- Chu Thị Bình ( Vợ ông Đỗ Phan Thắng TVHĐQ T) 25.000 0,4% Nguyễn Thị Bích ( Mẹ ông Đỗ Phan Thắng TVHĐQT ) 5.000 0,08%
e- Hệ số khả năng thanh toán lãi vay (Bảng 2.10)
2.2.5- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn
Trước hết hãy xem xét việc tính toán các chỉ tiêu bình quân cần sử dụng tại bảng 2.11
2.2.5.1-Phân tích hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn (Bảng 2.12)
Vòng quay toàn bộ vốn giảm từ 0,52 vòng xuống 0,29 vòng (giảm 0,23 vòng với
tỉ lệ giảm 44,2%). Sự biến động giảm này là do cả doanh thu thuần và vốn kinh doanh đều tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu thuần (7,5%) nhỏ hơn nhiều so với tốc độ tăng của vốn kinh doanh bình quân (91.9%). Đánh giá tổng quan thì đây được xem là khuyết điểm khá lớn của công ty trong công tác quản lý và sử dụng vốn. Khi xem xét với 2 công ty cùng ngành khoáng sản. Vòng quay toàn bộ vốn năm 2011 của KSH là 0,32 vòng, còn của BKC là 0,53 vòng. Như vậy, so với 2 công ty cùng ngành thì hiệu quả sử dụng vốn của công ty xếp ở mức tương đối thấp. Phân tích hiệu quả sử dụng từng loại vốn ở phần sau sẽ đưa ra cái nhìn cụ thể và chi tiết hơn.
Cùng với chiều giảm của vòng quay toàn bộ vốn thì tỉ suất sinh lời trên VKD cũng giảm khá mạnh từ 20,2% xuống 7,2% với tỉ lệ giảm 64,7%. Nguyên nhân là do trong năm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước thuế và lãi vay giảm 32,5% mặc dù VKD tăng tới 91,9%.
2.2.5.2-Phân tích hiệu quả sử dụng từng loại vốn a-Hiệu quả sử dụng VLĐ (Bảng 2.13)
Vòng quay VLĐ năm 2010 là 0,64 vòng; năm 2011 giảm xuống chỉ còn 0,36 vòng
(giảm 0,28 vòng với tỉ lệ giảm là 43,7%). Vòng quay VLĐ tăng đồng nghĩa với việc số ngày 1 vòng quay VLĐ tăng . Năm 2010 trung bình 1 vòng quay hết 536 ngày, đến năm
2011 tăng thêm 424 ngày (tăng 75,3%) lên 987 ngày. Sự thay đổi này là do tốc độ tăng
DTT BH-CCDV nhỏ hơn tốc độ tăng vốn lưu động bình quân sử dụng trong kỳ. Theo
tìm hiểu được biết DTT BH-CCDV tăng với tốc độ khá chậm so với VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ. DTT tăng chậm 1 phần là do trong năm lần đầu tiên công ty xuất hiện khoản giảm trừ doanh thu với giá trị lớn ( 2.686 trđ), đây là 1 khuyết điểm khá lớn của công ty trong năm. Ngoài ra, do giá bán các sản phẩm của công ty trong năm không có nhiều thay đổi nhưng trong năm giá vốn hàng bán lại tăng với tốc độ khá cao; việc nền kinh tế đang rơi vào tình trạng khủng hoảng và suy thoái làm cho thị trường tiêu thụ bị thu hẹp phần nào (do đó chi phí bán hàng trăng khá cao do phải tăng chi phí cho bộ phận tìm kiếm khách hàng), mặc dù gặp phải nhiều khó khăn như vậy nhưng công ty vẫn tích cực tăng cường sản xuất để tăng sản lượng và từ đó tăng được doanh thu lên là thành tích xứng đáng được biểu dương của công ty trong năm. Khi xem xét KSH và BKC, vòng quay VLĐ năm 2011 của 2 công ty này tương ứng là 1,05 và 1,21 vòng. Như vậy, so với 2 công ty cùng ngành thì hiệu quả VLĐ của công ty là thấp.
Để có cái nhìn sâu hơn về hiệu quả sử dụng VLĐ, chúng ta đi xem xét tốc độ luân chuyển HTK và các khoản phải thu – Đây thường là 2 khoản mục chiếm tỷ trọng cao trong VLĐ.
Hệ số vòng quay HTK năm 2011 là 2,43 vòng, giảm 0,81 vòng so với năm 2010 (giảm 25%). Việc giảm xuống của hệ số vòng quay HTK tác động làm số ngày 1 vòng quay HTK tăng lên từ 111 ngày lên thành 148 ngày (tăng 33,3%). Điều này thể hiện tốc độ luân chuyển HTK đã giảm xuống, tác động làm cho tốc độ luân chuyển VLĐ giảm xuống. Tuy rằng trong năm Hàng hóa sản xuất ra nhiều, tình hình tiêu thụ gặp bất lợi do khách hàng gặp khó khăn cho đầu ra làm cho chi phí lưu kho thành phẩm trung bình trong năm của công ty tăng cao hơn. Nhưng theo tìm hiểu được biết, do đặc điểm sản xuất của công ty, đây là loại sản phẩm làm từ quặng nên có thể bảo quản được trong thời gian dài và trong những tháng cuối năm công ty đã nhận được nhiều đơn đặt hàng với nhu cầu cao về sản phẩm. Vì thế, công ty đã chủ động kế hoạch dự trữ thành phẩm từ trong năm, vì vậy làm cho giá vốn hàng bán trong năm tăng (36,4%) chậm hơn tốc độ gia tăng của hàng tồn kho bình quân (81,5%). Trong năm tới, để nâng cao hơn nữa chất lượng quản lý hàng tồn kho công ty cần hoàn thiện các đơn đặt hàng đúng thời hạn nhằm giảm các chi phí có thể phát sinh như chi phí bảo quản, lưu kho, lưu bãi ... sao cho vốn của công ty không bị ứ đọng nhiều ở hàng tồn kho gây ra tình trạng thiếu cho hoạt động kinh doanh.
• Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu (Bảng 2.15)
Doanh thu được sử dụng để tính toán hệ số vòng quay các khoản phải thu là doanh thu thuần bán hàng có cả thuế VAT. Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế suất 10% áp dụng cho tất cả các mặt hàng sản xuất và bán ra. Căn cứ vào DTT chưa có thuế GTGT ta tính ra DTT có thuế GTGT. Hệ số vòng quay các khoản phải thu thay đổi đáng kể (từ 3,06 vòng xuống 1,39 vòng) giảm 54,6%. Tương ứng với kỳ thu tiền trung bình tăng từ 117 ngày lên 259 ngày. Nguyên nhân là do trong năm DTT bán hàng có thuế VAT gia tăng nhưng với tốc độ chậm hơn nhiều so với tốc độ tăng của các khoản phải thu. Các khoản phải thu (thực chất là các khoản phải thu ngắn hạn) gia tăng nguyên nhân đã được phân tích khá kỹ trong phần “Cơ cấu và sự biến động của tài sản”. DTT BH có thuế VAT tăng cùng tỉ lệ tăng với DTT và Chi tiết biến động tăng của DTT sẽ được đề cập rõ hơn ở phần sau “Phân tích đánh giá chung kết quả kinh doanh”. Như vậy, tốc độ
luân chuyển các khoản phải thu đã giảm từ đó tác động làm cho tốc độ luân chuyển VLĐ giảm.
b-Tình hình sử dụng vốn cố định (Bảng 2.16)
Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Năm 2010 hệ số này là 2,77. Điều đó cho biết năm 2010 cứ 1 đồng vốn cố định có thể thể tham gia tạo ra 2,77 đồng doanh thu thuần (bao gồm: doanh thu thuần bán hàng và doanh thu tài chính). Năm 2011 con xuống chỉ còn 1,44 đồng, có nghĩa là trong năm VCĐ vẫn chưa được tận dụng hiệu quả trong việc tạo ra DTT. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của DTT nhỏ hơn khá nhiều so với tốc độ tăng của VCĐ bình quân (7,5%<106,8%). Mặt khác, phần nằm trong VCĐ trực tiếp tác động tới sự biến động của DTT là TSCĐ hữu hình, năm nay so với năm trước giá trị của nguyên giá TSCĐ hữu hình trong VCĐ giảm đáng kể (Nguyên giá TSCĐ hữu hình bình quân trong VCĐ bình quân giảm từ 104,7% xuống 72,2%); trong năm, tổng vốn cố định tăng 13.350 trđ trong khi TSCĐ hữu hình chỉ tăng có 1.278 trđ. Như vậy, phần vốn nằm trong VCĐ không trực tiếp đóng góp vào sự biến động của doanh thu trong năm 2011 nhiều hơn so với năm 2010. Chỉ tiêu biến động tăng của DTT sẽ đi vào chi tiết ở phần “ Đánh giá chung kết quả kinh doanh”. Còn VCĐ bình quân tăng là do cả TSCĐ và các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng khá mạnh. Hàm lượng VCĐ tham gia tạo nên doanh thu năm nay tăng cao hơn năm trước (từ 0,36 lên 0,69). Theo tìm hiểu, hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2011 của 2 công ty KSH và BKC tương ứng là 0,44 và 0,93. Như vậy, so với 2 công ty cùng ngành, hiệu suất sử dụng VCĐ của công ty năm 2011 vẫn ở mức cao mặc dù là giảm hơn so với năm 2010. Sau khi tìm hiểu tại phòng kỹ thuật được biết, trong năm công ty đã chưa sử dụng được hết công suất thiết kế của TSCĐ hữu hình do trong năm có nhiều TSCĐ hữu hình mới được mua về và đưa vào sử dụng. Bên cạnh đó, trong các năm tiếp theo cùng với việc nhiều công trình xây dựng cơ bản hoàn thành là việc mua mới các máy móc thiết bị cũng được tăng lên. Do đó trong các năm tiếp theo thì TSCĐ sẽ tiếp tục tăng cao và công suất thiết kế cũng theo đó mà tăng lên. Ta sẽ xem xét thêm hệ số hao mòm TSCĐ để có đánh giá xác thực hơn về thực trạng sử dụng VCĐ của công ty.
Hệ số hao mòn TSCĐ
Tại thời điểm đầu năm, hệ số hao mòn TSCĐ của công ty là 15,4% đến cuối năm hệ số này tăng 6% lên thành 21,5%. Điều này cho thấy ở cả hai thời điểm đánh giá, giá trị hao mòn luỹ kế đang chiếm một phần khá nhỏ trong tổng nguyên giá TSCĐ. So với nguyên giá TSCĐ thì công ty đang duy trì một năng lực sản xuất ở mức cao. Điều này đồng nghĩa với việc trong thời gian tới doanh nghiệp sẽ có đủ năng lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường chưa kể đến việc TSCĐ sẽ tiếp tục mua sắm và xây dựng xong và đưa vào sử dụng trong các năm tiếp theo.