Bổ sung một số qui định về phạm vi lãnh thổ của nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật thuế giá trị giá tăng ở việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 86 - 88)

thuế giá trị gia tăng

Pháp luật thuế GTGT hiện hành không xác định cụ thể phạm vi lãnh thổ của nghĩa vụ thuế GTGT, nên trong quá trình áp dụng thuế GTGT đã xẩy ra những tranh chấp giữa đối tượng nộp thuế và cơ quan thuế do trong nhận thức không đồng nhất quan điểm với nhau. Theo chúng tôi, để xác định phạm

vi, mức độ của nghĩa vụ thuế GTGT một cách tương đối chuẩn xác, pháp luật thuế GTGT cần qui định rõ thế nào là ở Việt Nam.

Ở Việt Nam tức là nằm trong phạm vi lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một phần của trái đất, bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời và vùng lòng đất. Trong phạm vi đó nhà nước Việt Nam có toàn quyền định đoạt tối cao và đó chính là chủ quyền quốc gia của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì vậy, xét về mặt nguyên tắc tất cả các hoạt động chuyển giao hàng hóa và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên lãnh thổ Việt nam đều phải chịu thuế GTGT ở Việt Nam. Khi qui định vấn đề này cũng cần phân định:

* Nơi đánh thuế đối với việc chuyển giao tài sản:

- Tài sản được xuất phát từ Việt Nam không tính tài sản đó được chuyển đến nước nào được coi là chuyển giao hàng hóa tại Việt Nam nên luôn luôn bị đánh thuế GTGT tại Việt Nam.

- Tài sản xuất phát từ nước ngoài được vận chuyển đến Việt Nam, cần phải phân biệt hai trường hợp:

+ Nếu chuyển giao hàng do người nhập khẩu thực hiện thì tất cả những hàng hóa chuyển giao đó phải chịu thuế GTGT ở Việt Nam.

+ Nếu trường hợp hàng hóa được nhập về không do người nhập khẩu thì việc chuyển giao hàng hóa này không chịu thuế GTGT ở Việt Nam.

* Nơi đánh thuế đối với cung cấp dịch vụ

Về nguyên tắc sẽ đánh thuế GTGT ở Việt Nam nếu các dịch vụ đó được thực hiện tại Việt Nam.

Trong một số trường hợp đặc biệt như: dịch vụ có thể vật hóa được (thuê phương tiện vận tải); dịch vụ không vật chất hóa được (chuyền quyền tác giả, nhãn mác, dịch vụ quảng cáo, dịch vụ tư vấn, nghiên cứu giám

định…); dịch vụ liên quan đến trao đổi hàng, về nguyên tắc chung nơi đánh thuế sẽ được thực hiện ở Việt nam nếu người cung cấp dịch vụ có cơ sở ở Việt Nam. Cụ thể:

- Đối với dịch vụ có thể vật hóa được: Hoạt động cho thuê các phương tiện vận tải phải chịu thuế GTGT ở Việt Nam khi người cho thuê có cơ sở ở Việt Nam và người đi thuê sử dụng tài sản đó ở Việt nam, hoặc người cho thuê không có cơ sở ở Việt nam nhưng tài sản đó được người đi thuê sử dụng ở Việt Nam.

Ngược lại, việc thuê phương tiện vận tải sẽ không chịu thuế ở Việt Nam khi người cho thuê có cơ sở ở Việt nam nhưng tài sản đó được người đi thuê sử dụng ở nước ngoài.

Các dịch vụ liên quan đến vận chuyển: bốc dỡ, xếp hàng, thuê các phương tiện, dụng cụ để bảo về hàng trong quá trình chuyên chở, trông coi, bến bãi trong quá trình chuyên chở sẽ phải đánh thuế GTGT ở Việt nam khi các dịch vụ này được thực hiện ở Việt Nam.

- Dịch vụ không vật chất hóa được: Nếu người cung cấp dịch vụ có cơ sở ở Việt Nam thì dịch vụ này chịu thuế GTGT.

Chúng tôi kiến nghị, Luật Thuế GTGT cần bổ sung thêm một điều luật về phạm vi lãnh thổ của thuế GTGT trong đó xác định rõ nguyên tắc nơi đánh thuế đối với hoạt động chuyển giao tài sản và nơi đánh thuế đối với hoạt động cung cấp dịch vụ. Điều luật này nằm ở chương I của Luật Thuế GTGT tức ở phần những qui định chung.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật thuế giá trị giá tăng ở việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 86 - 88)