- Chu Thị Bình ( Vợ ông Đỗ Phan Thắng TVHĐQ T) 25.000 0,4% Nguyễn Thị Bích ( Mẹ ông Đỗ Phan Thắng TVHĐQT ) 5.000 0,08%
e- Hệ số khả năng thanh toán lãi vay (Bảng 2.10)
2.2.6.1- Phân tích đánh giá chung kết quả kinh doanh (Bảng 2.17 & Bảng 2.18)
Dựa trên số liệu của báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011, tính toán sự biến động của các chỉ tiêu và tính toán 1 số tỷ suất chi phí trên doanh thu, lợi nhuận trên doanh thu, ta thấy: So với năm 2010 thì kết quả kinh doanh năm 2011 có sự giảm sút đáng kể. Năm 2010 (tính cả hoạt động khác) lợi nhuận sau thuế là 7.365 trđ, năm 2011 là 4.786 trđ (giảm 2.579 trđ với tỉ lệ giảm 35%). Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2011 giảm so với năm 2010 là 3.472 trđ tương ứng với tỉ lệ giảm 34,9%. Nguyên nhân là do Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm mạnh ( giảm 3.297 trđ với tỉ lệ giảm 32,5%) và lợi nhuân khác cũng giảm 175 trđ. Đây là kết quả đáng buồn cho công ty, lợi nhuận giảm sẽ làm công ty khó khăn trong giải quyết các vấn đề gặp phải trong tương lại, làm ảnh hưởng đến sự tin tưởng cũng như tâm lý của các cổ đông, công ty cũng sẽ không có điều kiện tốt hơn để nâng cao đời sống cho người lao động hay việc thực hiện tốt nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước …
Xem xét các chỉ tiêu phản ánh doanh thu và chi phí
• Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 4.660 trđ trđ (tăng 17,8%). Theo
tìm hiểu được biết, giá bán của các mặt hàng trong năm không có nhieeug thay đổi. Do đó, Nguyên nhân làm cho doanh thu BH-CCDV tăng là do khối lượng sản phẩm bán ra của mỗi mặt hàng trong năm tăng mạnh, nhờ rất nhiều đơn đặt hàng với giá trị khá lớn như: hợp đồng cung cấp bột Talc và Thạch anh cho công ty cổ phần Galaxy Việt Nam,
Bột CaCO3 cho công ty cổ phần nhựa Rạng Đông, Đá hạt thành phẩn Granit trắng chấm đen cho công ty CP đá ốp lát cao cấp VINACOEX,… Đây được coi là thành tích của công ty trong nỗ lực nâng cao khả năng cạnh tranh mở rộng thị phần tiêu thụ. Đạt được điều này là do trong năm công ty đã có sự chú trọng rất lớn cho bộ phân makerting trong việc tìm kiếm bạn hàng. Có được thành tích này cũng không thể không kể đến nỗ lực, cố gắng của bộ phận sản xất đã hình thành sự gia tăng khối lượng sản phẩm để kịp thời đáp ứng các đơn đặt hàng đã ký kết.
• Trong năm, lần đầu tiên công ty xuất hiện các khoản giảm trừ doanh thu, tuy chỉ mới xuất hiện lần đầu tiên nhưng lại với khối lượng rất lớn là 2.686 trđ. Kết cấu của các khoản giảm trừ chỉ bao gồm hàng bán bị trả lại. Nguyên nhân là do năm 2011 là một năm của khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Các doanh nghiệp trong nước lao đao tìm cách đững vững trên thương trường. Những doanh nghiệp là bạn hàng của công ty như C.ty CP Thiết bị và Xây lắp công nghiệp, Cty TNHH Nhất Trí Thành,… tình hình tiêu thụ sản phẩm giảm mạnh. Thị trường cho sản phẩm đầu ra không có, buộc các công ty này phải trả lại nguyên liệu đầu vào đã ký đơn đặt hàng với công ty từ đầu năm. Tuy đây là điều không mong muốn với cả bạn hàng cũng như chính công ty, nhưng để xảy ra điều này cũng là lỗi rất lớn của bộ phận makerting trong việc tìm kiếm bạn hàng. Để khắc phục điều này, trong những năm tới bộ phận makerting của công ty cần phải tìm hiểu kỹ đối tượng đang và sẽ giao dịch với mình để đảm bảo chất lượng bạn hàng, đối tác giao dịch với mình phải đáp ứng đầy đủ điều kiện cho một giao dịch thành công. Việc này xảy ra đã trược tiếp làm cho doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ có khoảng cách khá xa so với doanh thu bán hàng (DTT BH-CCDV chỉ tăng 7,6% trong khi Doanh thu BH-CCDV lại tăng tới 17,8%). DTT BH-CCDV tăng 1.973 trđ và đã trực tiếp làm tổng lợi nhuận trước thuế tăng 1.973 trđ.
