Luật Cạnh tranh

Một phần của tài liệu Chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật Việt Nam (Trang 46 - 47)

Xuất phát từ nhu cầu kiểm soát các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tạo khuôn khổ pháp lý cho thực tiễn hoạt động kinh doanh, đảm bảo cạnh tranh công bằng, bình đẳng; bảo vệ quyền kinh doanh chính đáng của các doanh nghiệp; tạo sự tương đồng giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế trong tiến trình hội nhập, Luật Cạnh tranh đã được Quốc hội thông qua ngày 03/12/2004 và có hiệu lực ngày 01/7/2005.

Luật Cạnh tranh đã tiếp cận mặt trái của vấn đề cạnh tranh. Tức là, luật không điều chỉnh các hành vi cạnh tranh tích cực (lành mạnh), mà ngược lại, luật bảo vệ cạnh tranh lành mạnh bằng cách cấm đoán các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, phù hợp với nguyên tắc "các chủ thể kinh doanh được làm những gì mà pháp luật không cấm".

Như vậy, chỉ những hành vi nào được Luật Cạnh tranh quy định là hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì chủ thể thực hiện hành vi mới phải chịu những hình thức trách nhiệm pháp lý tương ứng. Luật Cạnh tranh vừa có các quy định ngăn cấm hành vi vi phạm, liệt kê và mô tả các hành vi bị cấm

đoán; vừa quy định thủ tục tố tụng và các biện pháp xử lý vi phạm. Vì vậy, việc điều tra, xử lý vụ việc liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh và áp dụng chế tài đối với hành vi vi phạm phải tuân theo trình tự, thủ tục và thẩm quyền mà Luật Cạnh tranh quy định.

Cạnh tranh xuất hiện trong mọi lĩnh vực của kinh tế thị trường, vì thế các quy định liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể xuất hiện ở nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau (Luật Thương mại, pháp luật bảo vệ người tiêu dùng, Luật Sở hữu trí tuệ, các quy định trong các lĩnh vực cụ thể như pháp luật về quảng cáo, khuyến mại…, và trong những ngành nghề khác nhau như như bưu chính, viễn thông, điện lực, bảo hiểm, ngân hàng…). Việc áp dụng các chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh phải đặt trong mối quan hệ giữa những quy định của Luật Cạnh tranh với các văn bản pháp luật có liên quan. Tuy nhiên, trong trường hợp có xung đột giữa Luật Cạnh tranh và các lĩnh vực pháp luật khác thì ưu tiên áp dụng Luật Cạnh tranh. Như vậy, Luật Cạnh tranh là nguồn mang tính nguyên tắc chung, điều chỉnh quan hệ cạnh tranh cũng như việc áp dụng chế tài cho các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Một phần của tài liệu Chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật Việt Nam (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)