Giá trị của các phƣơng tiện biểu thị quan hệ nghịch nhân quả phiếm định thời trong thơ Xuân Quỳnh – có sự so sánh với thơ Xuân Diệu

Một phần của tài liệu Khảo sát một số phương tiện biểu thị quan hệ nghịch nhân quả trong thơ Xuân Quỳnh (Trang 86 - 106)

- Dù nhưng, Dẫu nhưng

3.2.Giá trị của các phƣơng tiện biểu thị quan hệ nghịch nhân quả phiếm định thời trong thơ Xuân Quỳnh – có sự so sánh với thơ Xuân Diệu

thời trong thơ Xuân Quỳnh – có sự so sánh với thơ Xuân Diệu

Trong phần này, chúng tôi cũng khảo sát thêm các phương tiện biểu thị quan hệ nghịch nhân quả phiếm định thời trong thơ Xuân Diệu để có sự so sánh và làm rõ hơn giá trị của các phương tiện biểu thị quan hệ nghịch nhân quả phiếm định thời trong thơ Xuân Quỳnh.

Chúng tôi đã tìm được trong 170 bài thơ Xuân Diệu 96 câu thơ biểu thị quan hệ nghịch nhân quả phiếm định, chiếm 75,6% tổng số câu thơ biểu thị quan hệ nghịch nhân quả.

Đó có thể là những câu thơ chứa đầy đủ các phương tiện biểu thị nhưng cũng có thể là những câu thơ chỉ có một phần của sự biểu thị đó.

Tóm lại, số lượng câu thơ biểu thị quan hệ nghịch nhân quả phiếm định thời trong thơ Xuân Diệu có thể được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Quan hệ nghịch nhân quả phiếm định thời Số câu thơ Tổng Mà/ Thế mà 18 18,75% Nhưng 56 58,33% Tuy 7 7,3% Dù/ Dẫu/ Dầu 15 15,62% Tổng 96 100%

Biểu đồ 3.1 - Quan hệ nghịch nhân quả phiếm định thời trong thơ Xuân Diệu

18.75%58.33% 58.33% 7.30% 15.62% Mà/ Thế mà Nhưng Tuy Dù/ Dẫu/ Dầu

Chiếm số lượng nhiều nhất trong thơ Xuân Quỳnh và Xuân Diệu là những câu thơ biểu thị cấu trúc nghịch nhân quả phiếm định. Những câu thơ này không có các hư từ, các từ chỉ trạng thái mang ý nghĩa thời gian đi kèm.

Trong cả thơ Xuân Quỳnh và Xuân Diệu có đầy đủ các dạng thức của cấu trúc nghịch nhân quả phiếm định. Đó có thể là những câu thơ có đầy đủ các chỉ tố

cấu trúc nghịch nhân quả phiếm định, có thể là tỉnh lược một liên từ trước X hoặc Y, cũng có thể tỉnh lược cả hai liên từ trước X và Y, đồng thời có sự xuất hiện của các vị từ tình thái khác như mà, thế mà

Căn cứ vào kết quả ở trên, khi tìm hiểu quan hệ nghịch nhân quả phiếm định được biểu thị trong thơ Xuân Quỳnh và Xuân Diệu, chúng tôi tổng hợp được qua bảng số liệu sau:

Tác giả Cấu trúc NNQ phiếm định thời Tổng

Nhưng Tuy Xuân Quỳnh 35 (29,9%) 37 (39,8%) 5 (4,3%) 40 (34,2%) 117 (100%) Xuân Diệu 18 (18,75%) 56 (60,2%) 7 (7,3%) 15 (15,62%) 96 (100%) Tổng 53 (24,9%) 93 (43,7%) 12 (5,6%) 55 (25,8%) 213 (100%)

Biểu đồ 3.2Quan hệ nghịch nhân quả phiếm định thời trong thơ Xuân Quỳnh và thơ Xuân Diệu

29.90% 39.80% 4.30% 39.80% 4.30% 34.20% 18.75% 60.20% 7.30% 15.62% 24.90% 43.70% 5.60% 25.80% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Mà Nhưng Tuy Dù Tổng Xuân Diệu Xuân Quỳnh

Để sử dụng một hành vi ngôn ngữ được chuẩn xác, cần có những điều kiện nhất định. Khi một trong những điều kiện ấy bị vi phạm, người đối thoại, người nghe có thể chỉnh lại. Ở các trường hợp đó, từ hư đã được xuất hiện theo những phương thức nhất định. Trong thơ cũng vậy, các phương tiện liên kết được coi là sử dụng thành công nếu nó nêu bật được ý đồ mà nhà thơ muốn thể hiện.

