Cặp từ “mới…đã”

Một phần của tài liệu Khảo sát một số phương tiện biểu thị quan hệ nghịch nhân quả trong thơ Xuân Quỳnh (Trang 39 - 41)

Đây là một trong ba bặp từ biểu thị quan hệ nghịch nhân quả sớm, dựa vào mô hình về quan hệ nghịch nhân quả sớm như đã trình bày trong chương 1 và nhờ từ “mới”, ta có thể biết:

- Quan hệ giữa X và Y là quan hệ nghịch nhân quả sớm - X vừa mới bắt đầu có sự chuyển đổi về mặt trạng thái - Y đã chuyển trạng thái trước.

Với cặp từ này, chúng tôi đã tìm được 5 câu thơ, chiếm 31,25% trong tổng số 16 câu thơ chưa quan hệ nghịch nhân quả sớm điển hình và chiếm 20% số lượng câu thơ biểu thị quan hệ nghịch nhân quả sớm. Cụ thể là:

Ví dụ 4:

Em mới nói với anh lời thứ nhất Lúa đã gọi triệu tay liềm đến gặt

- Một năm

Ví dụ 5:

Đứa trẻ mới sinh đã bắt đầu tập bước - Một năm

Ví dụ 6:

Mới vừa đó đã thành quá khứ - Một năm

Ví dụ 7:

Người trai mới vài lần thoáng gặp Luôn hi vọng để rồi thất vọng

Tôi đã cười đã khóc những không đâu - Có một thời như thế

Ví dụ 8:

Có một thời vừa mới bước ra

Mùa xuân đã gọi mời trước cửa

- Có một thời như thế

Từ “mới” chỉ sự chuyển đổi trạng thái ở mức độ thấp, mới bắt đầu, trong khi

từ “đã” chỉ trạng thái đã thay đổi. Nó cho ta thấy sự thay đổi, biến đổi nhanh chóng của các đối tượng. Ví dụ như ở ví dụ 4:

Em mới nói với anh lời thứ nhất Lúa đã gọi triệu tay liềm đến gặt.

Câu thơ biểu thị sự việc sau xảy tức thì và nhanh hơn so với sự việc trước, nhanh hơn mức độ thông thường nhằm diễn tả nhịp sống lao động khẩn trương, đầy hào hứng đang diễn ra của bà con nông dân.

Hay trong ví dụ 5:

Đứa trẻ mới sinh đã bắt đầu tập bước - Một năm

Từ “mới”chỉ trạng thái ở mức thấp, từ “đã” chỉ trạng thái đã thay đổi. Cặp từ này hình thành nét nghĩa “tuy đứa trẻ mới sinh ra đã bắt đầu tập bước”. Đó là một sự chuyển đổi trạng thái nhanh, đột ngột. Theo lẽ bình thường, một đứa trẻ mới được sinh ra thì phải tập lẫy, tập bò. Dường như ở đây, tác giả muốn nhờ đến công dụng của các cặp từ biểu thị quan hệ nghịch nhân quả sớm để làm toát lên niềm vui, sự hứng khởi đang ngập tràn sau ngày chiến thắng.

Một phần của tài liệu Khảo sát một số phương tiện biểu thị quan hệ nghịch nhân quả trong thơ Xuân Quỳnh (Trang 39 - 41)