- Cặp từ “còn…đã”/ “vừa đã”
2.2.1. Đôi nét về nhà thơ Xuân Diệu
Trong sự nghiệp sáng tác thơ văn của mình, Xuân Diệu được biết đến như là một nhà thơ lãng mạn trữ tình, "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới" (Hoài Thanh, Thi nhân Việt Nam), "ông hoàng của thơ tình".
Xuân Diệu là một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa lớn của dân tộc, đã để lại cho đời một sự nghiệp sáng tác thật lớn lao và rất có giá trị. Hơn năm mươi năm lao động miệt mài trong thế giới nghệ thuật ấy, con người và thơ văn của Xuân Diệu đã có sự chuyển biến rõ nét từ một nhà thơ lãng mạn thành nhà thơ cách mạng. Đó là bước chuyển tất yếu của một trí thức yêu nước, một tài năng nghệ sĩ. Thơ văn Xuân Diệu có đóng góp lớn vào quá trình phát triển của văn học Việt Nam.
Là cây đại thụ của nền thi ca hiện đại Việt Nam, Xuân Diệu đã để lại khoảng 450 bài thơ (một số lớn nằm trong di cảo chưa công bố), một số truyện ngắn, và nhiều bút ký, tiểu luận, phê bình văn học.
Xuân Diệu là nhà thơ lớn của dân tộc, ông luôn là tấm gương lao động nghệ thuật bền bỉ, dẻo dai, giàu sức sáng tạo, đạt được nhiều thành tựu lớn trong sáng tác. Xuân Diệu là người giới thiệu, phê bình thơ rất tinh tế và sắc bén. Ông có được những thành công lớn không chỉ ở việc giới thiệu, phê bình thơ cổ điển, thơ ca hiện đại, mà còn ở cả thơ ca nước ngoài. Ông thường chỉ ra được cái hay, sự độc đáo ở mỗi nhà thơ qua tác phẩm của họ. Cuộc đời và thơ của Xuân Diệu gắn với quê hương đất nước. Ông có khát vọng hiến dâng sức lực và trí tuệ của mình cho dân tộc, ông không ngại khó khăn, gian khổ, hăng hái, nhiệt tình, đi khắp mọi nẻo đường Tổ quốc để phục vụ nhân dân … Chính vì lẽ đó, Xuân Diệu được tất cả độc giả trong nước yêu mến, ngưỡng mộ không chỉ ở thơ, mà còn ở tấm lòng say sưa và chân thành của ông trước cuộc đời.
Cảm hứng về tình yêu là cảm hứng nổi bật trong thơ Xuân Diệu. Với ông, tình yêu đã trở thành lẽ sống, “làm sao sống được mà không yêu”, mặc dầu ông cảm nhận :“ Yêu là chết ở trong lòng một ít, vì mấy khi yêu mà chắc được yêu”.
Tình yêu được Xuân Diệu diễn tả với nhiều cung bậc, từ Gặp gỡ rồi Yêu, cho
Xuân Diệu đã thể hiện được một tình yêu đích thực, không e ấp ngượng ngùng khi bày tỏ tình yêu. Càng yêu cuộc đời bao nhiêu, Xuân Diệu càng tự đày ải trái tim của mình và càng thất vọng bấy nhiêu… Điều đó đã tạo nên sự “cô đơn muôn lần muôn thuở cô đơn” cho nhà thơ. Cũng vì thế, tình yêu trong thơ Xuân Diệu gắn liền với nỗi cô đơn và sự hoài nghi. Có thể nói, tình yêu trong thơ Xuân Diệu thời kì này rất nồng cháy, “vô biên” để rồi rơi vào bi kịch của một trái tim hiến dâng nhầm chỗ và “say khướt đau thương”.
Về nghệ thuật: Xuân Diệu cảm nhận cuộc sống bằng nhiều giác quan mà đặc biệt là cảm giác (Thơ duyên, Vội vàng, Nhị hồ,… ). Ông sử dụng ngôn ngữ thơ rất sáng tạo, và luôn có sự tìm tòi mới mẻ, độc đáo nhằm tạo nên sức gợi tả, truyền cảm
mạnh mẽ cho thơ (Đây mùa thu tới, Khi chiều giăng lưới, Vội vàng). Xuân Diệu đã
sử dụng thành công sự tương quan giữa các màu sắc, âm thanh nhịp điệu để tạo nên
âm hưởng trong thơ ( Nguyệt cầm, Thơ duyên,… ).