Theo bảng số liệu trên, số lượng câu thơ có chứa cấu trúc nghịch nhân quả phiếm định trong thơ Xuân Quỳnh là nhiều hơn so với các câu thơ có trúc nghịch nhân quả phiếm định trong thơ Xuân Diệu.

Sự giống nhau ở loại cấu trúc này trong cách sử dụng của cả hai nhà thơ là sự

giống nhau trong các từ, cặp từ biểu thị. Đó là các từ: mà/thế mà; nhưng; tuy/tuy…

nhưng; dù/dẫu/dầu/dù… nhưng… Tuy vậy, số lượng câu thơ có sử dụng các từ đó là không giống nhau như ta nhìn thấy số liệu ở bảng trên.

Ví dụ: Trong 170 bài thơ được khảo sát ở cả thơ Xuân Quỳnh và thơ Xuân

Diệu thì thơ Xuân Diệu có từ nhưng – biểu thị cho cấu trúc nghịch nhân quả phiếm

định chiếm số lượng nhiều hơn là 9 câu.

Trong cấu trúc X nhưng Y, nếu từ X làm ta có khuynh hướng rút ra kết luận Z, còn từ Y làm ta có khuynh hướng rút ra kết luận đối “không Z” thì người nói lấy khuynh hướng của Y làm khuynh hướng của cả câu. Ở đây, người ta có thể thấy sự đối lập giữa hai đối tượng hoặc của cùng một đối tượng với hai thuộc tính trái

ngược. Nhưng là một tác tố liên kết đủ mạnh để đảm bảo cho sự hoàn chỉnh của cả

phát ngôn về hai sự tình có quan hệ đối lập. Khi có mặt từ nhưng – đánh dấu mối

quan hệ ấy thì không cần kèm theo bất cứ một ràng buộc nào; thành phần Y sau

nhưng không cần thay đổi để thích ứng với X. Có thể nhận thấy X nhưng Y là một biểu thức liên kết hai tiểu cú có liên hệ về nghĩa nhưng tương đối độc lập về cấu trúc. Ý nghĩa của biểu thức này được vận dụng tương đối giống nhau ở cả hai nhà thơ Xuân Diệu và Xuân Quỳnh. Ví dụ, so sánh hai câu thơ sau của nhà thơ Xuân Diệu.

Ví dụ 79:

Không có cánh nhƣng vẫn thèm bay bổng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đi trong sân mà nhớ chuyện trên giời Trút thời gian trong một phút chơi vơi

- Cảm xúc

Ví dụ 80:

Anh vui liền, nhƣng bỗng lại buồn ngay. Vì anh nghĩ: thế vẫn còn xa lắm.

- Xa cách

Với hai câu thơ sau của nhà thơ Xuân Quỳnh:

Ví dụ 81:

Không còn ai có thể nhận ra Dấu vết của con đường đó nữa

Nhƣng từ đáy lòng ta – ta vẫn nhớ Rằng gần xa, đâu đó có con đường.

- Chuyện con đường sau những năm chống Mĩ

Ví dụ 82: Nhƣng chói lòng hơn là nỗi nhớ khu vườn Là nỗi nhớ nhau dẫu bây giờ gẫn gũi thế.

