Những tác động tiêu cực:

Một phần của tài liệu MỘT số vấn đề PHÁP lý cơ bản về THU hút vốn đầu tư nước NGOÀI THÔNG QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ở VIỆT NAM (Trang 37 - 39)

Một là: Nguy cơ về một nền kinh tế lệ thuộc vào nước ngoài.

Khi mở cửa thị trường chứng khoán cho nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư , tất cả các nước đều có quy định cho phép nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ một tỷ lệ chứng khoán nhất định. Pháp luật Việt Nam cho phép nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ đến tối đa 30% tổng số cổ phiếu niêm yết của tổ chức phát hành hoặc 30% vốn điều lệ của một công ty trong trường hợp mua cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam. Như vậy, kết quả có thể là một công ty cổ phần có 30% cổ phần do người nước ngoài nắm giữ thì công ty đó dễ dàng do người nước ngoài kiểm soát khi họ liên kết với nhau. Đồng thời, khi thị trường chứng khoán mà các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ đủ tới 30% lượng cổ phiếu niêm yết và quá 50 % lượng trái phiếu theo quy định cho phép thì thực chất thị trường của Việt Nam đã được coi là bị lệ thuộc vào nước ngoài. Trong trường hợp phần lớn cổ phiếu, trái phiếu của người nước ngoài đồng loạt đưa ra bán tháo để chuyển vốn ra nưóc ngoài, thì hậu quả là thị trường chứng khoán và thị trường ngoại hối sẽ bị tác động rất tiêu cực, có thể sụp đổ. Trong cuộc khủng hoảng tài chính Đông nam á vừa qua các nước Hàn Quốc, Malaixia, Inđonexia, Philipin đã bị đào thoát 43,1 tỷ USD vốn đầu tư, trong đó vốn đầu tư tài chính chiếm tới 31,2 tỷ [52] .

Khi mở cửa thị trường chứng khoán cho nhà đầu tư nước ngoài, thì tất yếu Việt Nam phải chịu những áp lực nhất định về cải cách cơ cấu kinh tế xã hội cũng như các nguyên tắc quản lý từ bên ngoài. Sự cải cách đó nếu thận trọng và phù hợp sẽ có tác động tích cực là thu hút được các nguồn vốn cho phát triển, song nếu thực hiện việc cải cách nóng vội, nội lực còn yếu kém thì chúng ta phải gánh chịu những hậu quả rất lớn bởi sự biến dạng của thị trường chứng khoán và những thị trường liên quan như thị trường tiền tệ. Một khi do sức ép cải cách mà thị trường đã bị biến dạng thì tác hại là vô cùng nguy hiểm bởi mục tiêu thu hút vốn qua thị trường cho phát triển có thể biến thành phục vụ những lợi ích của các thế lực bên ngoài.

Ba là: Khả năng lây lan rủi ro và những biến động thị trường:

Năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ với điểm xuất phát là Đông Nam á đã lan sang và ảnh hưởng tới các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc … Những biến động lây lan từ thị trường tiền tệ sang thị trường chứng khoán, từ quốc gia này đến quốc gia khác. Sự đổ vỡ của thị trường bất động sản, sự thua lỗ của các công ty dẫn tới hiện tượng giảm giá chứng khoán và ngay lập tức trở thành trào lưu rút vốn ồ ạt ra khỏi thị trường chứng khoán của một nước, rồi cả một khu vực. Thị trường chứng khoán đóng vai trò là kênh huy động vốn và là hàn thử biểu của toàn bộ nền kinh tế là nơi rất có khả năng lây lan rủi ro và chịu nhiều biến động.

CHƢƠNG II

Một phần của tài liệu MỘT số vấn đề PHÁP lý cơ bản về THU hút vốn đầu tư nước NGOÀI THÔNG QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ở VIỆT NAM (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)