Giá trị của các phương tiện biểu thị quan hệ nghịch nhân quả muộn trong thơ Xuân Quỳnh

Một phần của tài liệu Khảo sát một số phương tiện biểu thị quan hệ nghịch nhân quả trong thơ Xuân Quỳnh (Trang 62 - 72)

- Cặp từ “còn…đã”/ “vừa đã”

2.2.3.Giá trị của các phương tiện biểu thị quan hệ nghịch nhân quả muộn trong thơ Xuân Quỳnh

nhân quả sớm không điển hình có chứa từ đã. Phải chăng có thể khẳng định một điều rằng thơ Xuân Quỳnh mộc mạc hơn, tứ thơ dễ hiểu hơn qua bề mặt câu chữ thể hiện? Bởi đó là một tâm hồn thơ, một ngôn ngữ thơ giản dị của cuộc sống đời thường.

2.2.3. Giá trị của các phương tiện biểu thị quan hệ nghịch nhân quả muộn trong thơ Xuân Quỳnh thơ Xuân Quỳnh

Thơ Xuân Quỳnh và Xuân Diệu cũng có sự khác nhau về mặt số lượng cũng như cách thức thể hiện các cấu trúc biểu thị quan hệ nghịch nhân quả muộn điển hình và không điển hình.

Cấu trúc nghịch nhân quả muộn biểu thị quan hệ giữa hai đối tượng có quan hệ nghịch nhân quả và có các hư từ chỉ trạng thái thời gian đi kèm. Trong đó, đối tượng thứ nhất đã thay đổi trạng thái nhưng yếu tố thứ hai thì chưa.

- Về mặt số lượng:

Câu thơ biểu thị cấu trúc nghịch nhân quả muộn trong thơ Xuân Quỳnh là 7(trong đó có 6 câu biểu thị cấu trúc muộn điển hình, 1 câu thơ biểu thị cấu trúc nghịch nhân quả muộn không điển hình).

Trong thơ Xuân Diệu, số lượng câu thơ biểu thị cấu trúc nghịch nhân quả muộn là 6 gồm 4 câu có các cặp từ đặc trưng cho cấu trúc nghịch nhân quả điển hình và 2 câu thể hiện cấu trúc nghịch nhân quả muộn không điển hình. Chúng tôi đã tổng hợp qua bảng số liệu sau:

Tác giả Cấu trúc NNQ muộn Tổng

Điển hình Không điển hình

Xuân Quỳnh 6 (85,7%) 1 (14,3%) 7 (100%) Xuân Diệu 4 (66,7%) 2 (33,3%) 6 (100%) Tổng 10 (76,9%) 3 (23,1%) 13 (100%)

Biểu đồ 2.6 – Quan hệ nghịch nhân quả muộn trong thơ Xuân Quỳnh và Xuân Diệu 85.70% 66.70% 76.90% 14.30% 33.30% 23.10% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Xuân Quỳnh Xuân Diệu Tổng

Không điển hình

Điển hình

Ta có thể dễ dàng nhận thấy ở đây, cấu trúc nghịch nhân quả muộn không được sử dụng nhiều như cấu trúc nghịch nhân quả sớm cả về số lượng và sự phong phú, đầy đủ của các phương tiện biểu thị loại quan hệ này. Đồng thời, sự chênh lệch giữa các câu thơ biểu thị quan hệ nghịch nhân quả giữa thơ Xuân Quỳnh và Xuân Diệu là không nhiều.