• Giá vốn hàng bán tăng 4.717 trđ (tăng 36,4 %) làm cho lợi nhuận trước thuế giảm 4.717 trđ. Sự gia tăng giá vốn hàng bán là nguyên nhân chủ chốt khiến cho lợi nhuận trước thuế trong năm giảm sút. Nguyên nhân là do khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu
thụ tăng nhưng kèm theo nó thì giá thành đơn vị sản phẩm trong năm cũng tăng lên đáng kể. Trong năm hàng loạt các chính sách siết chặt hoạt động cấp phép, mua bán, khai thác khoáng sản như gia tăng thuế môi trường, quy định mức lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản…Nhằm thực hiện chủ trương chế biến sâu, hạn chế xuất khẩu thô của Chính Phủ. Tất cả các chủ trương này đã làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng (Nguyên liệu đầu vào là quặng nguyên khai và có khoảng 50% được khai thác tại các mỏ của công ty và các công ty liên doanh (ngoại trừ đá Talc được khai thác 100% lại mỏ của công ty), phần còn lại được mua bên ngoài). Thêm vào đó, giá điện tăng 15,27% (từ 01/03/2011), giá nhiên liệu tăng, chi phí nhân công tăng…so với cùng kỳ năm ngoái dẫn đến giá thành tăng. Hàng hóa sản xuất ra nhiều, tình hình tiêu thụ gặp bất lợi do khách hàng gặp khó khăn trong khâu đầu ra làm cho chi phí lưu kho thành phẩm của công ty cũng có chút tăng cao hơn. Đây cũng là khó khăn chung, khi xảy ra thảm cảnh 9/17 doanh nghiệp ngành khoáng sản lỗ quý IV/2011. Sự thua lỗ của 9/17 doanh nghiệp chủ yếu là do doanh thu eo hẹp không đủ bù đắp chi phí hoạt động tối thiểu. Tốc độ tăng của DT BH-CCDV chậm hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán (17,8%<36,4%) bên cạnh đó việc xuất hiện các khoản giảm trừ làm cho tốc độ tăng của DTT thấp hơn tốc độ tăng của DT (7,6%<17,8%). Điều này làm cho tỉ suất giá vốn hàng bán trên DTT tăng lên 13,4% (từ 49,5% lên 62,9%), có nghĩa là để có được 100 đồng DTT thì so với năm 2010, năm 2011 công ty sẽ phải bỏ thêm 13,4 đồng đầu tư vào giá vốn hàng bán.
