ơ N G M Ạ I P H Ò N G T À I C ÍN H - K Ế T O Á N P H Ò N G K Ế H O Ạ C H Đ Ầ U T Ư P H Ò N G N G H IÊ N C Ứ U K Ỹ T H U Ậ T Khối các đơn vị trực thuộc công ty mẹ Khối công ty con cổ phần Khối các công ty cổ phần liên kết Khối các công ty liên doanh

nghiệp, Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội đưa ra định hướng chiến lược phát triển Thủ đô Hà Nội trước mắt và lâu dài, UBND Thành phố triển khai xây dựng kế hoạch phát triển 5 năm và hàng năm, giao nhiệm vụ cho các cấp, các doanh nghiệp thuộc Hà Nội. Trên cơ sở đó công ty Điện tử Hà Nội cũng tiếp nhận các nhiệm vụ chỉ tiêu do UBND thành phố giao: đó là sản lượng sản xuất công nghiệp, các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách và các chỉ tiêu kinh tế xã hội khác… , từ đó ban Giám đốc công ty sẽ hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh, lãnh đạo và tổ chức thực hiện:

- Công ty hoạch định chiến lược SXKD, đầu tư trên nhiều lĩnh vực, song xác định nhiệm vụ chiến lược trọng tâm là sản xuất các thiết bị, phụ tùng linh kiện điện tử chuyên dùng và dân dụng, các sản phẩm công nghệ thông tin, các sản phẩm cơ khí điện tử và tự động hoá công nghiệp là chủ đạo.

- Phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư cung cấp các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm; sản phẩm, dịch vụ viễn thông; dịch vụ vận tải đa phương tiện; kinh doanh, cho thuê nhà ở, văn phòng, khách sạn, khu công nghiệp và khu công nghệ kỹ thuật cao.

- Tập hợp thực hiện các chính sách, xác lập vị thế của công ty trên thị trường lao động, tài chính văn hoá và xã hội…

Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội “phụ trách khối công nghiệp”, cũng là người được phân công theo dõi lãnh đạo Công ty Điện tử Hà Nội.

Các cán bộ chủ chốt của công ty Điện tử Hà Nội được UBND Thành phố cử ra là Tổng Giám đốc, các Phó tổng giám đốc sẽ tổ chức thực hiện những nhiệm vụ cụ thể:

- Kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý của công ty, xây dựng các cơ quan tham mưu, các đơn vị; tuyển chọn và bổ nhiệm nhân sự, tìm kiếm đối tác đầu tư, liên doanh liên kết, khai thác các nguồn tài chính để kinh doanh; lãnh đạo điều phối các hoạt động giữa Công ty với với các đơn vị thành viên, giữa các

đơn vị thành viên với nhau, giữa công ty với các đối tác trong và ngoài ngành, các đối tác nước ngoài...

- Thường niên báo cáo tình hình hoạt động chung, trong đó hoạt động SXKD của toàn công ty với các cơ quan quản lý chức năng, và trực tiếp với lãnh đạo UBND Thành phố Hà Nội; từ đó lãnh đạo thành phố sẽ chỉ đạo cho các cơ quan chức năng đưa ra các biện pháp hỗ trợ và quản lý công ty.

- UBND Thành phố Hà Nội đại diện chủ sở hữu Nhà nước giao vốn cho Công ty (qua nhiều năm, giao nhiều lần), đến thời điểm năm 2003 vốn của công ty được giao là 644,078 tỷ đồng, trong đó vốn tính giá trị sử dụng đất là 545,475 tỷ đồng còn lại là vốn bằng tiền mặt, nguồn vốn tự bổ xung và vốn vay. Giám đốc công ty được chủ động thực hiện phân bổ nguồn vốn, đầu tư góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết để phát triển và có trách nhiệm phải bảo toàn nguồn vốn được giao.

- UBND Thành phố thực hiện ban hành các quy định, quy chế (đáng chú ý là quy chế tài chính) Công ty có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định, quy chế về quản lý; thường niên báo cáo tình hình hoạt động SXKD, tình hình tài chính “vốn và tài sản”, các khoản vay, nợ đầu tư…với các cơ quan quản lý chức năng, cơ quan quản lý tài chính và trực tiếp với UBND Thành phố Hà Nội; từ đó lãnh đạo thành phố sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng của thành phố can thiệp kiểm tra trực tiếp vào các hoạt động quản lý công ty.

b). Mối quan hệ giữa Công ty với các đơn vị

Công ty Điện tử Hà Nội có 04 loại đơn vị thành viên là các công ty con, các công ty liên doanh, các công ty liên kết và đầu tư cổ phần khác. Công ty thành lập ra các cơ quan chức năng và đơn vị thành viên trên cơ sở xuất phát từ nhiệm vụ chiến lược và những yêu cầu nhiệm vụ do UBND Thành phố giao cho. Vì vậy các đơn vị cũng đã xác định nhiệm vụ và các hoạch định chiến lược của

mình bám theo chiến lựợc chung để giải quyết được từng phần, từng nhóm công việc về các yêu cầu và nhiệm vụ trong hoạch định của công ty.