- Về cách biểu hiện:

“Xuân Quỳnh, như mọi người đều biết, là nhà thơ của hạnh phúc đời thường. Thơ chị là tiếng lòng của một tâm hồn luôn luôn khao khát tình yêu, gắn bó hết mình với cuộc sống hàng ngày, trân trọng nâng niu và chi chút cho hạnh phúc bình dị của đời thường”. “Đến Xuân Quỳnh, thơ Việt Nam hiện đại mới có được một tiếng nói bày tỏ trực tiếp những khát khao tình yêu vừa hồn nhiên, chân thật, vừa mãnh liệt sôi nổi của một trái tim phụ nữ” [14]. Ai đó đã nói rằng, thơ Xuân Quỳnh tự nhiên, như đã gọi là phụ nữ thì phải sinh con đẻ cái vậy. Ấn tượng mà thơ Xuân Quỳnh đọng lại trong lòng độc giả không phải là những gì cao siêu, huyền bí; cũng không phải là những gì quá đỗi to lớn, vĩ mô mà chỉ là những gì gẫn gũi nhất, giản đơn nhất trong cuộc đời mỗi con người. Đặc biệt là với một người phụ nữ khát khao yêu thương, một người mẹ giàu tình mẫu tử và một công dân thiết tha yêu quê hương, đất nước. Có lẽ cũng chính bởi vì lí do đó mà câu chữ trong thơ Xuân Quỳnh

cũng dễ hiểu, dễ đi vào lòng người dù nó “không thuận bằng trắc để dễ thuộc lòng”. Từ đó ta có thể hiểu vì sao số lượng câu thơ có cấu trúc nghịch nhân quả không điển hình trong thơ bà luôn ít hơn so với những câu thơ biểu thị cấu trúc nghịch nhân quả điển hình. Ví dụ:

Ví dụ 34:

Đã cách mười năm kháng chiến

Vẫn giống các anh chị khi xưa. - Lòng mẹ

Ví dụ 35:

Tôi đã tới những miền đất lạ

Nhưng bao giờ khán giả vẫn là quen

Vẫn là người bạn bè, anh em

- Khán giả của tôi

Nếu so sánh với thơ Xuân Quỳnh thì thơ Xuân Diệu lại mang một màu sắc khác, dù cả hai nhà thơ này đều viết về tình yêu, về quê hương, Cách mạng rất thành công.

Ví dụ 36:

Tuổi già vẫn Chị, chƣa chồng, chƣa con - Chị Dung

Cũng giống như quan hệ nghịch nhân quả sớm không điển hình, quan hệ nghịch nhân quả muộn không điển hình cũng là những câu thơ bị khuyết đi một trong hai từ của cặp từ biểu thị mối quan hệ đó. Như ở câu thơ thứ nhất, tác giả lược đi từ “đã” trong cặp từ “đã... vẫn”, “đã... chưa”. Điều đặc biệt ở đây ta có thể nhận thấy sự phân chia, sự trùng lặp trong cấu trúc. Trong một câu thơ, tác giả đã dùng đến 3 từ để biểu thị một nghịch lí là chị Dung tuy tuổi đã già nhưng “vẫn chị, chưa chồng, chưa con”. Phải chăng đó là sự nhấn mạnh đầy ngụ ý thể hiện niềm cảm thông sâu sắc của tác giả trước mảnh đời đầy khổ cực, bất hạnh của nhân vật chị Dung!

Trong phần này, chúng tôi cũng so sánh các phương tiện biểu thị quan hệ nghịch nhân quả trong thơ Xuân Diệu và Xuân Quỳnh để từ đó làm nổi bật chất nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh. Ví dụ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ 37:

Đứa trẻ mới sinh đã bắt đầu tập bước → D mới V1 đã V2

Ví dụ 38:

Em mới nói với anh lời thứ nhất Lúa đã gọi triệu tay liềm đến gặt

- Một năm → Mô hình cấu trúc: D1 – mới V1 D2 – đã V2 Trong đó, D – danh từ V – vị từ

Như vậy, các từ mới, đã đều đứng trước vị từ, biểu thị sự thay đổi về trạng

thái theo chiều kích của thời gian.

