Giá trị về mặt ngôn ngữ học của các phương tiện biểu hiện

Một phần của tài liệu Khảo sát một số phương tiện biểu thị quan hệ nghịch nhân quả trong thơ Xuân Quỳnh (Trang 26 - 30)

- Quan hệ nghịch nhân quả phiếm định thờ

1.2.3.2. Giá trị về mặt ngôn ngữ học của các phương tiện biểu hiện

Theo Nguyễn Đức Dân, trong một phát ngôn nêu quan hệ giữa hai đối tượng X và Y thường có hai thành phần là hai mệnh đề, một nói về X và một nói về Y. Đồng thời cũng thường có một cặp từ nối hai mệnh đề ấy để biểu thị quan hệ của X

và Y. Có những cặp từ khác nhau cùng chỉ về một mối quan hệ logic nhưng từ thứ nhất bao giờ cũng trùng nhau kiểu như “vì A nên B”, “vì A mà B”, (vì) A hèn chi B”…Do vậy, chỉ cần xuất hiện từ nói về đối tượng thứ nhất X là người nghe biết rằng sẽ gặp một câu nói về một kiểu quan hệ xác định giữa X và Y.

Trong quan hệ nghịch nhân quả nghĩa của từ “Tuy” được xác định như sau: - Sẽ gặp một câu nói về hai đối tượng X và Y.

- Quan hệ giữa X và Y là quan hệ nghịch nhân quả. - Các điều nói về X và Y đều xảy ra.

Theo đó, chúng ta còn biết được giữa X và Y xảy ra quan hệ nghịch nhân quả theo kiểu nào phụ thuộc theo thứ tự thời gian. Trong trường hợp này, các cặp từ tình thái và thời gian đứng tiếp theo “Tuy” sẽ cho biết kiểu nghịch nhân quả là sớm hay

muộn. Chẳng hạn: bắt đầu câu bằng “Tuy X còn”…, ngoài ra, nhờ vào từ còn chúng

ta có thể xác định được:

- Quan hệ giữa X và Y là quan hệ nghịch nhân quả sớm→ cho thấy được

nghĩa của cặp từ còn…đã…

- X chưa chuyển trạng thái → cho thấy nghĩa của cặp từ chưa… đã….

- Y đã chuyển trạng thái→ cho thấy nghĩa của cặp từ mới… đã…

Cách nhìn nhận các câu theo quan hệ nghịch nhân quả cho phép chúng ta chỉ ra một cách dễ dàng hàm ý của một đoạn văn. Trong bài thơ “Viếng bạn”, nhà thơ Hoàng Lộc đã viết :

Hôm qua còn theo anh Đi ra đường quốc lộ Hôm nay đã chặt cành Đắp cho người dưới mộ”.

Trong khổ thơ này, cặp từ “còn …đã” báo hiệu quan hệ nghịch nhân quả sớm. Do đó hình thành nét nghĩa “cái chết của người bạn quá đột ngột và bất ngờ”.

Trong tiếng Việt, thuộc tính “dùng để đối chiếu” của từ cũng cho phép ta luôn luôn có thể thêm từ “cũng” vào trước các từ “vẫn”, “đã” (trong cấu trúc Tuy A

nhưng B) với trạng thái C (trong cấu trúc Nếu C thì B”), vì cả hai trạng thái này đều làm xuất hiện B.

Biết được ý nghĩa của nhiều cặp từ, có thể dễ dàng phân tích được cấu trúc của những câu chứa nhiều cặp từ nối với sự tái hiện hợp lý những cặp từ nối trên cơ sở ngữ nghĩa.

Nhà văn Ngô Tất Tố đã miêu tả tâm trạng của chị Dậu khi chồng bị bắt trói,

hành hạ như sau “Trông thấy chồng con thế kia thì dù có ruột gan là sắt cũng phải

đau đớn” (Tắt đèn, Ngô Tất Tố).

Trong câu này, cụm từ chứa cặp “dù…cũng” đứng trực tiếp ngay sau “thì” cho nên cấu trúc nghịch nhân quả do “dù” biểu hiện chỉ là một bộ phận trong một câu có “thì”. Trên cơ sở ngữ nghĩa, có thể thấy đây là câu nói “thấy A thì B” được hiểu là có cấu trúc “Khi (thấy) A thì B”. Do vậy, câu này còn được hiểu là có cấu trúc: Khi A thì [dù (có) B (song/ nhưng) vẫn C], với:

A= Trông thấy (tình cảnh thảm thương) chồng con thế kia. B= Ruột gan là sắt (đá)

C= Đau đớn.

