Nâng cao năng lực của Nhà nước trong việc quản lý hoạt động cạnh tranh và thực thi pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh

Một phần của tài liệu Chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật Việt Nam (Trang 113 - 114)

động cạnh tranh và thực thi pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh

Khoản 1, Điều 1 Nghị định 06/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh đã khẳng định: "Cục Quản lý cạnh tranh là tổ chức trực thuộc Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ trưởng Bộ Công thương) thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp…". Quy định đó có phần chưa hoàn hảo, bởi lẽ Bộ Công thương là cơ quan chủ quản của nhiều doanh nghiệp nhà nước và có chức năng quản lý nhà nước về nhiều chính sách kinh tế. Do đó, việc thành lập Cục Quản lý cạnh tranh trực thuộc Bộ Công thương sẽ không đảm bảo tính khách quan trong quá trình giải quyết các vụ việc cạnh tranh mà một bên là doanh nghiệp nhà nước. Vì thế, nên chăng thành lập cơ quan quản lý cạnh tranh độc lập để đảm bảo việc thực thi pháp luật.

Tăng cường công tác đào tạo cán bộ chuyên trách giải quyết các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, nhất là các điều tra viên để bổ sung lực lượng cho cơ quan quản lý cạnh tranh. Đồng thời, về phía Toà án, cũng cần có biện pháp bồi dưỡng cho đội ngũ Thẩm phán những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết cho việc xử lý các vụ kiện về cạnh tranh không lành mạnh.

Xây dựng các chương trình trao đổi, hợp tác với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đấu tranh chống cạnh tranh không lành mạnh để tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng của chúng ta có thêm kiến thức, hiểu biết và kinh nghiệm xử lý các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cạnh tranh của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật Việt Nam (Trang 113 - 114)