Giá trị của các phương tiện biểu thị quan hệ nghịch nhân quả sớm

Một phần của tài liệu Khảo sát một số phương tiện biểu thị quan hệ nghịch nhân quả trong thơ Xuân Quỳnh (Trang 58 - 62)

- Cặp từ “còn…đã”/ “vừa đã”

2.2.2. Giá trị của các phương tiện biểu thị quan hệ nghịch nhân quả sớm

Ở đây, chúng tôi cũng phân chia cụ thể thành quan hệ nghịch nhân quả sớm điển hình và nghịch nhân quả sớm không điển hình.

Như ở trên đã trình bày, cấu trúc nghịch nhân quả điển hình là giữa hai đối tượng X và Y thể hiện mối quan hệ nghịch nhân quả. Thông thường, X sẽ dẫn đến Y nhưng trong bối cảnh bị cản trở nào đó, X sẽ dẫn đến ~ Y và nó có các cặp từ đầy đủ biểu trưng cho cấu trúc nghịch nhân quả đi kèm. Trong cấu trúc nghịch nhân quả

sớm điển hình, các cặp từ đó là: chưa… đã; mới… đã; còn… đã; vừa… đã. Đó là

những từ biểu thị các trạng thái của các đối tượng được nói đến dựa trên một mốc thời gian cụ thể nào đó.

So sánh câu thơ có cấu trúc nghịch nhân quả sớm điển hình, ta thấy sự xuất hiện các cặp từ trên trong những bài thơ được khảo sát của hai nhà thơ Xuân Diệu và Xuân Quỳnh có sự chênh lệch nhau rõ rệt.

Tác giả Cặp từ biểu thị Tổng

Mới… đã Chưa… đã Vừa… đã

Xuân Quỳnh 5 (31,25%) 3 (18,75%) 8 (50%) 16 (100%) Xuân Diệu 5 (41,66%) 5 (41,66%) 2 (16,68%) 12 (100%) Tổng 10(35,7%) 8(28,6%) 10(35,7%) 28(100%)

Mỗi cặp từ trong cấu trúc nghịch nhân quả sớm điển hình mang một ý nghĩa sắc thái, biểu thị những trạng thái khác nhau của hai đối tượng có quan hệ trái ngược, đối lập nhau trong cùng một phát ngôn. Ở cả thơ Xuân Quỳnh và Xuân Diệu, ta thấy có sự có mặt đầy đủ của cả 3 cặp từ đặc trưng của cấu trúc nghịch nhân quả sớm điển hình. Tuy vậy, số lượng câu thơ chứa các cặp từ đó và cách thể hiện chúng trong thơ của hai nhà thơ nổi tiếng này là khác nhau như ta đã thấy trong bảng số liệu trên. Ví dụ:

- Mới… đã:

- Quan hệ giữa hai đối tượng được nhắc đến là nghịch nhân quả sớm. - Đối tượng thứ nhất vừa mới chuyển trạng thái.

- Đối tượng thứ hai đã chuyển trạng thái.

Thơ Xuân Quỳnh và Xuân Diệu đều có 5 câu chứa cặp từ này, điều khác nhau mà chúng tôi phát hiện được ở đây là cách vận dụng chúng vào trong câu thơ của hai nhà thơ này là khá khác nhau.

+ Ở thơ Xuân Quỳnh đa số cặp từ này được dùng trong câu thơ theo trật tự thuận của đầy đủ các thành phần chủ ngữ và vị ngữ trong câu. Ví dụ:

Ví dụ 25:

Đứa trẻ mới sinh đã bắt đầu tập bước - Một năm

Ví dụ 26:

Em mới nói với anh lời thứ nhất Lúa đã gọi triệu tay liềm đến gặt

- Một năm

+ Trong khi đó ở thơ Xuân Diệu, cặp từ này được dùng ở đa số các câu thơ

có trật tự đảo của các thành phần trong câu. Ví dụ:

Ví dụ 27:

Mới vừa sương chiếu trên cây,

Đã tràn hạnh phúc chiều nay em về

Ví dụ 28:

Mới vừa xa khuất mắt đen,

Nỗi đau lòng đã tràn lên tấm lòng.

Sự khác nhau này đã tạo nên điểm nhấn trong cách thể hiện tình cảm giữa Xuân Quỳnh và Xuân Diệu. Ở thơ Xuân Quỳnh, đó là sự thể hiện của một tâm hồn nữ sĩ dung dị, giản đơn nhưng đằm thắm, sâu nặng với những cung bậc và những đối tượng cụ thể.Trong khi đó, ở thơ Xuân Diệu những cảm xúc đó được thể hiện dưới sự ẩn giấu của nhân vật, của đối tượng nhưng cảm xúc, tình cảm ấy cũng rất chân thành, sâu nặng, phù hợp với tâm trạng của người đang yêu, khát yêu.

- Vừa… đã:

Đây là cặp từ có số lượng câu thơ chênh lệch nhau nhiều nhất khi so sánh cấu trúc nghịch nhân quả sớm điển hình giữa thơ Xuân Quỳnh và thơ Xuân Diệu.

Ở thơ Xuân Diệu, chỉ có 2 câu thơ biểu thị trong khi đó thơ Xuân Quỳnh có đến 8 câu thơ sử dụng cặp từ này. Điều này thể hiện sự chú trọng của một nhà thơ nữ trong việc vận dụng yếu tố liên kết mang tính chất thể hiện mối quan hệ đối lập giữa hai đối tượng nhiều hơn. Hay nói cách khác, sự đối lập,trái ngược nhau giữa

các yếu tố được Xuân Quỳnh thể hiện triệt để hơn qua cặp từ đặc trưng vừa… đã.