- Các phòng ban chức năng, nghiệp vụ thực hiện các công tác tham mưu, giúp việc cho Giám đốc đưa ra các báo cáo, quyết định theo vụ việc, về công việc liên quan tới cấp trên, cấp dưới, đối nội, đối ngoại; thực hiện các nhiệm vụ giải quyết về chuyên môn, nghiệp vụ cho các hoạt động SXKD của toàn công ty.

- Các công ty liên doanh thực hiện các dự án đầu tư theo thiết kế ban đầu và giải quyết các đơn hàng lớn, những sản phẩm xuất khẩu.

- Các công ty con, công ty liên kết thực hiện hoạt động SXKD theo định hướng, mục tiêu của Công ty mẹ.

- Công ty Điện tử Hà Nội bước đầu đã tạo dựng được mối quan hệ giữa các thành viên và góp phần nâng cao hiệu quả SXKD, vai trò điều hoà giữa các thành viên bắt đầu được chú ý; tuy nhiên việc điều hành, phân công, phối hợp định hướng chiến lược của Công ty với các đơn vị thành viên hạch toán độc lập thì còn chưa được tập trung (nhất là đối với các công ty liên doanh).

Có 04 nhóm các phòng tham mưu nghiệp vụ và đơn vị được Công ty tổ

chức và phân công lãnh đạo quản lý như sau:

- Hình 2.1: Sơ đồ phân công nhiệm vụ của ban lãnh đạo công ty Điện tử Hà Nội.

* Nhóm thứ nhất: do Tổng Giám đốc công ty trực tiếp lãnh đạo gồm các phòng ban và các công ty liên doanh như sau:

+ Khối các Phòng ban nghiệp vụ, chức năng + Công ty TNHH Đèn hình ORION- HANEL + Công ty TNHH Điện tử DAEWOO

+ Công ty TNHH hệ thống dây SUMI-HANEL + Công ty TNHH Thương mại DAEHA

+ Công ty TNHH tiếp vận Thăng Long

* Nhóm thứ hai SXKD, đầu tư và phát triển ngành công nghiệp & phụ trợ, các công tác đầu tư tài chính và các dự án đầu tư do Phó giám đốc thứ nhất quản lý điều hành; gồm các công ty như sau:

+ Công ty CP tự động hoá và cơ khí điện tử Hanel. + Công ty CP HANEL PLASTICS

+ Công ty CP nhựa và bao bì Hanel. + Công ty CP dịch vụ KCN Hanel

+ Công ty CP đầu tư xây dựng hạ tầng Hanel. + Công ty Cổ phần PJICO

+ Công ty Cổ phần VICOSIMEX

* Nhóm thứ ba SXKD, đầu tư và phát triển các ngành hàng sản xuất

công nghệ, tin học hoá (truyền thông, mạng), các lĩnh vực sản xuất chính, tổ chức thị trường SXXK hàng điện tử, máy tính do Phó giám đốc thứ hai quản lý điều hành.

+ Nhà máy điện tử CNC Hanel + Công ty CP CNTT Hanel

+ Công ty CP ĐT& KD thương mại Hanel. + Công ty CP dịch vụ điện tử Hanel.

+ Công ty CP cơ điện lạnh.

+ Công ty CP công nghệ tương lai. + Công ty CP Viễn thông Hà Nội.

+ Công ty CP phần mềm & truyền thông Hanel + Công ty CP SXGC & XNK Hanel.

* Nhóm thứ tư thực hiện các công tác tổ chức, hành chính, văn phòng ,

công tác Đảng, công tác lao động tiền lương, các dự án đào tạo, dạy nghề, xuất khẩu lao do Phó giám đốc thứ ba quản lý điều hành.

+ Văn phòng Đảng uỷ, đoàn thanh niên + Công ty CP đào tạo và dạy nghề Hanel

- Công ty bổ nhiệm hoặc cử các chức danh quản lý, tham gia quản lý các đơn vị theo từng loại hình đơn vị cụ thể theo luật doanh nghiệp. Tuy nhiên việc bố trí cán bộ quản lý chưa được lựa chọn về kinh nghiệm, sự am hiểu sâu sắc về kinh tế- kỹ thuật; trình độ của cán bộ được cử tham gia quản lý ở các công ty cổ phần và các công ty liên doanh còn quá nhiều hạn chế.

- Các đơn vị thành viên bước đầu đã huy động được nguồn lực góp vốn cả trong nước và nước ngoài để đầu tư mở rộng SXKD, đã thống nhất được một số vấn đề trong quản lý và điều hành SXKD, xuất nhập khẩu tránh được tình trạng mua tranh, bán tranh, ép giá lẫn nhau.

