Thực tiễn cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường Việt Nam

Một phần của tài liệu Chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật Việt Nam (Trang 54)

phạm ở Việt Nam hiện nay

2.2.1.1. Thực tiễn cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường Việt Nam Việt Nam

* Thực tiễn hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn

Các đối tượng chỉ dẫn mà doanh nghiệp sử dụng để gây nhầm lẫn là các đối tượng thuộc phạm trù "chỉ dẫn thương mại" được quy định tại Nghị định số 54/2000/NĐ-CP và Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Tuy nhiên, chỉ dẫn thương mại được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ có phạm vi rộng và cụ thể hơn so với Luật Cạnh tranh (bao gồm cả chỉ dẫn sai lệch về nhãn hiệu hàng hoá và có những dấu hiệu nhận dạng đối với một số chỉ dẫn về tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bao bì…). Do đó, khi xác định hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn nhằm cạnh tranh không lành mạnh, cần sử dụng phối hợp các quy phạm pháp luật định nghĩa trong Luật Sở hữu trí tuệ và Nghị định 54.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp biểu hiện rất đa dạng và xuất hiện nhiều trong thời gian gần đây. Một hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp vừa vi phạm pháp luật về cạnh tranh, vừa vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp. Ngoài những biểu hiện giống với hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói chung, hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp còn có những biểu hiện riêng. Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh và quyền sở hữu công nghiệp có mối quan hệ nội tại, gắn bó với nhau chặt chẽ. Tuy nhiên, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh và kiểm soát độc quyền liên quan tới quyền sở hữu công nghiệp được ghi nhận trong các văn bản pháp luật một cách rời rạc, chưa cụ thể, tính thực thi không cao. Chế tài cũng chưa đủ nghiêm khắc để giáo dục, răn đe đối với những hành vi này. Vì thế, công tác đấu tranh phòng, chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Những hành vi vi phạm về sở hữu trí tuệ được xử lý theo các chế tài hành chính, hình sự và dân sự quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Bên cạnh đó, tại Khoản 3, Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ lại có sự dẫn chiếu đến pháp luật cạnh tranh, với quy định: "Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh" [45]. Như vậy, Luật Cạnh tranh là cơ sở để giải quyết các hành vi cạnh tranh không lành mạnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tức là khi cá nhân, tổ chức nào đó thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh như chỉ dẫn gây nhầm lẫn; xâm phạm bí mật kinh doanh; quảng cáo… nhằm cạnh tranh không lành mạnh mà các hành vi này đồng thời xâm phạm cả quyền sở hữu trí tuệ của cá nhân, tổ chức khác theo quy định của Luật Cạnh tranh thì chỉ bị xử lý theo pháp luật cạnh tranh. Việc quy định này xuất phát từ một nguyên tắc trong Điều 3 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, đó là "một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần..." [58].

Tuy nhiên, quy định đó cũng chưa đầy đủ và đồng bộ. Vì hành vi cạnh tranh không lành mạnh không chỉ bị áp dụng các chế tài hành chính, mà còn có thể áp dụng chế tài dân sự hoặc hình sự tùy theo từng trường hợp cụ thể. Mặt khác, đối với các hành vi như sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ của đại diện hoặc đăng ký tên miền nhằm mục đích cạnh tranh, thì văn bản hướng dẫn việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực cạnh tranh (Nghị định 120/2005/NĐ-CP) lại không có quy định chế tài đối với hành vi vi phạm. Giữa Khoản 2, Điều 56 Luật Cạnh tranh và Khoản 3, Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ chưa thống nhất trong việc xác định thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Trong khi Luật Sở hữu trí tuệ quy định: "Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật cạnh tranh" [45], thì Luật Cạnh tranh lại xác định: "Việc giải quyết vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh (trong đó có hành vi cạnh tranh không lành mạnh về

sở hữu trí tuệ) thực hiện theo quy định của Luật Cạnh tranh và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính" [42]. Như vậy, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 xác định thẩm quyền giải quyết hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ chỉ do cơ quan cạnh tranh giải quyết, nhưng Luật Cạnh tranh 2005 lại xác định thêm vai trò của cơ quan giải quyết hành chính khác theo pháp luật xử lý vi phạm hành chính. Việc quy định này sẽ tạo ra sự không thống nhất khi áp dụng pháp luật, dẫn đến các hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ có thể được xử lý khác nhau khi căn cứ vào hai đạo luật khác nhau, nhưng lại có giá trị pháp lý như nhau về hiệu lực thực thi.

Qua thực trạng cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp cho thấy, những hành vi cạnh tranh không lành mạnh ngày một nhiều hơn và thủ đoạn rất tinh vi.

