Quan hệ nghịch nhân quả sớm không điển hình

Một phần của tài liệu Khảo sát một số phương tiện biểu thị quan hệ nghịch nhân quả trong thơ Xuân Quỳnh (Trang 43)

- Cặp từ “còn…đã”/ “vừa đã”

2.1.1.2.Quan hệ nghịch nhân quả sớm không điển hình

Như ở trên đã nói, quan hệ nghịch nhân quả không điển hình là giữa hai đối tượng X và Y không có mối quan hệ nhân quả trực tiếp mà phải cần đến một yếu tố thứ ba Z làm trung gian. Ngữ nghĩa của phát ngôn này chỉ được hiểu đúng khi có ngữ cảnh giao tiếp. Ở đây, chúng tôi dựa vào sơ đồ chéo trong cấu trúc về quan hệ nghịch nhân quả để phân chia thành quan hệ nghịch nhân quả điển hình hay không điển hình. Những câu thơ có đầy đủ cặp từ biểu thị mối quan hệ giữa hai đối tượng được chúng tôi cho là điển hình; những câu thơ chỉ có 1 trong 2 từ của cặp từ biểu thị được cho là không điển hình và nghĩa của chúng hoàn toàn được xác định dựa vào ngữ cảnh của toàn bộ bài thơ.

Trong tổng số 25 câu thơ biểu thị quan hệ nghịch nhân quả sớm, chúng tôi tìm được 9 câu thơ biểu thị quan hệ nghịch nhân quả sớm không điển hình, chiếm 36% số lượng câu thơ biểu thị quan hệ nghịch nhân quả sớm, chiếm 6,04% số câu thơ biểu thị quan hệ nghịch nhân quả. Và mật độ xuất hiện của các từ biểu hiện loại quan hệ này là không giống nhau.

Ở các câu thơ biểu thị quan hệ nghịch nhân quả sớm không điển hình đều có

sự rút gọn của từ đã trong các cặp từ: chưa…đã; mới… đã; vừa/còn… đã. Bởi trong

những trường hợp này, thì từ đã không có khả năng khu biệt, không có chức năng

tạo nên sự khác biệt để nhận diện quan hệ nghịch nhân quả sớm. Ở đây, chính các từ

mới, chưa, vừa/còn mới là dấu hiệu biểu thị sắc thái nghịch của quan hệ nhân quả sớm. Vì lẽ đó mà chúng không bị lược bỏ và trong câu, nếu chỉ xuất hiện đơn lẻ những từ này thì người ta vẫn nhận ra thấy sự xuất hiện của quan hệ này.

- Từ “chưa”

Có thể nói, trong 9 câu thơ thể hiện quan hệ nghịch nhân quả sớm không điển hình, mật độ xuất hiện của những từ này là nhiều nhất, mạnh nhất. Chúng có tới 6 câu thơ biểu thị, chiếm 66,7% số lượng câu thơ chỉ quan hệ nghịch nhân quả sớm không điển hình.

Ví dụ ta có các câu như:

Ví dụ 12:

Dù con chƣa ra đời Mồi mẹ dành con đó.

- Tại sao con gà sinh ra

Ví dụ 13:

Lá thư về viết vội

Chƣa kể hết chiến công Nhưng thay ngàn lời nói.

- Chiến hào Hay câu thơ:

Ví dụ 14:

Chị chƣa bao giờ khóc

Trước kẻ thù và trước những khó khăn Nhưng hôm nay bên người bạn Mỹ

Nước mắt trào dâng khi kể chuyện quê mình - Nước mắt

Từ chưa trong các câu thơ trên góp phần chỉ ra cho chúng ta thấy câu thơ đó

là quan hệ nghịch nhân quả sớm. Tuy bị khuyết đi từ “đã” ở vế sau của câu nhưng

người đọc vẫn có thể dễ dàng nhận ra mối quan hệ này.

- Từ “mới”

Từ “mới” thuộc cặp từ chỉ quan hệ nghịch nhân quả sớm “mới… đã”. Nó diễn tả trạng thái vừa mới thay đổi, vừa mới bắt đầu của một đối tượng nào đó. Cũng giống như từ “chưa” ở trên, tuy đã lược bỏ phần sau nhưng mối quan hệ này

vẫn được thể hiện rõ ràng. Và chỉ có 1 câu thơ chứa từ “mới”, chiếm 11,1% số câu thơ biểu thị quan hệ nghịch nhân quả sớm không điển hình:

Ví dụ 15:

Mới hôm qua cùng bạn

Em ngồi ghế nhà trường Hôm nay diễn viên mới Nhớ cây bàng, cửa gương…

- Cô diễn viên mới

Ở đây có sự đối lập giữa hôm qua/hôm nay. Tuy mới hôm qua tác giả còn bỡ

ngỡ với bạn bè, trường lớp nhưng hôm nay đã trở thành một diễn viên. Dường như đây là một dụng ý, tác giả cố tình lược đi từ “đã” để cho câu thơ trở nên mềm mại hơn nhưng không vì thế mà làm mất đi nét nghĩa vốn có được hình thành. Đó là sự trôi qua nhanh chóng của thời gian, của cuộc đời.

- Từ “vừa”

Trong cặp từ “vừa… đã”, từ “đã” bị khuyết đi nhưng một mình từ “vẫn” vẫn

đảm nhiệm được đầy đủ cả nét nghĩa và sự thể hiện về mặt hình thức của cả câu thơ. Ở đây có hai câu thơ chứa từ này, chiếm 22,2% trong tổng số những câu thơ biểu thị quan hệ nghịch nhân quả sớm không điển hình. Đó là những câu thơ:

Ví dụ 16:

Khi con vừa ra đời Lời ru về mặt đất.

- Lời ru của mẹ

Ví dụ 17:

Khi con vừa tỉnh giấc Thì lời ru đi chơi

Ở ví dụ 16, ta thấy:

Khi con vừa ra đời Lời ru về mặt đất

Câu thơ thể hiện một nét nghĩa cụ thể, tuy con vừa mới chào đời thì đã có lời ru. Tác giả muốn nói lên rằng, tất cả tình yêu thương, sự ngọt ngào luôn sẵn có để dành cho đứa con yêu thương chào đời.

Như vậy, tuy mật độ xuất hiện không nhiều như các câu thơ có các cặp từ chỉ quan hệ nghịch nhân quả sớm như quan hệ nghịch nhân quả sớm điển hình nhưng các từ thể hiện quan hệ nghịch nhân quả sớm không điển hình cũng giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Chúng góp phần thể hiện ý đồ của tác giả, làm nổi bật nội dung của cả câu thơ và bài thơ. Ta có bảng số liệu sau:

Từ thể hiện Số lƣợng Tổng

Chưa 6 66,7%

Mới 1 11,1%

Vừa 2 22,2%

Tổng 9 100%

Tóm lại, dựa vào cấu trúc quan hệ nghịch nhân quả ta có thể xác định được quan hệ nghịch nhân quả sớm điển hình và quan hệ nghịch nhân quả sớm không điển hình. Qua nghiên cứu, tìm hiểu về quan hệ nghịch nhân quả sớm trong thơ Xuân Quỳnh, chúng tôi tổng hợp được bảng số liệu sau:

Quan hệ nghịch nhân quả sớm Số lƣợng câu thơ Tổng Điển hình 16 64% Không điển hình 9 36% Tổng 25 100%

Một phần của tài liệu Khảo sát một số phương tiện biểu thị quan hệ nghịch nhân quả trong thơ Xuân Quỳnh (Trang 43)