- Vườn trong thư viện

Ta có thể dễ dàng nhận thấy những câu thơ trên sử dụng từ “nhưng” đều với

mục đích là nêu lên tính chất khác biệt, trái ngược của hai đối tượng, hai sự việc được đề cập đến trong đó. Song dù vậy, ta vẫn thấy ở hai nhà thơ này là hai sự vận dụng khác nhau về mặt hình thức câu chữ. Với thơ Xuân Diệu, từ nhưng được đặt giữa hai đối tượng được nêu ra cụ thể, không hề có sự lược bỏ đối tượng nhằm nhấn mạnh cảm xúc mãnh liệt trào dâng trong tâm hồn một con người đang yêu và cần được yêu mãnh liệt; trong khi đó, ở thơ Xuân Quỳnh, hai đối tượng trái ngược, đối lập nhau lại được đặt khá xa nhau, người đọc có khi phải đọc cả đoạn thơ thậm chí hoàn chỉnh cả bài thơ mới có thể xác định được sự có mặt của hai đối tượng đó.

Cũng giống như các phương tiện biểu thị quan hệ nghịch nhân quả sớm và nghịch nhân quả muộn, các phương tiện biểu thị quan hệ nghịch nhân quả phiếm định thời trong thơ Xuân Quỳnh cũng có giá trị to lớn, góp phần thể hiện rõ rệt tư tưởng nghệ thuật, hình tượng thơ hay chất nữ tính đậm nét trong thơ chị.

Tư tưởng nghệ thuật trước hết là thứ tư tưởng có tính tổng hợp cao rút ra từ toàn bộ tác phẩm của nhà văn, nhà thơ. Nói cách khác, đó là một tư tưởng bao trùm cả sự nghiệp sáng tác, tạo nên tính thống nhất, tính chỉnh thể. Đó là một hình thái đặc thù của người nghệ sĩ – nhận thức bằng toàn bộ con người tinh thần với tất cả nội dung phong phú và tính tổng thể toàn vẹn của nó. Hình thái nhận thức này đòi hỏi nghệ sĩ phải huy động toàn bộ mọi năng lực tinh thần của mình mà nội dung chính bao gồm lí trí và tình cảm, cảm xúc kết hợp hài hòa với nhau giống như xương cốt và máu thịt, như thể xác và linh hồn con người. Bởi vậy, tư tưởng nghệ thuật còn có thể coi là hình thái tư duy – tình cảm thẩm mĩ, tinh thần của người cầm bút. Tư tưởng ấy được hình thành, được nảy sinh từ sự cọ xát, va chạm một cách cụ thể giữa trí tuệ, tâm hồn của người sáng tác với hiện thực khách quan. Có thể nói, tư tưởng nghệ thuật bao gồm hai mặt thống nhất là chủ thể - tư duy, tình cảm, tinh thần, thẩm mĩ của người viết và khách quan – hiện thực khách quan. Đồng thời, không thể có một thứ tư tưởng nghệ thuật chung chung, siêu cá thể. Tư tưởng nghệ thuật phải là riêng của mỗi nhà văn, Nó là chỗ phân biệt cơ bản nhất giữa nhà văn này với nhà văn khác. Người đọc có thể phân biệt được thơ Xuân Quỳnh với thơ Xuân Diệu hay bất kì nhà thơ nào khác cũng chính là nhờ tư tưởng nghệ thuật được thể hiện trong đó.

Trong giới hạn luận văn, chúng tôi chỉ nêu bật tư tưởng nghệ thuật của nhà thơ Xuân Quỳnh nhờ sự góp mặt của các phương tiện biểu thị quan hệ nghịch nhân quả - trong sự so sánh với các phương tiện biểu thị quan hệ nghịch nhân quả trong thơ Xuân Diệu.

Ở Xuân Diệu, niềm giao cảm hết mình giữa con người và con người được biểu lộ sâu sắc, thể hiện niềm hạnh phúc tuyệt vời mà cuộc sống trần thế này đã ban phát cho nhân loại. Ông không muốn hòa tan cái tôi riêng của mình vào trong biển

đời vô danh nhạt nhẽo. Cái tôi cá nhân phải được tồn tại một cách đầy ý nghĩa trong đời sống. Và ý nghĩa nhân bản lớn của tư tưởng Xuân Diệu còn là sự khẳng định cái tôi ấy trong quan hệ hòa hợp với đời. Ông cần đến thơ để thả hồn mình vào thế giới và tìm đến những tâm hồn đồng điệu. Có thể nói, trên đời này có bao nhiêu cách để tiếp xúc với đời, để tìm sự giao cảm với đời, Xuân Diệu đều không bỏ qua và đều khai thác triệt để. Bởi đấy là một trái tim nóng bỏng, trái tim của một con người sinh ra để yêu thương, để bày tỏ tình yêu thiết tha của mình đối với cuộc sống và kêu gọi tình yêu của cuộc sống đối với mình.