Chỉ dẫn thương mại (tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhãn hàng hoá, chỉ dẫn địa lý) là đối tượng thường được các đối thủ cạnh tranh quan tâm và cũng là đối tượng được bảo vệ bởi pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Thực tế cho thấy, việc vi phạm sở hữu công nghiệp liên quan đến chỉ dẫn thương mại trong hoạt động cạnh tranh là rất phổ biến. Trong đó, hành vi gây nhầm lẫn về nhãn hiệu hàng hoá, bao bì, kiểu dáng công nghiệp là hành vi vi phạm phổ biến nhất và rất đa dạng. Nước khoáng Lavie được giả mạo với nhiều tên gọi thương mại khác như: Lavile, Lavige, La vise, Leville… Bột giặt OMO có hai tên gọi gần giống nhau với bao bì y hệt cũng xuất hiện trên thị trường Việt Nam là TOMOT và Vĩ Mô. Máy nông nghiệp của Công ty máy nông nghiệp miền Nam (Vikyno) đã bị làm nhái tại một số tỉnh khác rồi bán khắp thị trường với tên gọi Vikjing, Vikno. Xe Wave của hãng Honda được nhiều người ưa chuộng, bị các loại xe Trung Quốc có hình dáng tương tự xuất hiện gây nhiễu với những tên gọi như Wake up, Waver, Weaser. Công ty liên doanh Tân Hoàng Gia sử dụng bao bì sản phẩm nhái hình của Công ty TNHH chế biến nông sản và thực phẩm xuất

khẩu Hiệp Hưng đã được bảo hộ đối với bao bì bánh Snack. Sản phẩm trà chanh Nestea bị nhầm lẫn với Freshtea của Công ty Thuý Hương. Sự tương tự về phần chữ, từ cấu tạo, đến cách phát âm và cả cách trình bày, bố cục, màu sắc, nếu không chú ý thì sẽ khó phát hiện hai gói trà chanh đó do hai công ty khác nhau sản xuất. Không ít người tiêu dùng khi được hỏi thì nhầm tưởng rằng hai sản phẩm đó là của cùng một công ty… Bên cạnh đó, những giả mạo chỉ dẫn thương mại trên thị trường cũng không phải ít. Hàng hoá dán mác Made in Japan, Made in USA nhưng thực chất lại được sản xuất tại Trung Quốc hoặc tại Việt Nam.

Thời gian gần đây, dư luận đang xôn xao về việc Công ty cổ phần thương mại điện tử Bảo Kim, dịch vụ ví điện tử ra đời từ tháng 6/2010 có những đặc điểm giống y hệt với ví điện tử nganluong.vn (Ngân Lượng) phiên bản 1.0 của Công ty cổ phần Giải pháp phần mềm Hoà Bình (PeaceSoft) được yêu thích năm 2009. Ra đời sau Ngân Lượng của PeaceSoft 2 năm nhưng Bảo Kim lại có những đặc điểm giống Ngân Lượng từ khái niệm sản phẩm, mô hình dịch vụ, cấu trúc chức năng cho đến mẫu hợp đồng, các nội dung giới thiệu quảng cáo và lời lẽ giải thích trên website… Khi Ngân Lượng nâng cấp lên phiên bản 2.0 vào tháng 7/2010, Bảo Kim lại tiếp tục thay đổi giao diện mô phỏng theo hình thức của Ngân Lượng. Theo Công ty cổ phần PeaceSoft thì cổng thanh toán trực tuyến nganluong.vn đã đăng ký và được pháp luật bảo hộ, tất cả các tài liệu, mẫu hợp đồng, mô hình hoạt động, phương thức kinh doanh… của nganluong.vn cũng là tài sản trí tuệ của công ty PeaceSoft. Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh như thế vẫn thường xuyên xảy ra trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, nó không chỉ xâm hại đến tài sản mà còn gây rối hoạt động kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh.

Nghị định số 97/2010/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 21/9/2010 thay thế Nghị định số 106/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định: Tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi như bán, chào hàng, vận chuyển, kể cả quá cảnh, tàng trữ, trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn

hiệu, chỉ dẫn địa lý sẽ bị phạt từ 4-500 triệu đồng. Các hành vi đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại của người khác được bảo hộ nhằm chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng trước đây chưa được quy định tại Nghị định 106/2006/NĐ-CP, nay đã được quy định cụ thể với mức phạt từ 5-20 triệu đồng.

Nghị định mới đã được xây dựng trên cơ sở kế thừa quy định còn phù hợp và khắc phục những quy định sơ hở, chồng chéo của pháp luật hiện hành như: hình thức xử phạt hành chính trong trường hợp có hành vi xâm phạm quyền gây thiệt hại cho người tiêu dùng và xã hội được mở rộng đối với cả hành vi xâm phạm gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu; mức phạt hành chính trước đây từ 1 đến 5 lần giá trị hàng hoá vi phạm được thay bằng mức trần tối đa 500 triệu đồng để phù hợp với Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

