- Chu Thị Bình ( Vợ ông Đỗ Phan Thắng TVHĐQ T) 25.000 0,4% Nguyễn Thị Bích ( Mẹ ông Đỗ Phan Thắng TVHĐQT ) 5.000 0,08%
a- TSLN sau thuế trên doanh thu
Theo kết quả tính toán cho hoạt động chính, tỉ suất này năm nay là 18% có nghĩa là trong năm vừa qua khi thực hiện được 100 đồng DTT thì công ty thu được 18 đồng LNST từ hoạt động chính. Con số này năm 2010 là 28,7 đồng. Đây là sự giảm sút rất lớn, nó thể hiện kết quả kinh doanh của công ty đi xuống rất nhiều. Nguyên nhân là do trong năm 2011 tổng hợp DTT BH-CCDV và doanh thu TC tăng 1.958 trđ với tỷ lệ tăng 7,5%. Ngược lại, lợi nhuận sau thuế giảm mạnh (giảm 2442 trđ với tỉ lệ giảm 32,5%). Như đã phân tích ở trên, mặc dù DTT BH-CCDV và doanh thu tài chính có tăng lên chút ít nhưng do trong năm, hầu hết các khoản chi phí tăng lên với quy mô lớn làm cho LNST từ hoạt động chính giảm. Dẫn đến tỷ suất LNST từ hoạt động kinh doanh chính trên DTT năm 2011 thấp hơn rất nhiều so với năm 2010. Nếu tính đến cả hoạt động khác thì tỉ suất này năm 2010 và 2011 tương ứng là 28,1% và 17%. Nguyên nhân do lợi nhuận khác trong năm nay có mức lỗ so với năm trước ở mức lớn hơn. Như vậy, việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh làm tăng doanh thu thuần, nhưng lợi nhuận giảm mạnh là điều công ty cần phải cân nhắc rất nhiều trong việc tính toán và sử dụng chi phí sao cho hợp lý trong các năm tiếp theo.
b-Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản
Năm 2010, xét trên toàn bộ hoạt động (kể cả hoạt động khác) tỉ suất này là 19,8% có nghĩa là cứ 1 đồng vốn tham gia vào hoạt động SXKD thì thu được 0,198 đồng tổng lợi nhuận trước thuế và lãi vay( EBIT). Chỉ tiêu này sang năm 2011 giảm xuống chỉ còn
6,9%. Nguyên nhân là do trong năm vừa qua EBIT giảm 33,7% trong khi đó thì VKD bình quân trong năm lại tăng với tốc độ khá lớn (91,9%). Nếu không xét đến hoạt động khác thì tỉ suất này năm 2010 và 2011 tương ứng là 20,2% và 7,2%. Đây là sự thụt giảm, cho thấy hiệu quả hoạt động cũng như khả năng sinh lời của đồng vốn giảm xuống.
c-Tỷ suất tổng lợi nhuận trước thuế trên VKD
Năm 2011 so với năm 2010 giảm từ 19,7% xuống 6,7% kéo theo tỉ suất tổng LNST trên VKD cũng giảm xuống từ 14,6% xuống 5%. Do trong công thức tính trên tử số là tổng LNST bao gồm cả lợi nhuận khác nên nó vẫn chưa phản ánh chính xác thực chất khả năng sinh lời trên VKD từ h/đ kinh doanh chính của công ty. Để giả quyết hạn chế trên ta đi xem xét thêm 2 chỉ tiêu sau:
– TSLN trước thuế từ hoạt động kinh doanh chính trên VKD trong năm 2010 là 20,2% có nghĩa là bình quân cứ 1 đồng vốn bỏ ra tiến hành h/đ SXKD thì tạo ra 0,202 đồng lợi nhuận trước thuế từ chính hoạt động này. Năm 2011, con số này giảm đáng kể xuống còn 0,071 đồng với tỉ lệ giảm khá lớn 64,8%.
– TSLN sau thuế từ h/đ chính trên VKD năm 2010 là 14,9% có nghĩa là bình quân cứ 1 đồng vốn bỏ ra tiến hành h/đ SXKD thì tạo ra 0,149 đồng LNST từ chính hoạt động này nhưng đến năm 2011 con số này lại giảm đáng kể chỉ còn 0,052 đồng với tỉ lệ giảm rất lớn là 64,8%. Điều này cho thấy bước tụt dốc đi xuống của công ty trong mục tiêu đạt hiệu quả của hoạt động kinh doanh chính, làm tụt giảm khả năng sinh lời của đồng vốn đưa vào đầu tư.
d-Tỷ suất lợi nhuận VCSH
Năm 2011 TSLN sau thuế từ h/đ chính trên VCSH là 5,9%, có nghĩa là cứ 100 đồng VCSH đầu tư mang lại 5,9 đồng LNST từ hoạt động kinh doanh chính, thấp hơn rất nhiều so với năm 2010 là 18,2 đồng. Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm trên là do trong năm lợi nhuận sau thuế giảm mạnh trong khi vốn chủ sở hữu tăng lên nhiều dẫn đến tỉ suất lợi nhuận vốn chủ giảm mạnh. Nếu tính cả hoạt động khác, tỉ suất này năm 2011 và năm 2010 còn thấp hơn tương ứng là 5,6% và 17,9%. Xét trên phương diện chủ sở hữu, đây là tỉ suất sinh lời thực tế mà họ thu được của 1 năm đầu tư. Điều đáng buồn là tỉ suất này lại nhỏ hơn nhiều so với mặt bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại
trong năm 2011. Để thoát khỏi tình trạng yếu kém này trong năm tới công ty cần tìm ra nhiều biện pháp giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty trở nên tốt hơn nhằm tăng cường tỷ suất sinh lời vốn chủ thoát khỏi tình trạng đáng buồn đang gặp phải hiện nay.