Câu thơ có cặp từ “chưa… đã” có 3 câu, chiếm 18,75% trong tổng số những câu thơ có cấu trúc sớm điển hình và chiếm 12% tổng số câu thơ biểu thị quan hệ nghịch nhân quả sớm.
Ví dụ 1:
Đất Liên Xô từ khi ta chƣa đến Lòng đã tương tư sớm tối đi về.
- Những bước chân
Cặp từ “chưa… đã” báo hiệu quan hệ nghịch nhân quả sớm. Do đó hình thành nét nghĩa “tác giả tuy chưa bao giờ đến Liên Xô nhưng trong lòng đã luôn yêu mến, cảm tình với mảnh đất này.” Từ đây ta có thể xác định:
- Quan hệ giữa “đất Liên Xô” (X) và “lòng” (Y) là nghịch nhân quả sớm. - X chưa chuyển trạng thái, chưa từng trải nghiệm
- Y đã có sự chuyển trạng thái. Hay trong câu thơ:
Ví dụ 2:
Dẫu chƣa quen đã trở thành ruột thịt
Đã cùng nhau chiến đấu mấy mươi năm.
- Viết cho con ngày chiến thắng
Ở đây, người đọc cũng có thể dễ dàng nhận ra sự biểu thị của quan hệ nghịch nhân quả sớm qua cặp từ “chưa…đã”. Câu thơ hình thành nét nghĩa “những người chiến sĩ, những người đồng đội từ mọi miền Tổ quốc, trước đây tuy chưa từng quen biết nhau nhưng giờ đã cùng nhau chiến đấu và trở nên thân thiết, gắn bó”.
Và trong câu thơ:
Ví dụ 3:
Chƣa già mà đã có râu
Cái con dế, suốt đêm thâu hát gì - Mí thích
Như vậy, cặp từ “chưa… đã” có tác dụng biểu lộ mạnh trạng thái thay đổi
sớm của một đối tượng nào đó trong mối quan hệ với đối tượng khác. Như trong câu thơ trên, tác giả dùng cặp từ này nhằm diễn đạt hàm ý rằng: “con dế tuy chưa già nhưng đã có râu”, vì theo lẽ thường tình thì khi trưởng thành, khi già mới có râu.