Thứ hai, là sự cạnh tranh của các đan vị hoạt động cùng ngành.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp gom hàng và giải pháp phát triển dịch vụ gom hàng của công ty hanotrans (Trang 55 - 57)

Khi còn là công ty nhà nước thì hoạt động giao nhận nói chung và hoạt động gom hàng nói riêng của Vinatrans Hà Nội là độc quyền ờ khu vực phía Bắc. Đen khi cổ phần hóa, trong thòi kỳ đầu, tức là khoảng 5 năm về trước, Vinatrans Hà Nội vẫn chưa hề có đối thủ vì là công ty duy nhất cung cấp dởch vụ gom hàng ờ phía bắc. Cho đến nay, kế thừa truyền thống đó, Hanotrans Hà Nội vẫn là công ty gom hàng số l ở phía bắc. Với kinh nhiệm sẵn có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực này, thở phần của công ty vẫn chiếm đến 7 0 % trong thở trường gom hàng lẻ trong năm 2007. Nhưng thực tế đáng lo ngại là giờ đây hàng loạt các công ty giao nhận nhỏ đã mọc lên, các công ty chuyên vê vận tải cũng cung cấp thêm cả dởch vụ gom hàng cùng các các công ty giao nhận liên doanh với nước ngoài...Không chỉ vậy, từ khi chính thức thành lập Hanotrans thì phòng gom hàng lẻ của Hanotrans còn phải cạnh tranh trực tiếp với phòng gom hàng lẻ của công ty mẹ là Vinatrans Hà Nội. Vì vậy dù nguồn hàng xuất khẩu tăng lên rất nhiều trong những năm gần đây khiến cho nhu cẩu đối với dởch vụ gom hàng không ngừng phát triển nhưng sự cạnh tranh để có được khách hàng càng trờ nên gay gắt hơn cho Hanotrans.

Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp vói Hanotrans trong thời gian gần đây có thể kể đến là chi nhánh Hà Nội của công ty cổ phần giao nhận vận tải Bee, chi nhánh Hà Nội của công ty cổ phần giao nhận vận tải và thương mại Vinalink, chi nhánh Hà Nội của công ty cổ phần Thái Minh (THAMI SHIPPING & AIRFREIGHT CORP.)Thamico, Công ty cổ phần dởch vụ vận chuyển quốc tế và thương mại Vinh Vân Minh Vân (VVMV).. .Các chi nhánh công ty này tuy là sinh sau đẻ muộn nhưng lại tìm được hướng đi riêng trong việc cung cấp dởch vụ, giá cước giảm đi đáng kể cùng hoa hồng cao hơn dành cho khách hàng. Nguyên nhân chủ yếu là các công ty này đã tạo được một số tuyến vận tải trực tiếp cho hàng hóa, tức là không cần phải dỡ hàng rồi lạixếp hàng ra khỏi container ờ các cảng chuyên tài như Hanotrans, như vậy sẽ giảm

được các chi phí xếp dỡ hàng hóa cho khách hàng, đồng thời giảm thời gian vận chuyển hàng hóa và hạn chế tình trạng hàng đến chậm. Họ có thể làm việc trực tiếp với các đại lý tại điểm đến cuối cùng. Qua quá trình tìm hiểu về hoạt động công ty, em nhận thấy các công ty này có thể có đủ nguồn hàng đê đóng đỉy container và thiết lập dịch vụ vận chuyển trực tiếp phỉn lớn là nhờ lượng hàng chỉ định rất lớn mà các công ty mẹ ở thành phố Hồ Chí Minh dành cho các chi nhánh.( vấn đề về hàng chỉ định sẽ được giãi thích rõ hơn ở phỉn sau ). Khi đã có được hàng chỉ định có khi lên tới 20 khối hàng, thông thường một container 20 feet có thể đóng được 26 đến 28 khối hàng. Các công ty giao nhận nhỏ này sẽ mời gọi các chủ hàng lẻ khác cùng đóng chung container với mình, đưa ra một mức giá cước ưu đãi hơn hẳn. Và khi hàng hóa đã đủ đế đóng đỉy container thì họ chuyển thẳng container này đến đại lý ở điểm đến m à không phải qua bất cứ công ty gom hàng nào khác.

Trong thời gian tới, nếu Hanotrans không khắc phục được tình trạng này cũng như không tìm được hướng đi đúng cho dịch vụ của mình thì có nguy cơ mất rất nhiều khách hàng vào tay các công ty gom hàng nhỏ kể trên. Một nguy cơ lớn hơn đổi vói không chỉ Hanotrans mà với tất cả các doanh nghiệp giao nhận Việt Nam là sự tham gia của các công ty giao nhận, các công ty logistic nước ngoài. WTO tạo ra một sân chơi bình đẳng cho tất cả các nước tham gia không phân biệt là doanh nghiệp trong nước hay ngoài nước. Khi đối đỉu với các doanh nghiệp quốc tế thì doanh nghiệp Việt Nam yếu cả về thế và lực. Và thay vì liên kết, hợp tác thì các doanh nghiệp Việt Nam lại cạnh tranh không lành mạnh, làm ăn chụp giựt, phá giá... trong khi chất lượng chưa cao thì lại tự làm yếu nhau và làm yếu chính mình...". Hơn nữa hiện nay, mặc dù chúng ta có đủ các hiệp hội từ Hiệp hội Cảng biển Hiệp hội Đại lý và môi giới hàng hải, Hiệp hội các chủ tàu, Hiệp hội Giao nhận kho vận... nhưng vai trò của các hiệp hội này vẫn chưa thực sự phát huy. Đã đến lúc phải có tiếng nói chung, sự liên minh giữa các hiệp hội, các doanh nghiệp.

Tuy đã gia nhập WTO được gần 2 năm, và mặc dù đã có nhiều đại gia trên thế giới trong lĩnh vực này tham gia vào khai thác thị trường Việt Nam, nhưng theo các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, sau 5-7 năm dịch vụ vận tải, giao nhận, kho bãi... mới có thể thiết lập công ty 100% vốn nước ngoài, vẫn

còn thời gian để các công ty Việt Nam liên kết lại, không phải bằng lời nói mà phải bằng nhấng hành động, bằng nhấng kế hoạch hợp tác cụ thể trong chiến lược phát triển dài hạn của từng công ty.

Có thể nhận thấy, môi trường cạnh tranh khốc liệt vừa là trờ ngại trên con đường kinh doanh của Hanotrans lại vừa là động lực để phát triển. Trước đây khi còn là một bộ phận của công ty nhà nước, sự độc quyền cung cấp dịch vụ đã làm cho bộ máy hoạt động của công ty trở nên già cỗi và ỳ lại, không có đối thủ cần vượt qua, không có thị phần cần tranh giành. Đen nay bước vào thời kỳ kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, các đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều, yêu cầu của khách hàng ngày càng chặt chẽ và để có được thị phần cũng như một vị trí hàng đầu trong ngành giao nhận Hanotrans buộc phải năng động lên, tích cực tìm kiếm khách hàng, nguồn hàng. Nếu không làm được như thế, Hanotrans sẽ không thể tồn tại.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp gom hàng và giải pháp phát triển dịch vụ gom hàng của công ty hanotrans (Trang 55 - 57)