Qui định ngƣỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật thuế giá trị giá tăng ở việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 81)

Theo kinh nghiệm của các nước thì ngưỡng doanh chịu thuế GTGT (dưới đây gọi tắt là ngưỡng doanh thu) là mức doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT hàng năm của một cơ sở kinh doanh đạt được, mà từ mức doanh thu này trở lên cơ sở kinh doanh phải nộp thuế GTGT theo qui định của Luật Thuế GTGT. Như vậy, việc xác định đối tượng nộp thuế GTGT không những chỉ căn cứ vào hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT mà còn phụ thuộc vào doanh thu kinh doanh của cơ sở kinh doanh.

Hiện tại, Luật Thuế GTGT của Việt Nam không có qui định về ngưỡng doanh thu. Tức là Nhà nước đã thu tối đa tiền thuế GTGT vào NSNN, đồng thời xã hội không có sự thất thoát một khoản chi phí "mất không" nào từ

việc quản lý và thu thuế. Thực tế thì không một nước nào trên thế giới có thể đạt được mức tối đa hóa hiệu quả quản lý thuế GTGT. Việc Luật Thuế GTGT của Việt Nam chưa có qui định về ngưỡng doanh thu không được hiểu là ngưỡng doanh thu bằng 0 mà do tại thời điểm ban hành Luật Thuế GTGT (1997) yêu cầu về việc cải cách hệ thống chính sách thuế, cụ thể là yêu cầu của việc đưa thuế GTGT vào áp dụng thay cho thuế doanh thu là quan trọng hơn so với việc xét đến hiệu quả của việc áp dụng thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh nhỏ. Tuy nhiên, để phù hợp với các hộ kinh doanh Luật Thuế GTGT đã qui định các hộ này được nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp (thuế GTGT được xác định dựa trên doanh thu, không phụ thuộc vào số thuế GTGT đầu ra và đầu vào). Thực chất, việc qui định một phương pháp nộp thuế GTGT riêng (phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng) cho các hộ kinh doanh đã bắt nguồn của việc áp dụng ngưỡng doanh thu. Đến thời điểm này, khi Luật Thuế GTGT đã đi vào cuộc sống hơn 10 năm, cần thiết phải xây dựng một ngưỡng doanh thu chịu thuế, xuất phát từ các yếu tố dưới đây:

a) Tính hiệu quả

Lý do cơ bản để các nước qui định ngưỡng doanh thu là xuất phát từ hiệu quả thu thuế GTGT. Đó là sự tương quan giữa số thu thuế GTGT, chi phí quản lý thuế của cơ quan thuế và chi phí tuân thủ nghĩa vụ thuế GTGT của người nộp thuế. Nếu không vì chi phí quản lý hành chính thuế GTGT của cơ quan thuế và chi phí tuân thủ của người nộp thuế, ngưỡng doanh thu hiệu quả nhất là bằng 0. Như vậy, sẽ làm tối đa hóa số thu (với bất kỳ thuế suất nào) đồng thời tối thiểu hóa sự bóp méo của cạnh tranh giữa các doanh nghiệp qui mô khác nhau.

Thực chất của việc qui định ngưỡng doanh thu là sự đánh đổi giữa số thu thuế GTGT và chi phí thu và nộp thuế GTGT. Hay nói cách khác, mục tiêu việc ban hành ngưỡng doanh thu là để xóa bỏ tình trạng những người nộp thuế GTGT nhỏ đóng góp không đáng kể đối với số thu, nhưng lại tạo gánh nặng chi phí hành chính lớn.

b) Tính đơn giản

Một trong những yêu cầu của việc xây dựng chính sách thuế đó là tính đơn giản. Tính đơn giản của chính sách thuế càng cần thiết và mang lại hiệu quả khi mà trình độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế còn thấp.

