Sửa đổi bổ sung một số qui định về phạm vi điều chỉnh của pháp luật thuế giá trị gia tăng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật thuế giá trị giá tăng ở việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 79 - 81)

VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

3.2.1. Sửa đổi bổ sung một số qui định về phạm vi điều chỉnh của pháp luật thuế giá trị gia tăng pháp luật thuế giá trị gia tăng

Về đối tượng chịu thuế GTGT, những đối tượng hiện nay pháp luật thuế GTGT qui định không thuộc diện chịu thuế GTGT phải chuyển thành những đối tượng được miễn thuế GTGT. Bởi vì như đã phân tích, khi nói đến đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT là nói đến đối tượng không thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật thuế GTGT, còn khi nói đối tượng

được miễn trừ thuế GTGT là nói đến hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật thuế GTGT nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, quyết định cho miễn trừ nghĩa vụ thuế bởi một điều luật đặc biệt.

Mặt khác, để đảm bảo thuế GTGT là thuế tiêu dùng đánh trên bình diện rộng có tính liên hoàn và trung lập kinh tế cao, pháp luật thuế GTGT cần phải thu hẹp diện miễn thuế GTGT bằng cách chuyển một số "hàng hóa, dịch vụ" hiện nay đang nằm trong diện "không thuộc đối tượng chịu thuê GTGT" sang diện các đối tượng chịu thuế GTGT hoặc loại bỏ một số hàng hóa, dịch vụ đang nằm trong phạm vi này, tức mở rộng đối tượng thuộc diện chịu thuế GTGT.

Để phù hợp với cơ cấu chuyển dịch kinh tế cũng như thúc đẩy hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, đưa nông nghiệp tiến liên một bước sản xuất lớn như đường lối của Đảng và nhà nước đã đưa ra chúng tôi thấy cũng cần thiết bổ sung vào đối tượng chịu thuế GTGT các mặt hàng là sản phẩm ở khâu sản xuất nông nghiệp để đảm bảo thực hiện thuế GTGT liên hoàn và thống nhất ở tất cả các lĩnh vực SXKD. Đồng thời, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp có quyền khấu trừ thuế GTGT đầu vào như vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu, máy móc thiết bị nông nghiệp…

Trên cơ sở các phân tích và nhận định trên chúng tôi kiến nghị: Điều 4 cần sửa đổi là: Đối tượng được miễn thuế giá trị gia tăng.

Chuyển một số hàng hóa, dịch vụ tại Điều 4 sang diện đối tượng chịu thuế, cụ thể:

- Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu;

- Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng; - Sản phẩm muối;

- Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư; duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng;

- Duy tu, sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân và vốn viện trợ nhân đạo đối với các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà tình nghĩa;

- Tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp;

- Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên khoáng sản khai thác chưa qua chế biến do Chính phủ qui định.

Bỏ khoản 25 Điều 4 của Luật Thuế GTGT hiện hành: "Hàng hóa, dịch vụ của cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với tổ chức, doanh nghiệp trong nước" vì tính thiếu thực tế của điều luật này như đã phân tích tại mục 2.2 của luận văn.

Về đối tượng nộp thuế, theo chúng tôi pháp luật thuế GTGT cần thu hẹp diện đối tượng nộp thuế GTGT, chỉ bao gồm các đối tượng có doanh thu trên ngưỡng doanh thu chịu thuế GTGT như nhiều nước trên thế giới đã áp dụng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật thuế giá trị giá tăng ở việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)