Tóm lại, thơ của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám biểu hiện rõ tấm lòng của một con người nặng tình với đời song bế tắc. Tình yêu nam nữ trong thơ Xuân Diệu thời kì này được diễn tả với tất cả cung bậc của nó qua những vần thơ uyển chuyển giàu âm thanh, màu sắc, hình ảnh…, để lại âm vang mạnh mẽ trong lòng người đọc.
Sau Cách Mạng tháng Tám, Xuân Diệu hướng về cuộc sống cách mạng của dân tộc , tự hào, phấn khởi trước sự thành công của Cách mạng tháng Tám. Ông bộc lộ khát vọng “Mở lòng ra ôm đón lấy sao vàng” và “Đi theo tiếng gọi nước non thiêng”.
Thơ ông ở thời điểm này thể hiện cảm xúc mạnh mẽ trước hiện thực cuộc sống Cách mạng với ý thức, trách nhiệm của một công dân đối với Tổ quốc. Điều đó
được biểu hiện rõ ở Ngọn quốc kì (1945) và Hội nghị non sông (1946). Có thể nói,
so với nhiều nhà thơ khác, thơ Xuân Diệu ra đời kịp thời, mang tính thời sự nhưng cũng giàu chất lãng mạn. Âm hưởng hùng tráng, đằm thắm thiết tha toát lên từ tác phẩm của ông đã góp phần tạo nên sức cuốn hút, cổ vũ mạnh mẽ bạn đọc nhanh chóng vững lòng tin đến với đời sống cách mạng. Thơ Xuân Diệu thời kì này đánh
dấu một bước chuyển biến lớn về tư tưởng, tình cảm, giọng điệu…, trên con đường thơ của ông.
Trong thời kì xây dựng Chủ nghĩa xã hội và kháng chiến chống Mĩ Trước hiện thực sôi động đó, với sự nhạy cảm, lòng tin yêu cuộc đời mới, thơ Xuân Diệu có sự vươn lên mạnh mẽ, đề cập đến nhiều vấn đề trong cuộc đời mới, biểu
hiện rõ ở ba tập thơ: Riêngchung (1960), Mũi Cà Mau - Cầm tay (1962), Khối hồng
(1964). Nét mới của thơ Xuân Diệu ở thời kì này là vừa giàu chất trữ tình vừa chứa đựng tính triết lý biểu hiện rõ trong bài Quả sấu non trên cao và Sự sống chẳng bao giờ chán nản. Mặt khác, thơ ông còn có thêm chất trào phúng (Con chim và xác chiếc tàu bay Mĩ) .
Xuân Diệu là một nhà thơ luôn gắn bó với cuộc sống và sống hết mình cho cuộc sống. Xuân Diệu luôn có mặt trong cuộc sống, ông đặt tên cho một tập thơ của
mình là Tôi giàu đôi mắt. Ông hăm hở, say mê sáng tạo với trách nhiệm của một
công dân trước cuộc sống. Thơ ông bám lấy thực tại của cuộc sống, đưa sự vật, hiện tượng vào thơ, muốn mở rộng cánh cửa thơ cho cuộc sống tràn vào, do vậy trong thơ ông có sự bề bộn của những chi tiết hiện thực cuộc sống. Ông muốn thơ phải có sức chứa lớn và sức phản ảnh rộng lớn phong phú. Xuân Diệu là một nhà thơ cần mẫn, sung sức trong sáng tạo nghệ thuật và đã có những cống hiến to lớn cho văn học Việt Nam nói chung, thơ ca Việt Nam nói riêng. Ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị đặc sắc, mà đặc sắc nhất vẫn là thơ tình yêu nam nữ.
Xuân Quỳnh và Xuân Diệu là hai nhà thơ nổi tiếng của nền thi ca Việt Nam hiện đại. Họ nổi tiếng trong những giai đoạn thơ ca khác nhau, bằng những vần thơ khác nhau nhưng đều đọng lại trong lòng người đọc những ấn tượng, những cảm xúc sâu sắc. Ở hai nhà thơ này, ta bắt gặp điểm chung đó là tâm hồn yêu, lòng khát khao được yêu người, yêu đời mãnh liệt. Tuy cách thể hiện tình yêu, niềm khát khao ấy có khác nhau nhưng dường như đó là sự đồng cảm của tấm lòng thi sĩ trước cuộc đời.