Ví dụ 83:

Tiếng tôi hát chẳng làm ai tươi nở,

Nhưng sách nầy, tôi để cả trái tim;

- Lời thơ vào tập Gửi hương

Ví dụ 84:

Xuân vội bước, nhưng mà hương chẳng mất:

Tôi với tay giam giữ ở trong nầy.

- Lời thơ vào tập Gửi hương

Ví dụ 85:

Mở miệng vàng và hãy nói yêu tôi

chỉ là trong một phút mà thôi. - Mời yêu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu thơ như một sự van vỉ cuộc đời, van vỉ con người hãy sống hết mình,

yêu hết mình trong tình yêu, trong cuộc đời của chính mình. Sự có mặt của từ đã

làm cho câu thơ trở nên tha thiết, gấp gáp hơn – dù chỉ trong một phút nhưng xin cũng hãy cứ nói yêu tôi, yêu thương cuộc đời. Một phút thì ngắn ngủi biết chừng nào nhưng nhà thơ vẫn cần được yêu, thiết tha được yêu, được sống với những tình cảm chân thành và đầy ý nghĩa. Đó phải chăng là một sự nhấn mạnh – nhấn mạnh tư tưởng chủ đạo về niềm khát khao giao cảm, về tình yêu đời, yêu người vô bờ bến của nhà thơ. Chính niềm khao khát giao cảm với cuộc đời, niềm yêu sống đến cuồng si đã giúp Xuân Diệu phát hiện ra vẻ đẹp của cuộc sống. Những vần thơ như “lòng”

Xuân Diệu mở ra, như tay Xuân Diệu muốn chìa ra mời mọc con người. Thơ Xuân Diệu, tự bản thân nó không phải là sự mô phỏng cuộc sống mà đó là lời tụng ca hân hoan, đắm đuối trước vẻ đẹp đích thực của cuộc sống. Mỗi vần thơ của Xuân Diệu dường như là một mối dây níu người ở lại trần gian, mỗi sáng tác đều là một lời ngỏ khát khao giao cảm với đời của người thi sĩ. Thơ Xuân Diệu luôn mang trong mình tâm bão cuồng nhiệt ấy.

Cả ba câu thơ trên đều sử dụng các phương tiện biểu thị quan hệ nghịch nhân quả phiếm định thời. Ở đó, người đọc không xác định được đó là quan hệ nghịch nhân quả sớm hay muộn do không có sự có mặt của các hư từ biểu thị trạng thái thời gian. Nhưng cũng chính nhờ vậy mà tư tưởng trong thơ Xuân Diệu được biểu đạt mãnh liệt hơn. Dường như nó không còn bị giới hạn bởi thời gian, không gian nữa. Niềm yêu đời, khát khao yêu thương, khát khao giao cảm đã trở thành vĩnh viễn, vĩnh cửu trong thơ Xuân Diệu – một con người rất sợ cô độc.

Cũng như Xuân Diệu, Xuân Quỳnh đến với thơ, cần thơ để thả hồn mình, để tìm sự sẻ chia, đồng điệu. Thơ đã trở thành máu thịt của chị. Người ta nói, thơ với Xuân Quỳnh như người phụ nữ tất yếu phải sinh con, cây phải đơm hoa kết trái vậy. Ở Xuân Quỳnh, thơ không gợi sóng tâm hồn, không còn là bão, là giông với cuộc sống mà nó để cuộc đời lặng lẽ, bình yên trôi theo thời gian:

