Câu thơ chứa cấu trúc quan hệ nghịch nhân quả sớm và nghịch nhân quả muộn trong thơ Xuân Quỳnh

Một phần của tài liệu Khảo sát một số phương tiện biểu thị quan hệ nghịch nhân quả trong thơ Xuân Quỳnh (Trang 34)

- Quan hệ nghịch nhân quả phiếm định thờ

Chƣơng 2: KHẢO SÁT CÁC PHƢƠNG TIỆN BIỂU THỊ QUAN HỆ NGHỊCH NHÂN QUẢ SỚM VÀ MUỘN TRONG

2.1. Câu thơ chứa cấu trúc quan hệ nghịch nhân quả sớm và nghịch nhân quả muộn trong thơ Xuân Quỳnh

muộn trong thơ Xuân Quỳnh

Xét ví dụ: Tuy mẹ chưa đồng ý nhưng Lan đã đi chơi.

Ta thấy Lan đã có kế hoạch đi chơi, cô xin phép mẹ nhưng mẹ cô chưa đồng ý. Rõ ràng đây là một cản trở đối với Lan. Tuy nhiên, Lan vẫn quyết tâm thực hiện kế hoạch của mình mà không để ý đến sự cản trở của mẹ. Chúng tôi gọi đây là dạng cấu trúc nghịch nhân quả điển hình.

Như vậy, cấu trúc nghịch nhân quả điển hình là giữa X và Y thể hiện mối quan hệ nghịch nhân quả. Cụ thể như sau: thông thường X sẽ dẫn đến Y nhưng trong bối cảnh bị cản trở nào đó nên X dẫn đến ~Y. Hay:

Ví dụ: Tuy Nam thông minh và chăm chỉ nhưng anh ấy không đạt kết quả cao

trong các kì thi.

Theo suy luận thông thường, cũng là quan hệ nhân quả thì người nào thông minh và chăm chỉ sẽ đạt điểm cao, thành tích học tập tốt. Nhưng trường hợp của Nam thì ngược lại. Khi đó chúng ta nói rằng, quan hệ giữa việc Nam thông minh, chăm chỉ và Nam không đạt kết quả cao trong các kì thi là quan hệ nghịch nhân quả. Khi nói đến mối liên quan giữa sự tình Nam thông minh, chăm chỉ với các kì thi, người nghe sẽ kì vọng Nam sẽ có điểm cao, kết quả tốt. Tuy nhiên, kết luận “nhưng” đã phủ nhận sự kì vọng đó.

Ở trường hợp này, “nhưng” đánh dấu một vai trò quan trọng trong mối quan hệ về nghĩa giữa X với Y. Khi ấy, mối quan hệ giữa X và Y là quan hệ nhân quả trực tiếp.

Cấu trúc nghịch nhân quả không điển hình là giữa X và Y không có mối quan hệ nhân quả trực tiếp mà cần đến một yếu tố thứ ba Z làm trung gian. Ở đây sẽ xuất hiện hai mối quan hệ là: X với Z và Y với Z.

Ví dụ: Cái áo này đẹp nhưng đắt quá.

Ta có thể thấy tính chất đẹp (X) của cái áo, người mua dường như đã rất thích và rất muốn mua (Z) nhưng khi biết giá cái áo rất đắt (Y) thì lại băn khoăn và

trước từ “đắt” giúp người nghe nhận ra được thái độ của người nói là sẽ không mua cái áo đó. Lúc này rõ ràng ta thấy lực tác động của Y mạnh hơn X.

Với dạng thức cấu trúc nghịch nhân quả không điển hình, ngữ nghĩa của phát ngôn chỉ được hiểu đúng khi có sự hỗ trợ của ngữ cảnh giao tiếp. Ta có thể nói, quan hệ giữa X và Y là quan hệ nhân quả gián tiếp qua Z.

Trong một phát ngôn nêu quan hệ giữa hai đối tượng (X và Y) thường có hai thành phần là hai mệnh đề, một nói về X, một nói về Y. Bên cạnh đó cũng sẽ có một cặp từ nối hai mệnh đề ấy để biểu thị quan hệ giữa chúng. Có những cặp từ khác nhau biểu thị cùng một quan hệ logic nhưng từ thứ nhất bao giờ cũng trùng nhau. Ví dụ: “Tuy A song B”, “Tuy A nhưng B”… Do vậy chỉ cần xuất hiện từ nói về đối tượng thứ nhất X là người nghe biết rằng sẽ gặp một câu nói về một kiểu quan hệ xác định giữa X và Y.

Chẳng hạn, nghĩa của từ “Tuy” được xác định như sau: - Sẽ có một câu nói về hai đối tượng X và Y

- Quan hệ giữa X và Y là quan hệ nghịch nhân quả. - Các điều nói về X và Y đều đã xảy ra..

Đồng thời ta cũng có thể biết được giữa X và Y xảy ra quan hệ nghịch nhân quả theo kiểu nào nếu như giữa chúng có các trạng thái xảy ra theo thứ tự thời gian. Khi đó các cặp từ tình thái và thời gian đứng tiếp theo “tuy” sẽ cho biết kiểu quan hệ nghịch nhân quả sớm hay muộn.

