Chương IV: Văn hoá trong đàm phán thương mại quốc tế

Một phần của tài liệu Kỹ thuật đàm phán thương mai quốc tế (Trang 134 - 135)

Đàm phán giữa các đối phương trong cùng một nền văn hố vốn đã là việc khó. Trong đàm phán thương mại quốc tế khi các bên đàm phán khác nhau về chủng tộc, tiếng nói, màu da, về các chuẩn mực đạo đức và giao tiếp, công việc giao tiếp - đàm phán càng trở nên phức tạp và khó khăn hơn.

Cái gốc của những phức tạp trong giao tiếp - đàm phán quốc tế chính là văn hố. Văn hố ở đây được hiểu là tập hợp các thái độ, sự cảm nhận, lối cư xử mà cộng đồng dân tộc, quốc gia cùng chia xẻ, cùng thực hiện một cách tự động hoá. Văn hoá là tổng thể kết hợp giữa các phép ứng xử xã hội chuẩn mực, phương pháp tư duy, thái độ biểu hiện ý nghĩ, tư tưởng, tình cảm được coi là đương nhiên trong phạm vi một cộng đồng mà nếu làm trái sẽ bị lên án. Một khi đã được hình thành, văn hố có sức sống riêng của nó, có thể truyền từ đời này sang đời khác và tạo thành truyền thống. Có những truyền thống chung làm nên sự tương đồng cho cả nhân loại tiến bộ như tinh thần nhân văn, tình thương yêu đồng loại, tình yêu đất nước quê hương xứ sở, yêu nơi sinh ra và nuôi dưỡng mỗi con người chúng ta... Những truyền thống đó khiến cho mỗi con người khi bước qua biên giới, đến nơi “đất khách quê người”, vẫn có cảm giác con người ta chỉ khác nhau về tiếng nói, màu da, cịn con tim thì ở đâu cũng như nhau. Song nếu chỉ có như vậy, chúng tơi khơng dám đưa văn hố thành một chương mục lớn cho cuốn sách này. Những khác biệt về văn hoá gây trở ngại trong giao tiếp - đàm phán là một thực tế.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật đàm phán thương mai quốc tế (Trang 134 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)