Nếu ngày mai em không làm thơ nữa Cuộc sống sẽ trở thành bình yên

Ngày nối nhau trên đường phố êm đềm Không nỗi khổ, không niềm vui kinh ngạc

Với Xuân Quỳnh, nếu không làm thơ nữa thì mọi ngày sẽ đều giống nhau, nhàn nhã đến chán nản và vô vị:

Ví dụ 86: Trận mưa xuân dẫu làm ướt áo

Nhưng lòng em còn cảm xúc chi đâu Mùa đông về quên nỗi nhớ nhau Không xôn xao khi nắng hè đến sớm”

Khi còn thơ, như một sự tất yếu sẽ thấy được, sẽ có sự rung cảm tinh tế về thời gian, về không gian. Và nếu không còn làm thơ nữa, sự tinh tế ấy sẽ bị mất đi.

Hai chữ “chi đâu” đều là thanh bằng mà nghe sắc lạnh, thấm thía. Câu thơ như một

sự rũ bỏ lạnh lùng “còn cảm xúc chi đâu”. Dù cho mưa xuân có làm ướt áo nhưng khi không được làm thơ nữa thì tất cả mọi rung cảm dường như sẽ chết đi. Bởi chính thơ đã làm ta cảm nhận, làm ta có cái nhìn phong phú, tinh tế, sắc nhạy trước

thế giói tự nhiên. Cặp từ “dẫu … nhưng” như thể hiện một sự chua chát đến nghẹn

ngào, một tâm trạng đầy đau khổ nếu không được làm thơ nữa của một thi sĩ yêu thơ và sống hết mình vì thơ. Đúng là thơ đã trở thành máu thịt, là một phần không thể thiếu với Xuân Quỳnh.

Nếu ở Xuân Diệu, ta thấy một hồn thơ khát khao giao cảm, khát khao trong tình yêu, trong cuộc sống và niềm đam mê thơ mãnh liệt thì ở Xuân Quỳnh, thơ cũng là cuộc sống, là hơi thở, sự khát khao yêu thương nhưng là với tất cả những gì nhỏ nhặt nhất xung quanh chị. Thơ Xuân Quỳnh không thể hiện tư tưởng, hoài bão xa xôi, rộng lớn mà nó đằm thắm, nhẹ nhàng với những cảm xúc giản đơn, dung dị đời thường của một tâm hồn bình dị, chỉ mong được sống hạnh phúc trong vai trò của một người phụ nữ, một người vợ, một người mẹ bình thường. Bởi cuộc sống bao giờ cũng là nguồn cảm hứng mênh mông, bất tận của tâm hồn người nghệ sĩ.

Ví dụ 87:

Mắt trẻ con sáng lắm

Nhưng chưa thấy gì đâu

- Chuyện cổ tích về loài người

Trong mỗi vần thơ, ta đều thấy rõ sự khẳng định quan niệm thơ ca của Xuân Quỳnh sâu sắc – quan niệm về tình yêu thơ, yêu đời luôn cháy bỏng. Không đao to, búa lớn, không mơ mộng cao sang nhưng những vần thơ về con gà, quả trứng, về cây bàng, về tình yêu gia đình, tình yêu đôi lứa… của Xuân Quỳnh vẫn luôn có sức sống mãnh liệt. Cuộc sống sẽ là vô nghĩa nếu thiếu đi tình yêu, sự tinh tế, lòng nhân ái với thế giới xung quanh. Cái yếu đuối trong thơ cũng chứa sức mạnh của con người. Đó là khát vọng. Qua thơ Xuân Quỳnh ta có thể thấy tình cảm có mềm yếu,

sâu sắc nhưng lí tưởng lại rất rõ ràng, bền vững với cuộc đời bình dị - cuộc đời là mạch sữa ngọt ngào nuôi lớn thi ca, cuộc đời là nguồn nhựa sống dạt dào, không bao giờ vơi cạn.

Thơ Xuân Quỳnh nhẹ nhàng, hồn hậu, tự nhiên mà lại rất sâu sắc, triết lí.

Một phần của tài liệu Khảo sát một số phương tiện biểu thị quan hệ nghịch nhân quả trong thơ Xuân Quỳnh (Trang 86 - 106)