Ví dụ: Tuy X đã

Dựa vào những điều đã xác định ở trên và dựa vào từ “đã”, ta có thể biết thêm:

- Quan hệ giữa X và Y là quan hệ nghịch nhân quả muộn - X đã chuyển trạng thái

- Y chưa chuyển trạng thái

Như vậy, chuỗi “Tuy đã… nhưng chưa…” trở nên dư thừa, toàn bộ chuỗi này

có thể do cặp “…đã… chưa…” đảm nhiệm. Từ đây dẫn đến sự rút gọn cặp

nối theo cách gọi truyền thống nhưng vẫn được dùng để nối câu. Tương tự ta có các

cặp từ rút gọn khác như: còn… đã, chưa… đã, mới… đã, đã… vẫn….

Cách nhìn nhận các câu theo quan hệ nghịch nhân quả cho phép ta chỉ ra một cách dễ dàng hàm ý của một phát ngôn.

Trong tiếng Việt không có một lớp từ chuyên biệt chỉ thời gian như một phạm trù ngữ pháp. Vì thế, nói các từ đã, đang, sẽ… để chỉ các thì quá khứ, hiện tại và tương lai là không thỏa đáng. Bởi vậy, chúng tôi chỉ cho rằng các từ này là những từ dùng để đánh dấu các sự kiện xảy ra trong quá khứ, hiện tại và tương lai theo quan điểm của người nói. Thông thường nó trùng với logic về thời gian của sự kiện được nói đến. Ý nghĩa thời gian cũng được đánh dấu qua các phụ từ. Đó là những hư từ như: mới, vẫn, vừa, rồi, xong

Hư từ không có chức năng định danh, không có khả năng độc lập làm thành phần câu, dùng để biểu thị các quan hệ ngữ nghĩa - cú pháp khác nhau giữa các thực từ. [31]

Hư từ dùng để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp và không có ý nghĩa từ vị. [30, tr.196]

Hư từ không tồn tại độc lập nếu không có những thực từ. Tuy vậy, chúng vẫn khác với các từ tố ở chỗ không gắn chặt với thực từ, chúng vẫn có đời sống riêng giữa các thực từ, thậm chí giữa các mệnh đề nữa. Hư từ vẫn biểu thị khái niệm: đó là khái niệm về sự tương quan giữa các sự vật. Bởi vậy, hư từ - là những từ - quan hệ - tuy không làm thành phần của câu nhưng rất cần thiết cho việc xây dựng câu. [5, tr.20]

Theo nghĩa dùng trong ngôn ngữ học, hư từ là những từ không có ý nghĩa từ vựng chân thực, mà chỉ có tác dụng làm công cụ ngữ pháp để chỉ các ý nghĩa ngữ pháp khác nhau của các từ. [28, tr.35]

Hư từ là những từ không có khả năng một mình tạo thành câu, không có khả năng một mình làm phần nêu hoặc phần báo trong phần chính của câu; đồng thời không có chức năng gọi tên (hoặc trỏ) sự vật, thuộc tính của sự vật, nhưng lại có

chức năng làm dấu hiệu của một quan hệ ngữ pháp nào đó, một tình cảm hoặc một thái độ nào đó. [34, tr.66]

Tiếng độc lập, hư, phần lớn là những yếu tố xưa nay ta thường quen gọi là hư từ (hay từ công cụ). [4, tr. 33]

Hư từ chân chính thì không thể thay thế bằng từ khác trong một văn cảnh cụ thể được. Thuộc vào đây có các chỉ tố về số (những, các), các mạo từ (mọi, mỗi, từng, cái), các chỉ tố thời gian (đã, sẽ, đang, vừa, mới, từng), hệ từ (), giới từ (cùng, bằng, với), liên từ (nếu, tuy, nên), liên giới từ (của, vì, bởi). [42, tr. 43]

Như vậy, hư từ là những từ không có ý nghĩa từ vựng chân thực, không có khả năng định danh sự vật, hiện tượng, trạng thái, tính chất là chỉ có khả năng làm dấu hiệu bổ sung một số ý nghĩa ngữ pháp cho thực từ. Qua đây, ta cũng có thể thấy

rằng những hư từ đã, đang, sẽ… là những hư từ chỉ thời gian, góp phần bộc lộ trạng

thái xảy xa sớm hay muộn của đối tượng được đề cập đến trong quan hệ nghịch nhân quả.

Trong tiếng Việt, nhờ những phương tiện ngôn ngữ khác nhau mà người nói có những cách biểu đạt và nhận thức về thời gian theo những cách khác nhau.

Khi phân tích các câu thơ chứa quan hệ nghịch nhân quả điển hình hay không, chúng tôi đã sử dụng mô hình sơ đồ chéo như trong tài liệu “Logic và tiếng Việt” của Nguyễn Đức Dân [9] để làm cơ sở phân loại.

Một phần của tài liệu Khảo sát một số phương tiện biểu thị quan hệ nghịch nhân quả trong thơ Xuân Quỳnh (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)