+ Trong khi đó ở thơ Xuân Diệu, cặp từ này được dùng ở đa số các câu thơ có trật tự đảo của các thành phần trong câu. Ví dụ:

Ví dụ 39:

Mới vừa sương chiếu trên cây,

Đã tràn hạnh phúc chiều nay em về

Điều này được thể hiện qua mô hình cấu trúc:

Mới + D1 – V1 Từ mớiđã đã được đảo lên đầu câu

Đã + V2 - cú

Tương tự như vậy, ở ví dụ dưới đây, ta thấy có câu thơ có hiện tượng đảo chủ

- vị khi vận dụng cặp từ mới… đã nhằm đạt hiệu quả nghệ thuật cao, khắc họa đậm

Ví dụ 40:

Mới vừa xa khuất mắt đen,

Nỗi đau lòng đã tràn lên tấm lòng. Ta có mô hình cấu trúc sau:

Mới + V1 + D1 D2 + đã V2

Sự khác nhau này đã tạo nên điểm nhấn trong cách thể hiện tình cảm giữa Xuân Quỳnh và Xuân Diệu. Ở thơ Xuân Quỳnh, đó là sự thể hiện của một tâm hồn nữ sĩ dung dị, giản đơn nhưng đằm thắm, sâu nặng với những cung bậc và những đối tượng cụ thể. Trong khi đó, ở thơ Xuân Diệu những cảm xúc đó được thể hiện dưới sự ẩn giấu của nhân vật, của đối tượng nhưng cảm xúc, tình cảm ấy cũng rất chân thành, sâu nặng, phù hợp với tâm trạng của người đang yêu, khát yêu. Ở Xuân Diệu ta bắt gặp một tâm hồn mênh mang với những cảm xúc dàn trải, với khát khao yêu đương cháy bỏng của một nam sĩ muốn sống trọn vẹn mọi giác quan với cuộc đời, với tình yêu cả về tâm hồn và thể xác. Còn ở Xuân Quỳnh, cái chất thoát ra lại mang đậm màu sắc nữ tính của một người phụ nữ, một người vợ, một người mẹ.

Đã là phụ nữ thì đặc tính đầu tiên phải là nữ tính. Đó là niềm tự hào của “phái yếu”. Xuân Quỳnh là một người phụ nữ giàu nữ tính trong cuộc đời và cả trong thơ . Cái tôi Xuân Quỳnh không chỉ hết sức tinh tế nhạy cảm trong cảm nhận mà còn rất dịu dàng, dịu dàng cả trong những câu thơ. Tâm hồn của người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh rất giàu cung bậc, có khi dữ dội, có lúc ồn ào, mãnh

liệt nhưng điểm dừng bao giờ cũng là cực dịu êm, lặng lẽ.

Sự nhạy cảm trong tình yêu, chất nữ tính đem lại một nhan sắc riêng cho cái tôi tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh: đó là điệu hồn lo âu, phấp phỏng, run rẩy rất mềm yếu của phụ nữ.

Ám ảnh về sự tàn phai, về chuyện còn - mất là một trong những suy cảm trữ tình của con người bao đời. Với những người càng nhạy cảm thì lo âu về mất mát rủi ro lại càng ám ảnh, dày vò hơn. Bởi thế, cảm thức tiêu biểu nhất của cái tôi trữ tình trong thơ Xuân Quỳnh là cảm thức về cuộc đời và hạnh phúc. Vì vậy, thấp

thoáng sau những câu thơ của Xuân Quỳnh là gương mặt lo âu với đôi mắt ưu tư

khắc khoải không yên. Từ ngày tiếng thơ mới là chồi biếc đầy sôi nổi, đắm say thì

cũng đã phảng phất thanh âm lo âu: Nếu phải cách xa anh / Em chỉ còn bão tố (Thuyền và biển). Một tiếng hoa rơi rất khẽ, tuởng như vô âm nhưng cũng đủ để

đánh thức nỗi niềm lo âu, day dứt, khắc khoải trong tình yêu:Anh có nghe hoa rơi /

Quanh chỗ mình đứng đó / Hoa ơi sao chẳng nói / Anh ơi sao lặng thinh / Đốt lòng em câu hỏi / Yêu em nhiều không anh? (Mùa hoa roi). Bởi trái tim tình yêu có khi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

rất đỗi mỏng manh như cánh chuồn báo bão nên lúc chia xa người yêu:

Ví dụ 41:

Vừa thoáng tiếng còi tàu Lòng đã Nam đã Bắc

- Sân ga chiều emđi

Lo âu thường trực trong tâm hồn người phụ nữ đang yêu như một bản năng. Những câu thơ nhức nhối như một nỗi sợ hãi khôn nguôi, như một tiếng kêu thảng thốt.

