Thứ bảy: Trong trường hợp công ty thực hiện chính sách bán chịu nhằm tăng doanh thu

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần khoáng sản hòa bình (Trang 70 - 72)

tiêu thụ. Thực hiện điều này làm tăng các chỉ tiêu như vòng quay tiền, vòng quay hàng tồn kho, hiệu suất sử dụng vốn cố định. Tuy nhiên mặt trái của chính sách này là làm giảm vòng quay vốn lưu động, kỳ thu tiền bình quân. Trong cơ chế thị trường hiện nay, bán chịu được coi là một trong những biện pháp để đẩy nhanh tiêu thụ. Để làm tốt điều này công ty cần phải:

- Xác định mục tiêu bán chịu: Nhằm thúc đẩy tăng doanh thu, giải toả hàng tồn kho, phát triển thị trường mới,…

- Xây dựng các điều kiện bán chịu: thông thường căn cứ vào mức giá, lãi suất nợ vay và thời hạn bán chịu.

- Tính toán hiệu quả của chính sách bán chịu: để thực hiện điều này công ty phải căn cứ vào chỉ tiêu lợi ích tài chính bán chịu:

Lợi ích (a) = Chênh lệch thu nhập – Chi phí phát sinh bán chịu do bán chịu (b) khi bán chịu (c)

Trong đó: (c) = Lãi phải trả cho khoản phải thu khi bán chịu + Chi phí quản lý khoản bán chịu(chi phí: đi lại, điện thoại, công văn, tiền lương...) + Chi phí thu hồi nợ khác. Nếu lợi ích của việc bán chịu > 0 thì công ty nên thực hiện việc bán chịu

Các yêu cầu cần có để thực hiện tốt chính sách này là:

- Có phương án xử lý cụ thể đối với từng khoản bán chịu sao cho giảm được các chi phí thu tiền, nợ khó đòi... đồng thời vẫn phải đảm bảo bù đắp được mọi rủi ro công ty có thể phải gánh chịu khi áp dụng việc bán chịu.

- Thời hạn bán chịu không quá dài và linh hoạt đối với từng khách hàng. - Khách hàng phải đảm bảo được khả năng thanh toán nợ trong tương lai. - Lãi suất nợ vay thích hợp.

-Mức giá bán chịu phải cao hơn mức giá bán thanh toán ngay.

Điều quan trọng cuối cùng là công ty cần cần gắn kết chặt chẽ giữa việc bán chịu với các chính sách thu hồi công nợ và các hình thức chiết khấu, giảm giá phù hợp, mềm dẻo, linh

hoạt nhằm giúp cho công ty nhanh chóng thu lại phần vốn bị chiếm dụng, tăng khối lượng sản phẩm bán ra, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động

KẾT LUẬN

Trên cơ sở những lý luận chung về phân tích tài chính, chuyên đề của em đã đi sâu tìm hiểu nghiên cứu tình hình thực tiễn tại Công ty Cổ phần Khoáng sản Hoà Bình về vấn đề đánh giá thực trạng tình hình tài chính của công ty. Với các tài liệu xin được và những

tìm hiểu thực tế tại công ty. Em đã tiến hành phân tích, tính toán thêm một số chỉ tiêu tài chính cần thiết để nhằm thấy rõ hơn thực trạng hoạt động tài chính của công ty trong năm 2011. Từ đó, em đã đưa ra một số biện pháp góp phần khắc phục những hạn chế còn tồn tại.

Tuy vậy, công tác đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp là vấn đề phức tạp đòi hỏi nhiều kinh nghiệp thực tiễn và việc nghiên cứu đề tài còn gặp những khó khăn nhất định. Mặt khác, với trình độ năng lực có hạn và thời gian thực tập không dài, việc phân tích chủ yếu dựa vào các số liệu trên báo cao tài chính năm vừa qua nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo, các cô chú trong công ty Cổ phần Khoáng sản Hoà Bình, sự góp ý của các bạn đọc để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.

Thay lời kết, em xin chân thành cám ơn thầy giáo TS.Bùi Văn Vần, các thầy cô giáo trong khoa Tài chính doanh nghiệp, cùng toàn thể các cô chú trong Công ty Cổ phần Khoáng sản Hoà Bình đã giúp đỡ, hướng dẫn để em hoàn thành chuyên đề này.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần khoáng sản hòa bình (Trang 70 - 72)