• Doanh thu hoạt động tài chính giảm 15 trđ (từ 52 trđ xuống 37 trđ) tương ứng với tỉ lệ giảm 29%. Doanh thu tài chính của công ty nguồn gốc là từ tiền thu lãi tiền gửi. Trong khi đó chi phí tài chính tăng 105 trđ (từ 48 trđ lên 153 trđ) chủ yếu là do chi phí lãi vay tăng 102 trđ, do trong năm lãi suất tiền gửi tăng khá mạnh. Như vậy hoạt động đầu tư tài chính (doanh thu giảm còn chi phí tăng) chủ yếu chỉ xoay quanh các khoản nhận và trả lãi tiền vay. Điều này cho thấy trong năm công ty vẫn chưa chú trọng đến đầu tư tài chính trong ngắn hạn để nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
• Chi phí bán hàng tăng 840 trđ (tăng 90,7%). Tốc độ tăng của chi phí bán hàng lớn hơn tốc độ tăng của DTT (90,7%>7,6%) làm cho tỉ suất chi phí bán hàng trên DTT năm
nay cao hơn năm trước (6,3%>3,5%). Điều này có nghĩa là để có 100 đồng DTT thì năm nay so với năm trước, công ty phải bỏ thêm 2,7 đồng chi phí bán hàng. Xét về số tuyệt đối, mức tăng của chi phí bán hàng trong năm là 840 trđ cũng là mức tăng khá lớn khi so với mức tăng DTT là 1973 trđ. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm công ty đã rất chú trọng trong đến việc bỏ thêm chi phí để tạo điều kiện, khuyến khích bộ phận makerting tăng cường tìm kiếm bạn hàng. Như đã đưa ra ở phần trên, trong năm kinh tế thế giới và Việt Nam đang đương đầu với một giai đoạn hết sức khó khăn của suy thoái và khủng hoảng kinh tế. Cùng với nó là tình hình về nhu cầu đầu ra cho sản phẩm quặng cũng bị thu hẹp lại. Do đó, việc trong năm công ty bỏ thêm chi phí cho việc tìm kiếm bạn hàng là việc làm hết sức cần thiết. Ngoài ra, chi phí phục vụ cho việc vận chuyển hàng hoá cũng tăng đáng kể.
• Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 407 trđ với tỉ lệ giảm 19,2%. Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm trong khi DTT lại tăng làm cho tỉ suất chi phí QLDN/DTT giảm 2% (từ 8,1% xuống 6,1%). Điều này có nghĩa là để có 100 đồng DTT thì năm nay so với năm trước công ty tiết kiệm được 2 đồng chi phí QLDN. Nguyên nhân là do những chính sách tiết kiệm chi phí do ban quản trị doanh nghiệp đề ra đã được đưa vào thực hiện và phát huy được hiệu quả đáng mừng. Mỗi phòng ban thực hiện chính sách tiết kiệm năng lượng, các khoản chi phí được quản lý chặt chẽ hơn đặc biệt là chi phí công tác, họp hành, mua sắm đồ dùng thiết bị. Sa thải những nhân viên, cán bộ quản lí thiếu năng lực, thu gọn bộ máy quản lý, tránh rườm rà. Đây là thành tích đáng ghi nhận của công ty trong công tác tiết kiệm chi phí trong năm.
Xem xét hiệu quả kinh doanh ta thấy tất cả các tỉ suất lợi nhuận trên DTT Đều
giảm. TSLN thuần từ hoạt động kinh doanh giảm từ 38,8% xuống 24,4% nghĩa là trong năm 2011 cứ 100 đồng DTT có 24,4 đồng lợ nhuân thuần từ hoạt động kinh doanh (giảm 14,5 đồng so với năm 2010). TSLN kế toán trước thuế/DTT giảm từ 38% xuống 23%. TSLN kế toán sau thuế/DTT giảm từ 28,2% xuống 17%. Như vậy, năm 2011 là một năm đầy khó khăn trong hoạt động kinh doanh của công ty. Hiệu quả kinh doanh tụt xuống mức thấp. Các chỉ tiêu lợi nhuận đều giảm sút trầm trọng. Các chỉ tiêu về chi phí (như gia vốn hàng bán và chi phí bán hàng tăng mạnh hay sự xuất hiện khoản giảm trừ với quy mô
lớn) gia tăng khá mạnh. Đây là nhân tố làm giảm TSLN trên VCSH trong năm – Mục đích cuối cùng của các công ty cổ phần (sẽ xem xét chi tiết ở phân tích Dupont). Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng đã đạt được thành tích khi giảm được khoản chi phí phát sinh từ chi phí quản lí doanh nghiệp…