Như vậy, cấu trúc này là một cách nói nhấn mạnh quan hệ nhân quả khẳng định kết quả C tất yếu sẽ xảy ra, dù cho có xuất hiện B là yếu tố cản trở nó xuất hiện.

Qua đó có thể thấy, phương pháp trên đây cho phép ta phân tích được mối quan hệ liên kết giữa các câu, đồng thời có một công cụ để liên kết nhiều câu thành

một câu ghépvà ngược lại.

Biết được cấu trúc nghịch nhân quả, biết nghĩa của các cặp từ vừa nêu, chúng ta dễ dàng giải thích được ý nghĩa và cấu trúc của hàng loạt câu chứa các cặp từ này mà mới xem tưởng rất khó giải thích. Đồng thời cũng giải thích được những câu sai về kết hợp từ.

Thật vậy, trong cấu trúc nghịch nhân quả, phần kết bao giờ cũng là một điều bất bình thường so với nguyên nhân nêu ở đầu.

Ví dụ:

- Tôi sẽ cố giúp anh, dù nhiều nhưng cũng chỉ 500 ngàn. (+) - Tôi sẽ cố giúp anh, dù nhiều nhưng cũng được 500 ngàn. (-)

Trong cấu trúc nghịch nhân quả, phần kết bao giờ cũng là một điều bất thường so với nguyên nhân nêu ở đầu. Cho nên nếu ở câu đầu tiên nguyên nhân bắt đầu bằng “dù nhiều” thì phần kết quả sẽ là ít. Điều này phù hợp với hàm ý rút ra qua

nghĩa của từ chỉ, một từ nêu sự hạn định rất thấp về mức độ hoặc số lượng. Trong

khi đó, từ được mang nét nghĩa thuận lợi [+], tạo ra hàm ý nhiều, trái với định

hướng nghĩa ít của “dù nhiều”. Do vậy, chỉ có thể nói như câu thứ nhất: “dù nhiều

cũng chỉ…” mà không thể nói như câu thứ hai “dù nhiều cũng được…” Ví dụ: Tuy đã cũ, nhưng giá quyển sách này vẫn 15 ngàn.

Câu này là một cấu trúc nghịch nhân quả muộn. Chính nội dung P đã làm cho chúng ta nghĩ rằng giá quyển sách không thay đổi.

Hay như ví dụ sau đây:

“Cô ấy thế mà học giỏi”

Câu trên là kết quả của một quá trình rút gọn câu như sau:

_ Tuy cô ấy P, nhưng mà cô ấy học giỏi → Tuy cô ấy thế, nhưng mà cô ấy học giỏi → Cô ấy thế, nhưng mà cô ấy học giỏi → Cô ấy thế, nhưng mà học giỏi → Cô ấy thế, mà học giỏi → Cô ấy thế mà học giỏi.

Cách phân tích trên đây cho thấy, trong hai chuỗi thế mà, vậy mà, mỗi từ

được gắn với một phán đoán riêng biệt. Cách hiểu này cho phép giải thích quan hệ

ngữ nghĩa trong các câu chứa những cụm từ trên một cách khái quát nhất: thế mà,

vậy mà cũng biểu hiện quan hệ nghịch nhân quả. Ví dụ:

- Ấy thế mà… - Ấy vậy mà…

Hai lối nói bỏ lửng trên không thông báo một điều gì cả. Nhưng thế mà, vậy

biểu hiện quan hệ nghịch nhân quả, nên đã hình thành định hướng nghĩa sau đây: “Trước đó có một (/một chuỗi) phát ngôn, P chẳng hạn và thông thường từ P

suy ra A. Người nói câu 1 có ý trái ngược lại nên đã thực hiện lối nói bỏ lửng này để gian tiếp bác bỏ A.

Qua hiện tượng vừa trình bày, chúng ta còn có thể giải thích được tính có lý do của nhiều hiện tượng ngữ pháp. Chúng được hình thành trên cơ sở logich – ngữ nghĩa.

Đặc điểm cơ bản của quan hệ nghịch nhân quả là giữa hai phần của câu có quan hệ bất bình thường về nghĩa. Cấu trúc ngữ pháp nào nói lên được điều bất bình thường ngữ nghĩa đó sẽ trở thành cấu trúc nghịch nhân quả. Ngoài những mô hình vừa trình bày, chúng ta còn gặp các cấu trúc khác như:

Thay đổi tiền đề thành một điều không bình thường:

Một phần của tài liệu Khảo sát một số phương tiện biểu thị quan hệ nghịch nhân quả trong thơ Xuân Quỳnh (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)