Thuế GTGT là một sắc thuế hiện đại phản ánh đúng bản chất của thuế gián thu là người tiêu dùng phải chịu nhưng cũng yêu cầu rất cao về tổ chức quản lý thuế của cơ quan thuế như kiểm tra thuế GTGT đầu ra, thuế GTGT đầu vào … và việc chấp hành pháp luật về thuế của đối tượng nộp thuế như hạch toán kế toán nói chung và hạch toán kế toán thuế GTGT nói riêng, sử dụng hóa đơn thuế GTGT, khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào... Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ, sẽ không phù hợp và trở thành lãng phí nếu đối tượng nộp thuế phải thực hiện đầy đủ sổ sách kế toán, chế độ hóa đơn chứng từ để thực hiện việc kê khai nộp thuế. Vì vậy, việc qui định ngưỡng doanh thu để phân biệt đối tượng nộp thuế lớn và có chính sách thuế đơn giản cho đối tượng dưới ngưỡng sẽ là phù hợp với lý thuyết về xây dựng chính sách thuế và thực tiễn kinh doanh của các hộ kinh doanh tại Việt Nam.

c) Phù hợp với thông lệ quốc tế

Luật Thuế GTGT của nhiều nước đều đã có qui định về ngưỡng doanh thu và thực tế 9 năm áp dụng Luật Thuế GTGT của Việt Nam cho thấy cần phải có qui định về ngưỡng doanh thu để vừa phù hợp với thông lệ quốc tế (tránh việc hiểu lầm ngưỡng doanh thu của Việt Nam bằng 0) và phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của các cơ sở kinh doanh nhỏ của Việt Nam.

Như vậy, việc xây dựng ngưỡng doanh thu sẽ làm cho việc thực hiện Luật Thuế GTGT một cách hiệu quả hơn, cơ quan thuế tập trung vào thu thuế đối với đối tượng nộp thuế lớn, các cơ sở kinh doanh có doanh thu thấp sẽ giảm bớt chi phí tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế do chỉ phải nộp thuế với phương pháp đơn giản và phù hợp với thông lệ quốc tế về thuế GTGT.

Kinh nghiệm rút ra qua nghiên cứu ngưỡng doanh thu của các nước đó là:

Một là, đa số các nước áp dụng thuế GTGT đều có qui định về ngưỡng

doanh thu chịu thuế GTGT.

Hai là, về đối tượng áp dụng ngưỡng doanh thu, có hai quan điểm về

phạm vi đối tượng áp dụng ngưỡng doanh thu:

- Ngưỡng doanh thu áp dụng chung cho tất cả các đối tượng kinh doanh: tất các các đối tượng nộp thuế nếu có doanh thu từ Ngưỡng doanh thu trở lên sẽ phải nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, không phân biệt đối tượng nộp thuế có doanh thu hoặc có số thuế GTGT phải nộp lớn hay nhỏ, không phân biệt đối tượng nộp thuế là tổ chức hay cá nhân. Qui định này áp dụng đối với phần lớn các nước phát triển ở châu Âu và châu Á.

- Ngưỡng doanh thu chỉ áp dụng đối với các đối tượng nộp thuế có qui mô kinh doanh nhỏ, tỷ lệ lợi nhuận thấp, sử dụng ít lao động (chủ yếu là cá nhân hoặc nhóm cá nhân kinh doanh) thì thuộc diện áp dụng thuế GTGT trên cơ sở ngưỡng doanh thu. Quan điểm này dựa trên cơ sở lý luận là đối với các đối tượng nộp thuế là doanh nghiệp thì các qui định về pháp lý như vốn, qui mô, ngành nghề, phương thức quản lý, mức độ tuân thủ pháp luật đã đạt được yêu cầu nhất định về quản lý, vì vậy, không cần đưa đối tượng này thuộc diện áp dụng qui định của ngưỡng doanh thu.

Ba là, qui định về ngưỡng doanh thu:

- Đa số các nước áp dụng một mức ngưỡng. Tuy nhiên, một số nước áp dụng ngưỡng doanh thu khác nhau cho các loại hoạt động khác nhau, chủ yếu là ngưỡng doanh thu cho kinh doanh hàng hóa và Ngưỡng doanh thu cho kinh doanh dịch vụ. Ngưỡng doanh thu đối với dịch vụ thấp hơn ngưỡng doanh thu đối với hàng hóa, ví dụ: Pháp, Hy lạp, Bồ Đào Nha, Úc, Inđônêxia, Ailen và Togo. Qui định ngưỡng doanh thu thấp đối với ngành có tỷ lệ gia tăng cao và sử dụng ít lao động (ví dụ: ngành dịch vụ)

