Các chỉ tiêu công nợ

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần khoáng sản hòa bình (Trang 37 - 38)

- Chu Thị Bình ( Vợ ông Đỗ Phan Thắng TVHĐQ T) 25.000 0,4% Nguyễn Thị Bích ( Mẹ ông Đỗ Phan Thắng TVHĐQT ) 5.000 0,08%

b-các chỉ tiêu công nợ

Nhìn vào bảng 2.8- “Tính toán các chỉ tiêu công nợ (tiếp bảng 2.7)”. Ta thấy:

Hệ số các khoản phải thu đầu năm là 0,1; cuối năm tăng lên thành 0,32. Con số

này cho thấy ở đầu năm số tiền công ty bị chiếm dụng chiếm 10% tổng số tài sản công ty sở hữu và đến cuối năm tỉ lệ vốn bị chiếm dụng trong tổng TS tăng lên thành 32%. Xét trong tương quan với các doanh nghiệp cùng ngành. Lựa chon 2 doanh nghiệp cùng

ngành khoáng sản để so sánh là Công ty Cổ phần Tập đoàn Khoáng sản Hamico (mã Ck: KSH) và Công ty Cổ phần Khoáng sản Bắc Cạn (mã Ck: BKC). Tại thời

điểm cuối năm hễ số các khoản phải thu của KSH là 0,25 còn của BKC là 0,07. Như vậy, so với 2 công ty cùng ngành thì hệ số này của công ty tại thời điểm cuối năm ở mức khá cao. Cho thấy lượng vốn của công ty bị chiếm dụng tại thời điểm cuối năm là khá lớn

Hệ số các khoản phải trả đầu năm là 0,16; cuối năm giảm xuống còn 0,07. Như

dụng, cuối năm nguồn vốn đi chiếm dụng giảm đi, đóng góp 7% vào giá trị tổng TS. So với các doamh nghiệp cùng ngành, Tại thời điểm cuối năm hệ số này của KSH là 0,06 còn của BKC là 0,31. Điều này có thể cho thấy mức độ vốn chiếm dụng hợp pháp của công ty là khá nhỏ.

c-So sánh giữa nợ phải thu và nợ phải trả (Bảng 2.7 & Bảng 2.8)

Đầu năm, khoản phải trả lớn hơn khoản phỉa thu là 4.830 trđ (tương ứng bằng 0,62

lần); nhưng về cuối năm lại có sự thay đổi theo chiều hướng xấu khi khoản phải thu lại lớn hơn khoản phải trả là 28.268 trđ (tương ứng gấp 4,47 lần). Như vậy ở thời điểm đầu năm vốn bị chiếm dụng nhỏ hơn (chiếm hơn nửa) vốn đi chiếm dụng nhưng đến thời điểm cuối năm vốn bị chiếm dụng lại lớn hơn nhiều so với số vốn đi chiếm dụng được (gấp hơn 4 lần). Như vậy việc công ty tăng khoản phải thu với tốc độ rất cao (tăng 350%) và lại giảm khoản phải trả xuống (giảm 36,9%) đã làm cho công ty chuyên từ vị thế là người đi chiếm dụng ở đầu năm sang bị chiếm dụng tại thời điểm cuối năm. Vì vậy công ty đã bị mất đi một lượng vốn khá lớn, có thể sử dụng nó vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh lại để bị bên ngoài chiếm dụng mất.

Để biết được với tình hình công nợ như trên, công ty có gặp rủi ro trong thanh toán hay không, ta sẽ đi đánh giá khả năng thanh toán của công ty qua một số hệ số đặc trưng.

2.2.4.2-khả năng thanh toán:

Khi đánh giá tình hình công nợ, khoản nợ phải trả được xem xét chỉ là nợ chiếm dụng. Nhưng để đánh giá khả năng thanh toán thì khoản nợ phải trả ở đây bao gồm cả nợ đi chiếm dụng được và nợ vay.

Nhìn vào bảng 2.9– “Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán”, ta thấy:

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần khoáng sản hòa bình (Trang 37 - 38)