Những đề xuất nghiên cứu và đào tạo:

Một phần của tài liệu Kỹ thuật đàm phán thương mai quốc tế (Trang 26 - 27)

Đàm phán là một môn học tại các khoa chuyên ngành Luật, Kinh doanh, Quản lý, Sư phạm, Quan hệ Quốc tế .... tại nhiều trường đại học lớn của các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Trong xu thế mở cửa nền kinh tế do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng và định hướng đào tạo theo kịp với cuộc sống kinh tế, việc nghiên cứu khoa học và nghệ thuật đàm phán là một đòi hỏi bức thiết. Những định hướng cơ bản của cơng tác nghiên cứu có thể là:

(1) Những kinh nghiệm quý báu về đàm phán kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao của nhân dân ta qua các thời kỳ đấu tranh dựng nước và giữ nước;

(2) Những tinh hoa trí tuệ của nhân loại trong khoa học và nghệ thuật đàm

phán;

(3) Những đặc thù của phong cách đàm phán Việt Nam;

(4) Những so sánh giữa phong cách đàm phán Việt Nam và phong cách

đàm phán phương Tây và phong cách đàm phán của các quốc gia khác trong khu vực, đặc biệt là khu vực Châu Á -Thái Bình Dương.

Để có thể tăng cường tri thức và kỹ năng đàm phán của thế hệ người Việt Nam mới trong thế kỷ XXI, cần có những nội dung và hình thức đào tạo mới bổ sung cho quá trình đào tạo:

(1) Đưa đàm phán trở thành một mơn học chính thức ở bậc đại học, nhất là ở các trường đại học đạo tạo các chuyên ngành Luật, Ngoại ngữ, Kinh tế và Đối ngoại.

(2) Bổ túc về tri thức và kỹ năng đàm phán cho các cán bộ hiện đang công

tác tại các ngành kinh tế của đất nước thông qua các lớp đạo tạo bổ sung, và các hội thảo chuyên đề.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật đàm phán thương mai quốc tế (Trang 26 - 27)