Ví dụ 29:

Vừa nghe tiếng nói đã nên mặn mà

- Hát với con tàu - Xuân Quỳnh

Câu chữ trong thơ Xuân Quỳnh cũng mộc mạc giản dị như chính cuộc đời của bà. Tất cả hiện hữu đều rất sinh động, cụ thể, đều chất chứa trong đó những cảm xúc rất dung dị, rất chân thực của cuộc sống đời thường.

- Chưa… đã:

Cũng giống như hai cặp từ biểu thị cấu trúc nghịch nhân quả trên, cặp từ

chưa… đã được dùng trong thơ Xuân Quỳnh và Xuân Diệu cũng có sự chênh lệch nhau. Tuy sự chênh lệch đó là không lớn nhưng đã góp phần tô đậm tư tưởng nghệ thuật và ngòi bút tài hoa của hai con người này.

Dựa vào bảng số liệu trên, chúng tôi liệt kê được thơ Xuân Quỳnh có 3 câu thơ và thơ Xuân Diệu có 5 câu thơ có chứa cặp từ này.

Nếu như cặp từ mới… đã được Xuân Quỳnh sử dụng hầu hết trong các câu

thơ có đầy đủ các thành phần câu theo trật tự thuận thì cặp từ chưa… đã ở đây được

vận dụng trong hầu hết các câu thơ bị lược bỏ bớt thành phần chủ ngữ ở đầu câu.

Ví dụ 30:

Chƣa già mà đã có râu - Mí thích

Ngược lại, nếu như ta thấy cặp từ mới… đã trong thơ Xuân Diệu được dùng

đây, cặp từ chưa… đã lại xuất hiện trong đa số các câu có đầy đủ các thành phần câu theo trật tự thuận thông thường. Ví dụ:

Ví dụ 31:

Chuyện trước ta chƣa kể một lời Mà anh đã hiểu tận sâu khơi.

Ví dụ 32:

Tay chưa bắt, mặt chƣa chào, Lời ăn tiếng nói thể nào chưa hay,

Mà lòng đã hẹn nhau ngay.

Mỗi yếu tố, dù nhỏ nhất xuất hiện trong một câu thơ cũng là rất quan trọng trong việc hình thành nét nghĩa của cả câu thơ cũng như bài thơ. Sự khác nhau trong việc vận dụng các cặp từ đặc trưng biểu thị cấu trúc nghịch nhân quả sớm điển hình đã phân tích ở trên cũng phần nào nêu bật được đặc trưng về nội dung và tư tưởng nghệ thuật của Xuân Quỳnh và Xuân Diệu.

Bên cạnh đó, về mặt số lượng, câu thơ biểu thị cấu trúc nghịch nhân quả sớm không điển hình giữa thơ Xuân Quỳnh và Xuân Diệu cũng chênh lệch nhau không nhiều. Dựa vào kết quả của quá trình phân tích, tổng hợp ở trên, ta có thể thống kê qua bảng số liệu sau:

Tác giả Cấu trúc NNQ sớm không điển hình Tổng

Chưa Đã Mới Vừa

Xuân Quỳnh 6 (66,7%) 0 (0%) 1 (11,1%) 2 (22,2%) 9 (100%) Xuân Diệu 3 (23,1%) 6 (46,2%) 0 (0%) 4 (30,7%) 13 (100%) Tổng 9 (40,9%) 6 (27,3%) 1 (4,5%) 6 (27,3%) 22 (100%)

Quan hệ nghịch nhân quả không điển hình là quan hệ giữa hai sự việc, hai đối tượng đối lập nhau được biết đến với sự giúp đỡ của ngữ cảnh giao tiếp và không có mặt đầy đủ của cả 2 từ trong cặp từ biểu thị.

Ở thơ Xuân Diệu ta thấy câu thơ có cấu trúc nghịch nhân quả sớm không điển hình nhiều hơn trong thơ Xuân Diệu và sự phân bố của các từ biểu thị cũng không giống nhau. Để xác định được đó là các cấu trúc nghịch nhân quả không điển hinh người đọc phải phần lớn dựa vào ngữ cảnh của toàn bộ bài thơ. Như vậy, có thể nói thơ Xuân Diệu có sự ẩn ý nhiều hơn. Để có thể hiểu được, nắm bắt được nội dung mà tác giả biểu đạt, người đọc phải dựa vào ngữ cảnh chứ không phải hoàn toàn dựa vào câu chữ thể hiện trên bề mặt.

Ví dụ, trong thơ Xuân Diệu có đến 6 câu thơ chứa từ đã, nếu xét về bề mặt

câu chữ thì người đọc dễ nghĩ câu thơ đó biểu thị cấu trúc nghịch nhân quả muộn không điển hình. Song dựa vào ngữ cảnh, xét chung trong toàn bộ bài thơ, đoạn thơ mà ta có thể khẳng định câu thơ đó biểu thị cấu trúc nghịch nhân quả sớm không điển hình. Ví dụ:

Ví dụ 33:

Tuổi mười lăm đã vào vòng mụ Di!

- Chị Dung

Một phần của tài liệu Khảo sát một số phương tiện biểu thị quan hệ nghịch nhân quả trong thơ Xuân Quỳnh (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)