Có cảm giác càng về cuối hành trang của người phụ nữ yêu trong thơ Xuân Quỳnh càng nặng, càng cồng kềnh. Dự cảm về sự nhạt phai, lãng quên, chia lìa của tình yêu, hạnh phúc, cuộc đời trong những tháng ngày cuối đời trải qua trên mọi thái cực: đau khổ - hạnh phúc, lo sợ - tin - yêu, thất vọng - hi vọng, khoảnh khắc - vĩnh cửu… Những xao động, lo âu ấy là biểu hiện của tâm hồn trăn trở day dứt của tình yêu. Sự nhạy cảm, tinh tế cùng cái điệu hồn lo âu, phấp phỏng ấy cũng chính là những nốt lặng đầy chất nhân bản trong bản hòa tấu cái tôi trữ tình của nhà thơ.

Mãnh liệt, táo bạo nhưng đầy ý nhị. Hiện đại nhưng rất truyền thống. Những tính chất đối lập tạo nên nét đặc sắc riêng biệt trong cái tôi trữ tình của thơ Xuân Quỳnh. Xuân Quỳnh trở thành người tuyên ngôn cho phái mình trong thơ. Phải đến Xuân Quỳnh, thơ tình yêu Việt Nam mới là sự hoàn chỉnh trọn vẹn từ hai phía chủ thể của quan hệ tình cảm này. Thông điệp tư tưởng trong thế giới nghệ thuật của Xuân Quỳnh là tiếng nói mới khẳng định quyền sống, quyền yêu và được yêu của

người phụ nữ Việt Nam hiện đại mạnh mẽ, chủ động, tích cực, đầy bản lĩnh và nữ tính.

Ở Xuân Diệu, người ta không thể thấy chân dung một người phụ nữ rất mực yêu gia đình, chồng con với nét bút mộc mạc, giản dị, phảng phất nỗi buồn thân phận mà ta sẽ bắt gặp ngay chân dung của một chàng thi sĩ mộng mơ, luôn cháy bỏng khát khao yêu đương – tình yêu nam nữ theo nghĩa chân thật nhất.

Ngôn ngữ thơ Xuân Diệu cũng vì thế mà khác với Xuân Quỳnh. Đó là sự xuất hiện với một tấn số rất cao của các từ biểu hiện cảm xúc, cảm giác với nhiều sắc thái nghĩa khác nhau. Với nét riêng của một hồn thơ luôn thức nhọn giác quan để sống, nhận thức, khám phá, sáng tạo và biểu hiện nghệ thuật, thơ Xuân Diệu đã dùng rất nhiều lần và rất đạt các động từ chỉ hành động, trạng thái tâm linh của nhân vật trữ tình, của cái tôi trữ tình. Ông không hề giấu diếm cảm xúc, khát vọng mãnh liệt trong tình yêu. Cũng bởi lẽ đó, thơ ông cần ở người đọc sự tinh nhạy của tâm hồn, của các giác quan khi đọc. Tư tưởng nghệ thuật Xuân Diệu đã tạo ra cho thơ của ông một vũ trụ nghệ thuật riêng, một thế giới hình thể và màu sắc riêng chứa chan tình tứ và đầy sắc dục. Ví dụ:

Ví dụ 42:

Rồi khi khúc nhạc đã ngừng im

Hãy vẫn ngừng hơi nghe trái tim - Huyền diệu

Với trái tim hồn hậu đa cảm của người đàn bà, hơn bất cứ điều gì Xuân Quỳnh cần sự đồng cảm, sẻ chia, yêu thương từ người chồng, người yêu, người bạn. Hình ảnh bàn tay và trái tim hiện diện nhiều trong thơ chị cũng xuất phát từ cảm quan ấy.