- Công ty Điện tử Hà Nội góp vốn ban đầu với các công ty liên doanh hầu hết đều bằng giá trị sử dụng đất “thời gian tính kéo dài tối đa là 49 năm” sau đó nếu dự án được mở rộng, tăng vốn điều lệ thì sẽ góp vốn tiếp bằng tiền (như các Công ty TNHH ORION- HANEL; TNHH Tiếp vận Thăng Long; Công ty Thương mại DAEHA….Phía đối tác nước ngoài góp vốn bằng dây chuyền công nghệ, trang thiết bị và vốn đầu tư xây dựng).

- Nhiều đơn vị liên doanh, với một đối tác nước ngoài có vài ba đối tác của Việt Nam hợp tác góp vốn; thực trạng hầu hết các liên doanh tổng vốn góp phía Việt Nam thường thấp hơn 50% vốn điều lệ khá nhiều.

- Đối với các công ty con và công ty cổ phần mới được hình thành từ các đơn vị hạch toán phụ thuộc, công ty Điện tử Hà Nội Giúp giải quyết một số khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ các đơn vị thành viên về vốn, kỹ thuật, công nghệ và tiêu thụ sản phẩm; các hoạt động sản xuất kinh doanh, các hoạt động đầu tư, phát triển nhân sự…. Giám đốc công ty phê duyệt các dự án đầu tư và bảo

lãnh vay vốn cho các đơn vị thành viên.

- Công ty Điện tử Hà Nội góp vốn điều lệ với các công ty cổ phần bằng tiền, hoặc tài sản nhưng do vốn ít nên việc thành lập công ty với mức vốn điều lệ nhỏ quy mô hoạt động chưa mạnh

- Khối hạch toán phụ thuộc thực hiện chế độ hạch toán tập trung tại Công ty Điện tử Hà Nội và hàng năm được công ty duyệt thu, duyệt chi theo kế hoạch. Các doanh nghiệp thuộc khối hạch toán độc lập được tự chủ trong sản xuất kinh doanh trên cơ sở số vốn được công ty giao.

- Vai trò chỉ đạo, kiểm tra của công ty được thực hiện thông qua việc xây dựng các Điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của từng đơn vị thành viên, cử các chức danh tham gia HĐQT, HĐTV, BKS do đó đã có những tập trung nhất định trong quản lý và điều chỉnh các hoạt động.

- Hàng năm công ty phân cấp, giao nhiệm vụ phân bổ chỉ tiêu kế hoạch cho các đơn vị, các đơn vị có lập phương án báo cáo phê duyệt rồi triển khai tổ chức thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện công ty cũng có những quy định chế độ báo cáo, về thời gian tiến độ, mức độ hoàn thành công việc… Công ty kiểm tra giám sát việc thực hiện và có những tác động nhất định hỗ trợ, điều chỉnh để các đơn vị có điều kiện hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu được giao.

c. Mối quan hệ giữa các đơn vị trong công ty

Việc hoạch định chiến lược sao cho để các đơn vị có được sự phối hợp với nhau về các hoạt động SXKD, đầu tư, tài chính kỹ thuật, công nghệ là chưa rõ ràng. Thực tế cũng chưa có những cuộc họp bàn thảo, hoặc có những văn bản về phương án, hướng dẫn, phối hợp, hiệp tác giữa các đơn vị trong công ty.

- Hiện nay giữa các đơn vị thành viên với nhau chỉ đang dựa vào mối liên kết ngang theo kiểu hành chính và dừng lại ở việc cùng tham gia một số dịch vụ ngành hàng, do đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Điện tử Hà Nội đó là quá trình tạo ra một sản phẩm dịch vụ, có nhiều đơn vị cùng tham gia chứ chưa có sự liên kết dựa trên cơ sở về vốn, tài sản, khoa học

công nghệ, liên kết kinh tế một cách bài bản.

- Các đơn vị cùng phải tổ chức bộ máy tập trung thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch công ty giao, phân bổ kế hoạch cho các bộ phận nhận; phải chủ động thực hiện các công việc từ nghiên cứu đổi mới kỹ thuật, công nghệ, đầu tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; các hoạt động dịch vụ, đào tạo, tài chính, công nghệ, thương mại…. tất thảy mọi công việc. Và các đơn vị đều phải thành lập các bộ phận giống nhau nên gây nhiều lãng phí về nhân lực, tài chính và nhiều phát sinh khác.

- Một số đơn vị trong công ty có những công việc, đơn hàng lớn là chuẩn bị nguyên liệu đầu vào, sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho sản phẩm SXKD của mình, nhưng đã không phối hợp được với các đơn vị trong công ty mà chủ yếu đi thuê ngoài, mặc dù khả năng cũng như điều kiện các đơn vị trong công ty cũng có thể đảm nhiệm được.

- Bản thân công ty Điện tử Hà Nội chưa tập hợp cũng như chưa có chính sách điều phối về vấn đề tài chính giữa các đơn vị trong công ty, nên việc hiệp tác về tài chính giữa các đơn vị gặp nhiều khó khăn và chưa bao giờ được thực hiện được. Vì vậy có thể nói các hoạt động kinh tế vẫn là mạnh đơn vị nào đơn vị đó làm.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả đầu tư của công ty điện tử hà nội đối với các công ty thành viên (Trang 52 - 59)