* Thực tiễn xâm phạm bí mật kinh doanh

Bí mật kinh doanh là một tài sản trí tuệ (tài sản vô hình), khác với các tài sản hữu hình khác. Vì vậy, bí mật kinh doanh được xem như là một lợi thế đặc biệt của doanh nghiệp sở hữu nó, nếu để mất thì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp. Bí mật kinh doanh cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Qua thực tiễn, có thể hiểu, xâm phạm bí mật kinh doanh là hành vi của doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh và vì mục đích cạnh tranh, đã thực hiện tiếp cận, thu thập, tiết lộ, sử dụng thông tin hay vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh hoặc bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của chủ sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó. Bí mật kinh doanh có thể biểu hiện dưới dạng là

"những tài liệu riêng của doanh nghiệp như: bản thiết kế máy, công thức sản xuất, cách thức pha chế, danh sách đại diện hay khách hàng của doanh nghiệp, hồ sơ dự thầu…" [34. tr. 253].

Pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể đối tượng nào là bí mật kinh doanh. Vì thế, khi tranh chấp xảy ra, khó xác định được thông tin mà các bên sử dụng để cạnh tranh không lành mạnh có phải là bí mật kinh doanh hay không. Khi một bí mật kinh doanh thuộc đối tượng sở hữu công nghiệp (tức là đã được đăng ký bảo hộ và công khai) thì vi phạm xảy ra sẽ dễ dàng có căn cứ xử lý và áp dụng các chế tài đã được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ. Nhưng đã là bí mật kinh doanh thì rất khó công khai, do đó chủ sở hữu phải tự bảo mật. Khi có hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xác định đó có phải là bí mật kinh doanh hay không và chủ sở hữu phải chứng minh đó là bí mật kinh doanh.

Chế tài đối với các hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh đã được Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định cụ thể. Tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh sẽ phải chịu chế tài phạt tiền, với mức phạt từ 10-30 triệu đồng.

Tại Mỹ, vụ việc đánh cắp bí mật kinh doanh của công ty Coca-Cola là một trong những ví dụ về sự tinh vi trong hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh trên thị trường. Nhân viên của công ty Coca-Cola đã xâm nhập các dữ liệu và đánh cắp công thức chế tạo một sản phẩm mới của Coca-Cola. Sau đó, đề nghị bán thông tin cho Pepsi-Cola, đối thủ cạnh tranh hàng đầu của Coca- Cola. Một nhân viên bí mật của FBI được giao đặc vụ hẹn gặp với nhân viên này tại sân bay quốc tế Hartsfield-Jackson tại Atlanta. Trong cuộc gặp này, anh ta đã đưa ra một phong bì có chứa tài liệu và một chai thủy tinh đựng mẫu dung dịch lỏng. Nhân viên điều tra FBI cho biết sẽ trả trước 30.000 USD và hứa trả nốt 45.000 USD còn lại sau. Tiếp đó, FBI bí mật giao cho một nhân viên khác giả vờ ngỏ ý muốn mua nốt số bí quyết còn lại với giá 1,5 triệu

USD từ người đã giao tài liệu và mẫu dung dịch. Cùng ngày, FBI phát hiện một tài khoản ngân hàng đã được mở dưới tên là Duhaney và Dimson. Ngay sau đó, anh ta bị bắt và bị đưa ra hầu tòa tại Atlanta, Georgia. Sự việc này không chỉ là một lời cảnh báo cho Coca-Cola mà còn cho tất cả các doanh nghiệp khác.

Ở Việt Nam, khái niệm bí mật kinh doanh cũng như vấn đề bảo vệ, gìn giữ bí mật kinh doanh còn khá mới mẻ và chưa thực sự được coi trọng. Các chế tài đối với hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh cũng chưa thực sự nghiêm khắc (chủ yếu áp dụng biện pháp dân sự, hành chính). Điều này một phần là do hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh ít khi ảnh hưởng lớn tới người tiêu dùng và toàn xã hội mà chỉ ảnh hưởng tới chủ sở hữu nó. Do vậy, biện pháp tốt nhất hiện nay đối với doanh nghiệp để bảo vệ bí mật kinh doanh của mình là tự thiết lập các chiến lược, kỹ thuật bảo mật.

Trong trường hợp phát hiện ra hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh của các chủ thể khác, chủ sở hữu bí mật kinh doanh có thể yêu cầu hoặc sử dụng các biện pháp cần thiết để buộc họ phải chấm dứt hành vi vi phạm. Nếu các chủ thể có hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh thừa nhận hành vi xâm phạm, thì chủ sở hữu nên giải quyết bằng thương lượng và hòa giải nhằm đảm bảo tính bí mật của nó.

Trong trường hợp không thể giải quyết được thông qua con đường thương lượng, hòa giải, chủ sở hữu có thể yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như: Tòa án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Ủy ban nhân dân các cấp xử lý hành vi xâm phạm thông qua các biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự theo quy định của pháp luật.

Trong các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh, việc xử lý bằng chế tài dân sự là biện pháp có ý nghĩa hơn cả. Ưu điểm của các chế

Một phần của tài liệu Chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật Việt Nam (Trang 54)