Chính sự khao khát đến cháy bỏng cái hạnh phúc bình dị đã đem đến cho Xuân Quỳnh nghị lực, niềm tin để vượt qua nỗi lo âu, để những cái cân bằng tạm thời được thiết lập, chống chọi lại những lúc phấp phỏng, chông chênh .

Ý thức sâu sắc của cuộc sống Xuân Quỳnh cũng đặc biệt nhạy cảm với sự chảy trôi của thời gian nhất là những khoảnh khắc giao thời :

Ví dụ 43:

Giấc ngủ vừa chợp qua

Nắng đã về trước cửa - Tháng năm

Ví dụ 44:

Vừa thoáng tiếng còi tàu

Lòng đã Nam đã Bắc

- Sân ga chiều em đi

Ví dụ 45:

Có một thời vừa mới bước ra

Mùa xuân đã gọi mời trước cửa

- Có một thời như thế

Ví dụ 46:

Lối em về nay đã thu - Hoa cỏ may

Chính cặp quan hệ từ đã - vừa biểu thị kiểu quan hệ nghịch nhân quả muộn, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hay sự đối lập cũ - nay đã gợi lên sự đổi thay, biến chuyển nhanh chóng của thời gian, làm tăng thêm sự gấp gáp, rượt đuổi của cảm xúc lo âu phấp phỏng. Thời gian đổi màu, đổi sắc, thời gian của mùa thu, của quá khứ thay nhau hiện diện đối với Xuân Quỳnh là một sự ám ảnh về tuổi trẻ, số phận, của lòng người, của lòng anh: “Chỉ là em đã khác với em xưa”. Cũng có lúc Xuân Quỳnh tìm thấy sự đồng nhất

giữa mình và thời gian: “Chỉ còn anh và em, là của mùa thu cũ”, để khẳng định tình

yêu trường tồn, bất biến.

Xuân Quỳnh thường hay lắng nghe, lắng nghe những âm thanh quen thuộc, gần gũi và cả những âm thanh xa xăm vọng về từ quá khứ, lắng nghe cả những sự chuyển đổi thời gian, những va động của thế giới bên ngoài, kể cả những nhịp điệu của tâm hồn nhạy cảm và đa mang của mình. Có lẽ vì thế mà đọc thơ chị, người đọc tìm thấy những rung động hết sức tinh tế nhưng cũng hết sức gần gũi, bình dị.

Có thể nói, cái tôi trữ tình trong thơ Xuân Quỳnh là một tiếng nói đầy xúc cảm, tinh tế và hồn hậu của nhà thơ, nó chi phối mọi cách cảm, cách nghĩ của nhà thơ về cuộc đời, về nghệ thuật. Thông qua cái tôi trữ tình ấy, độc giả nhận ra con người thật với một số phận đầy khắc nghiệt của Xuân Quỳnh và vì thế hồn thơ chị có được sự đồng cảm, có sức vang động, lay động sâu xa.

2.3.Tiểu kết

Quan hệ nghịch nhân quả sớm và quan hệ nghịch nhân quả muộn được sử dụng khá rộng rãi trong thơ Xuân Quỳnh với các phương tiện biểu thị phong phú, đa dạng.

Xuân Quỳnh đã vận dụng rất thành công những phương tiện ấy vào trong thơ mình. Tất cả những từ, những cặp từ mà tác giả dùng để biểu hiện quan hệ nghịch nhân quả sớm và muộn trong những câu thơ này đều nhằm diễn đạt những nội dung, những ý nghĩa nhất định.

Sự có mặt của các yếu tố đó góp phần khắc họa đậm nét tư tưởng nghệ thuật, cái tôi trữ tình cũng như chất nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh, thể hiện một hồn thơ trong trẻo, bình dị, khát khao sống, khát khao yêu.

Một phần của tài liệu Khảo sát một số phương tiện biểu thị quan hệ nghịch nhân quả trong thơ Xuân Quỳnh (Trang 62 - 72)