- Chu Thị Bình ( Vợ ông Đỗ Phan Thắng TVHĐQ T) 25.000 0,4% Nguyễn Thị Bích ( Mẹ ông Đỗ Phan Thắng TVHĐQT ) 5.000 0,08%
e- Thu nhập trên 1 cổ phần (Bảng 2.19)
2.3.2- Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đạt được công ty cũng còn bộc lộ một số vấn đề còn tồn tại cần thiết phải có biện pháp khắc phục như:
– Doanh thu của công ty trong năm tăng đáng kể nhưng kèm theo nó lại là việc xuất hiện thêm các khoản giảm trừ (hàng bán bị trả lại) với giá trị rất đáng báo động. Đây là lỗi của bộ phận marketing đã chưa xác định được bạn hàng hội tụ đủ các yếu tố cần thiết để giao dịch được diễn ra thành công (khách hàng đã trả lại hàng vì không có đủ khả năng sử dụng số hàng sẽ mua về vào sản xuất; không đủ khả năng thanh toán tiền hàng)
– Chi phí trong hoạt động kinh doanh tăng nhanh, điển hình là các chi phí về giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng. Giá vốn hàng bán trong năm tăng với giá trị tăng rất lớn. Nguyên nhân chủ yếu là do các chính sách của nhà nước áp dụng trong năm đối với ngành khoáng sản làm cho công ty đã gặp khó khăn trong việc đáp ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất và cùng với nó là việc giá nguyên vật liệu tăng đáng kể (chi phí vận chuyển cho chúng cũng tăng đáng kể). Công ty cũng gặp phải khuyết điểm trong khâu dự trữ khi vòng quay HTK giảm xuống (25%). Chi phí bán hàng trong năm tăng mạnh (tăng 90,7%). Do trong năm công ty đã phải bỏ nhiều tiền hơn vào tìm đầu ra cho sản phẩm. Trong các khoản vốn bị chiếm dụng thì việc bị nhà cung cấp chiếm dụng tăng cao (14.845 trđ), đây cũng 1 phần do lỗi của công ty khi trước đó chưa chủ động tìm kiếm và đa dạng hoá các đầu mối cung cấp đầu vào gây nên.
– Lợi nhuận sau thuế giảm mạnh. Việc trong năm huy động được nhiều vốn chủ nhưng hiệu quả kinh doanh lại thụt lùi, dẫn đến kết quả đáng buồn là tỷ suất lợi nhuận VCSH đạt được trong năm nhỏ hơn nhiều so với mặt bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại trong năm. Hiệu quả kinh doanh giảm làm cho tất cả các tỷ suất sinh lời đều giảm với tốc độ khá cao, vòng quay toàn bộ cũng như từng bộ phận của vốn đều giảm, biểu thị cho việc hiệu quả sử dụng toàn bộ và từng bộ phận của vốn đều giảm, nhưng theo tìm hiểu thì trong năm 2011 các công ty trong ngành khoáng sản phần lớn việc làm ăn của họ cũng không có nhiều bước tiến do tình hình kinh tế hiện nay và các chính sách của nhà nước đối với ngành khoáng sản gây ra.
KẾT LUẬN CHƯƠNG
Thông qua việc phân tích thực trạng tài chính Công ty Cổ phần Khoáng sản Hào Bình,
ta phần nào thấy được những thành quả cũng như những mặt còn hạn chế trong hoạt động tài chính của công ty. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đây thì ý nghĩa của công tác phân tích không phát huy tác dụng. Do đó, đề tài sẽ đi tiếp để đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty từ công tác phân tích tài chính đã được thực hiện.
CHƯƠNG 3: