Quan hệ nghịch nhân quả muộn điển hình

Một phần của tài liệu Khảo sát một số phương tiện biểu thị quan hệ nghịch nhân quả trong thơ Xuân Quỳnh (Trang 48 - 50)

- Cặp từ “còn…đã”/ “vừa đã”

2.1.2.1 Quan hệ nghịch nhân quả muộn điển hình

Khi nghiên cứu thơ Xuân Quỳnh, chúng tôi tìm được 7 câu thơ biểu thị quan hệ nghịch nhân quả muộn. Điều đáng chú ý ở đây là có đến 6 câu thơ biểu thị quan hệ nghịch nhân quả muộn điển hình và đều chứa cặp từ “đã… vẫn (còn)”. Chúng chiếm đến 85,7% số lượng câu thơ biểu thị quan hệ nghịch nhân quả muộn.

Căn cứ vào sơ đồ chéo ở trên, chúng tôi chỉ tìm thấy 1 câu thơ có cặp từ “đã… vẫn còn”, chiếm 16,7% số lượng câu thơ biểu thị quan hệ nghịch nhân quả muộn. Đó là câu thơ:

Ví dụ 18:

Qua cay đắng với buồn vui đã nhiều

Vẫn còn nguyên vẹn niềm yêu Như cây tứ quý đất nghèo nở hoa.

- Thơ tình tôi viết Dựa vào cặp từ “đã… vẫn còn”, ta có thể xác định:

- Quan hệ giữa “cay đắng buồn vui” (X) với “niềm yêu” (Y) là nghịch nhân quả muộn

- Y chưa chuyển trạng thái.

Từ đó hình thành nên nét nghĩa “tuy đã trải qua nhiều cay đắng và vui buồn nhưng tác giả vẫn còn nguyên vẹn niềm yêu với cuộc đời”, thể hiện sự lạc quan, niềm yêu đời mãnh liệt.

Còn lại là 5 câu thơ có cặp từ “đã… vẫn”, chiếm 83,3%. Đó là các câu thơ:

Ví dụ 19:

Tôi đã qua bao thác ghềnh đá núi Qua thời gian tóc thoáng sợi màu mưa Hoa tường vi của những ngày xưa

Tôi vẫn nhớ một màu mây phiêu lãng.

- Hoa tường vi

Ví dụ 20:

Dẫu bây giờ em đã ở bên anh

Chung lo lắng, chung vui buồn, mơ ước Em vẫn cứ thương về ngày trước

Người yêu em thuở ấy có em đâu… - Thương về ngày trước

Ví dụ 21:

Dẫu người mẹ đã gói niềm vui trong áo mới

Con vẫn bâng khuâng tự hỏi:

Phải người mẹ năm nào mưa ướt áo tứ thân. - Lời ru

Ví dụ 22:

Đã cách mười năm kháng chiến

Vẫn giống các anh chị khi xưa. - Lòng mẹ

Ví dụ 23:

Tôi đã tới những miền đất lạ

Vẫn là người bạn bè, anh em - Khán giả của tôi

Cũng giống như cặp từ “đã… vẫn còn”, cặp từ “đã… vẫn” biểu thị quan hệ

nghịch nhân quả muộn. Chúng có giá trị biểu hiện như nhau, chỉ khác ở chỗ thể hiện về mặt câu chữ mà thôi. Nó hình thành nên nét nghĩa, tuy đối tượng X đã chuyển trạng thái nhưng đối tượng Y vẫn còn ở trạng thái cũ, chưa có sự thay đổi cho phù

hợp. Những câu thơ trên, tác giả sử dụng cặp từ “đã… vẫn” nhằm nói lên tình cảm

nguyên vẹn của chính tác giả đối với những người, những nơi, những sự kiện… dù đã gặp, đã diễn ra từ rất lâu rồi.

Về mặt ý nghĩa, nếu như quan hệ nghịch nhân quả sớm được sử dụng với mục đích rút ngắn khoảng cách thời gian giữa hai sự kiện nhằm tạo ra tính liên tiếp, tính đồng thời để tạo cảm xúc bất ngờ, ngạc nhiên thì quan hệ nghịch nhân quả muộn lại nhấn mạnh tính chất đối lập của các sự kiện nhằm nhấn mạnh và bảo lưu kết quả góp phần ca ngợi những tình cảm tốt đẹp, đáng được lưu giữ như các ví dụ đã dẫn ở trên.

Một phần của tài liệu Khảo sát một số phương tiện biểu thị quan hệ nghịch nhân quả trong thơ Xuân Quỳnh (Trang 48 - 50)