- Việc điều chỉnh ngưỡng doanh thu: Ngưỡng doanh thu khi mới ban hành thường cao sau đó sẽ giảm dần xuống để tăng dần đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, đồng nghĩa với việc ý thức tuân thủ nộp thuế GTGT ngày càng tăng dần. Việc điều chỉnh ngưỡng doanh thu phụ thuộc vào: kết quả kinh doanh của cơ sở kinh doanh, năng lực quản lý thuế của cơ quan thuế và những yếu tố ảnh hưởng phức tạp về mặt chính trị khi cho các đối tượng dưới ngưỡng không phải nộp thuế GTGT. Khi năng lực quản lý của cơ quan thuế tăng lên, thì nên hạ thấp ngưỡng.

Có nước áp dụng ngưỡng doanh thu rất cao và không điều chỉnh trong nhiều năm như Singapore, có nước điều chỉnh Ngưỡng doanh thu hàng năm như Philipine [49, tr. 6].

Bốn là, biện pháp hạn chế tác động không tốt đến đối tượng nộp thuế

khi bị thay đổi đột ngột từ dưới ngưỡng lên trên ngưỡng: một số nước qui định khoảng doanh thu chuyển đổi trên ngưỡng doanh thu nhưng dưới mức phải hoàn toàn nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Nếu đối tượng nộp thuế có doanh thu ở khoảng chuyển đổi thì được giảm 1 phần số thuế GTGT phải nộp. Ví dụ như Nhật, Hà lan, Pháp áp dụng phương pháp này [49, tr. 8].

Từ kinh nghiệm của các nước, chúng tôi kiến nghị qui định ngưỡng tính thuế GTGT ở Việt Nam theo hướng sau:

- Đối tượng áp dụng ngưỡng doanh thu: Thực tế ở Việt Nam cho thấy các bất cập khi áp dụng thuế GTGT và sự không hiệu quả khi áp dụng thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh có doanh thu thấp hiện nay chỉ phát sinh đối với các cá nhân kinh doanh, hộ gia đình kinh doanh, do các hộ này chủ yếu kinh doanh với qui mô nhỏ, thực hiện hạch toán kế toán không đầy đủ, không đủ điều kiện áp dụng phương pháp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Vì vậy, đối tượng áp dụng ngưỡng chỉ bao gồm các hộ gia đình, cá nhân kinh doanh, tổ nhận khoán thuộc hợp tác xã (gọi chung là hộ kinh doanh).

- Xây dựng một ngưỡng doanh thu phù hợp tại thời điểm ban hành Luật, sau đó giảm dần ngưỡng.

- Hộ kinh doanh có mức doanh thu dưới ngưỡng được miễn nộp thuế. Hộ kinh doanh trên ngưỡng doanh thu thực hiện nộp thuế gián thu đơn giản theo tỷ lệ trên doanh thu.

- Trường hợp thay đổi doanh thu:

Hộ kinh doanh năm trước ở dưới ngưỡng doanh thu, năm sau chuyển sang trên ngưỡng doanh thu; hộ kinh doanh năm trước ở trên ngưỡng doanh thu, năm sau chuyển sang dưới ngưỡng doanh thu: năm liền kề được tiếp tục nộp thuế theo phương pháp đã áp dụng của năm trước.

- Phương pháp xác định đối tượng trên và dưới ngưỡng:

+ Đối với hộ kinh doanh trên ngưỡng doanh thu: dựa vào doanh thu tại quyết toán thuế năm.

+ Đối với hộ kinh doanh dưới ngưỡng doanh thu:

 Đội quản lý thuế xã phường kiểm tra, điều tra doanh thu đối với hộ có khả năng có doanh thu trên Ngưỡng;

 Phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế xã phường để thống nhất các hộ đưa lên trên Ngưỡng vào năm sau.

 Thông báo công khai sau khi thống nhất ý kiến với Hội đồng tư vấn thuế xã phường.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật thuế giá trị giá tăng ở việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)