Quản lý danh mục đầu tƣ:

Một phần của tài liệu MỘT số vấn đề PHÁP lý cơ bản về THU hút vốn đầu tư nước NGOÀI THÔNG QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ở VIỆT NAM (Trang 54 - 58)

Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán là hoạt động quản lý vốn của khách hàng thông qua việc mua, bán và nắm giữ các chứng khoán vì quyền lợi của khách hàng ( điểm 13, điều 3, Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán). Quản lý danh mục đầu tư là loại hình kinh doanh chứng khoán phải có mức vốn pháp định là 3 tỷ đồng (khoản 3, điều 66 Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003).

Bản chất của nghiệp vụ này là công ty chứng khoán quản lý vốn uỷ thác của khách hàng để đầu tư vào chứng khoán thông qua danh mục đầu tư nhằm sinh lợi cho khách hàng trên cơ sở bảo toàn vốn và tăng lợi nhuận cho khách hàng. Quản lý danh mục đầu tư là một dạng nghiệp vụ tư vấn mang tính chất tổng hợp có kèm theo đầu tư, khách hàng uỷ thác tiền cho công ty chứng khoán thay mặt mình quyết định đầu tư chứng khoán theo những thoả thuận mà hai bên đạt được trước khi công ty chứng khoán nhận được tiền uỷ thác đầu tư.

Để đảm bảo cho quyền lợi của khách hàng khi uỷ thác đầu tư, khoản 18, điều 1, Quyết định số 78/QĐ-UBCK ngày 29/12/2000 về sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế về tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán, ban hành theo Quyết định số 04/1998/QĐ-UBCK ngày 13/10/1998 của Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán Nhà nước thì công ty chứng khoán và khách hàng phải tuân thủ các quy định về tài khoản uỷ thác như sau:

- Công ty chứng khoán phải ký hợp đồng bằng văn bản với khách hàng. Như vậy, trong trường hợp khách hàng mở tài khoản giao dịch và uỷ thác cho công ty chứng khoán thì các bên phải thống nhất trong hợp đồng về các yêu cầu, nội dung về vốn, thời gian uỷ thác, mục tiêu đầu tư, quyền và trách nhiệm của các bên, ngân hàng thanh toán, chi phí ..

- Công ty chứng khoán phải mở tài khoản đứng tên công ty cho khách hàng uỷ thác đầu tư tại ngân hàng do hai bên thoả thuận và chỉ được sử dụng tiền trong tài khoản đó theo đúng các quy định trong hợp đồng quản lý danh mục đầu

tư mà công ty đã ký kết với khách hàng hoặc theo chỉ thị bằng văn bản của khách hàng.

Công ty chứng khoán phải thông báo ngay cho khách hàng trong trường hợp có biến động bất thường về giá cả chứng khoán trong danh mục đầu tư của khách hàng và lập các báo cáo định kỳ liên quan tới việc đầu tư cho từng khách hàng.

d, Bảo lãnh phát hành:

Theo quy định tại điểm 14, điều 3, Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán thì Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết. Giấy phép bảo lãnh phát hành chứng khoán được Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cấp cho công ty chứng khoán khi công ty đó có giấy phép tự doanh (khoản 5, điều 66, Nghị định số 144/2003/NĐ-CP). Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán chỉ có nghĩa là tổ chức bảo lãnh phát hành bao tiêu chứng khoán cho tổ chức phát hành, không bao hàm việc tổ chức bảo lãnh phát hành thực hiện các nghĩa vụ đối với người đầu tư thay cho tổ chức phát hành.

Khi một tổ chức muốn phát hành chứng khoán, tổ chức đó gửi yêu cầu bảo lãnh phát hành đến công ty chứng khoán. Theo quy định tại Thông tư số 02/2001/TT-UBCK ngày 28/9/2001 của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước thì việc phát hành trái phiếu (bất kể giá trị phát hành - trừ trường hợp tổ chức phát hành là tổ chức tín dụng) hoặc phát hành cổ phiếu có tổng giá trị theo mệnh giá vượt 10 tỷ đồng là phải có tổ chức bảo lãnh phát hành. Trong hồ sơ xin phép phát hành chứng khoán đệ trình lên Uỷ ban chứng khoán Nhà nước có cam kết bảo lãnh phát hành (được lập theo mẫu do Uỷ ban chứng khoán Nhà nước quy định)

được ký giữa tổ chức bảo lãnh phát hành và tổ chức phát hành. Trong trường hợp bảo lãnh phát hành theo tổ hợp thì cam kết bảo lãnh phát hành phải được ký giữa tổ chức bảo lãnh phát hành chính và tổ chức phát hành.

Công ty chứng khoán liên doanh bảo lãnh phát hành phải đáp ứng các điều kiện về giấy phép, điều kiện không vượt quá giới hạn cho phép về sở hữu vốn của nhau hoặc tổ chức chủ quản ( Điểm 1 mục VII, Thông tư số 02/2001/TT- UBCK ngày 28/9/2001 của UBCKNN ).

Theo khoản 2, điều 11, Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003, Công ty chứng khoán chỉ được phép bảo lãnh phát hành với tổng giá trị chứng khoán không quá 30% vốn tự có của tổ chức đó.

Công ty chứng khoán liên doanh không được tham gia bảo lãnh phát hành trong các trường hợp sau:

- Công ty nắm giữ từ 5% trở lên vốn cổ phần của tổ chức phát hành, hoặc ngược lại tổ chức phát hành nắm giữ từ 5% trở lên vốn cổ phần của Công ty.

- Công ty và tổ chức phát hành đều có cùng một cổ đông sở hữu từ 5% vốn cổ phần trở lên;

- Công ty và tổ chức phát hành cùng chịu sự chi phối của một tổ chức khác;

Việc bảo lãnh phát hành được thực hiện theo một trong hai phương thức là: a, Mua toàn bộ số lượng cổ phiếu hoặc trái phiếu được phép phát hành để bán lại cho công chúng;

b, Mua số cổ phiếu hoặc trái phiếu còn lại của đợt phát hành chưa được phân phối hết.

Sau khi lựa chọn phương thức bảo lãnh nêu trên, công ty chứng khoán tổ chức phân phối chứng khoán với các hình thức chủ yếu là:

- Bán trực tiếp cho các cổ đông hiện thời hay những nhà đầu tư có quan hệ với tổ chức phát hành,

- Bán rộng rãi ra công chúng.

Đến đúng ngày theo hợp đồng đã ký khi bảo lãnh, công ty chứng khoán phải giao tiền bán chứng khoán cho tổ chức phát hành. Số tiền phải thanh toán là giá trị chứng khoán phát hành trừ đi chi phí bảo lãnh.

Theo quy định tại khoản 3, điều 66 Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 thì vốn pháp định cho loại hình bảo lãnh phát hành chứng khoán là 22 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu MỘT số vấn đề PHÁP lý cơ bản về THU hút vốn đầu tư nước NGOÀI THÔNG QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ở VIỆT NAM (Trang 54 - 58)