Trong giới hạn của luận văn này, chúng tôi mong muốn được góp một phần nhỏ để làm rõ hơn sự khác nhau của hai tâm hồn tài hoa ấy qua việc phân tích
những điểm khác nhau trong cách vận dụng các cấu trúc nghịch nhân quả của hai nhà thơ này nhằm làm nổi bật hơn giá trị của các phương tiện biểu thị quan hệ nghịch nhân quả trong thơ Xuân Quỳnh.
Xuân Diệu là một trong những nhà thơ lớn của nền thơ ca Việt Nam, “của niềm giao cảm hết mình giữa con người với con người, một phát hiện về niềm hạnh phúc tuyệt vời mà cuộc sống trần thế này đã ban phát cho nhân loại”. [20, tr. 249]
Trong giới hạn luận văn này, chúng tôi xin chú trọng vào tìm hiểu quan hệ nghịch nhân quả trong thơ Xuân Diệu qua 170 bài thơ thuộc 5 tập thơ nổi tiếng của ông là:
- Thơ thơ (1936) : 46 bài
- Gửi hương cho gió (1945): 51 bài - Dưới sao vàng (1949) : 27 bài - Ngôi sao (1955): 17 bài - Cầm tay (1962): 29 bài
Cụ thể, chúng tôi tìm được tổng số 127 câu thơ chứa quan hệ nghịch nhân quả. Trong đó có 96 câu thơ chứa quan hệ nghịch nhân quả phiếm định thời, 25 câu thơ chứa quan hệ nghịch nhân quả sớm và 6 câu thơ chứa quan hệ nghịch nhân quả muộn. Kết quả này được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Quan hệ nghịch nhân quả Số lượng câu thơ
Tổng
Quan hệ nghịch nhân quả phiếm định thời 96 75,6%
Quan hệ nghịch nhân quả sớm 25 19,7%
Quan hệ nghịch nhân quả muộn 6 4,7%
Biểu đồ 2.4 – Quan hệ nghịch nhân quả trong thơ Xuân Diệu
75.60% 19.70%
4.70%
Quan hệ nghịch nhân quả phiếm định thời
Quan hệ nghịch nhân quả sớm Quan hệ nghịch nhân quả muộn
Xét về mặt số lượng, câu thơ chứa cấu trúc nghịch nhân quả sớm trong thơ Xuân Quỳnh và Xuân Diệu đều có 25 câu thơ. Mặc dù đây chỉ là sự tương đồng về số lượng nhưng phần nào đã thể hiện được sự tương đồng trong cách vận dụng cấu trúc nghịch nhân quả vào thơ ca nhằm khắc họa tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình. Đặc biệt, cách vận dụng ấy dường như rất hiệu quả trong thơ viết về tình yêu của hai nhà thơ này.
Bên cạnh đó, số lượng câu thơ chứa cấu trúc nghịch nhân quả sớm điển hình và không điển hình mà các tác giả đã dùng lại có sự khác nhau.
Trong 25 câu thơ có cấu trúc nghịch nhân quả sớm trong thơ Xuân Quỳnh thì có đến 16 câu sử dụng các cặp từ điển hình biểu thị cấu trúc nghịch nhân quả sớm, chiếm 64% và có 9 câu thơ biểu thị quan hệ nghịch nhân quả sớm không điển hình, chiếm 26%; còn trong 25 câu thơ biểu thị quan hệ nghịch nhân quả sớm trong thơ Xuân Diệu, cấu trúc nghịch nhân quả sớm điển hình và không điển hình là tương đương nhau. Trong đó, câu thơ chứa cấu trúc nghịch nhân quả sớm điển hình là 12, chiếm 48%; cấu trúc nghịch nhân quả sớm không điển hình là 13, chiếm 52%. Mối quan hệ về số lượng trên được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Tác giả Quan hệ nghịch nhân quả sớm Tổng
Điển hình Không điển hình
Xuân Quỳnh 16 (64%) 9 (26%) 25 (100%) Xuân Diệu 12 ( 48%) 13 (52%) 25 (100%) Tổng 28 (56%) 22 (44%) 50 (100%)
Biểu đồ 2.5 – Quan hệ nghịch nhân quả sớm trong thơ Xuân Quỳnh và thơ Xuân Diệu
64% 48% 56% 48% 56% 26% 52% 44% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Xuân Quỳnh Xuân Diệu Tổng
Không điển hình Điển hình
Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy số lượng các câu thơ biểu thị cấu trúc nghịch nhân quả sớm điển hình trong thơ Xuân Quỳnh và Xuân Diệu là khá chênh lệch còn số lượng câu thơ biểu thị cấu trúc nghịch nhân quả sớm không điển hình lại có sự tương đương về mặt số lượng.