h, Hoạt động tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán khi có giấy phép hoạt động tư vấn chứng khoán do Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cấp Để được cấp giấy phép
3.1.2.3 Một số quy định còn bất hợp lý, chưa tạo ra sự hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường chứng khoán
nước ngoài đầu tư vào thị trường chứng khoán
Một là: Về thuế thu nhập đối với khoản thu nhập có được từ cổ tức, lãi trái
phiếu, chênh lệch mua bán chứng khoán:
Theo Quyết định số 55/2000/QĐ-TTg ngày 27/3/2000 của Thủ tướng Chính phủ quy định tạm thời ưu đãi về thuế đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán và Thông tư số 74/2000/TT- BTC ngày 19/7/2000 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành thì chỉ các nhà đầu tư là cá nhân được hưởng miễn thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đối với các khoản thu nhập có được từ cổ tức, lãi trái phiếu, chênh lệch mua bán chứng khoán, còn các nhà đầu tư là tổ chức không được hưởng miễn thuế đối với phần thu nhập tương ứng.
Theo hướng dẫn của Bộ tài chính thì nhà đầu tư nước ngoài là các tổ chức phải nộp thuế theo Thông tư số 169/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998 của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó, các tổ chức nước ngoài được thành lập theo pháp luật nước ngoài có thu nhập từ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất là: 10%.
Việc quy định này đã không tạo ra sự công bằng giữa các nhà đầu tư nước ngoài, không khuyến khích mạnh mẽ các tổ chức tham gia vào thị trường chứng
khoán Việt Nam, trong khi xét về lâu dài cũng như trước mắt, thị trường rất cần các nhà đầu tư đó. Hầu hết các nước, kể cả các thị trường chứng khoán đã phát triển đều có quy định miễn thuế cho các nhà đầu tư đối với phần thu nhập được từ cổ tức, lãi trái phiếu, chênh lệch mua bán chứng khoán.
Hai là: Quy định về lưu ký chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài:
Theo quy định tại khoản 3 điều 18, Quy chế lưu ký, thanh toán bù trừ và đăng ký chứng khoán (ban hành theo Quyết định số 05/2000/QĐ-UBCK3 ngày 27/03/1999 của Chủ tịch UBCKNN) thì tổ chức, cá nhân nước ngoài nếu có yêu cầu lưu ký chứng khoán phải gửi chứng khoán và làm đơn xin mở tài khoản lưu ký chứng khoán tại thành viên lưu ký nước ngoài – Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh hoạt động tại Việt Nam được UBCKNN cấp giấy phép hoạt động lưu ký.
Thực tiến áp dụng quy định về lưu ký chứng khoán cho nhà đầu tư nước ngoài (trong suốt thời gian từ năm 2000 đến đầu năm 2003) như nêu trên cho thấy, việc quy định đó đã gây nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài và tạo ra sự độc quyền cho các tổ chức lưu ký nước ngoài, trong khi các tổ chức lưu ký trong nước (bao gồm các công ty chứng khoán, các ngân hàng được cấp giấy phép hoạt động lưu ký ) có thể đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật và nghiệp vụ về lưu ký, thanh toán bù trừ và đăng ký chứng khoán cho cả nhà đầu tư nước ngoài. Mặt khác, chỉ có 03 thành viên lưu ký nước ngoài được cấp phép (đến 30/6/2003 con số này là 5), nhưng chỉ có ngân hàng Thượng Hải Hồng Kông (HSBC) là triển khai dịch vụ lưu ký cho khách hàng. Tuy vậy, do mục tiêu chủ quan của ngân hàng HSBC, nên mức phí dịch vụ lưu ký đưa ra là rất cao, làm cho chi phí đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tăng lên, giảm hiệu quả đầu tư .
Đến nay thì nhà đầu tư nước ngoài đã được phép mở tài khoải giao dịch trực tiếp tại các tổ chức lưu ký nước ngoài và cả tổ chức lưu ký trong nước, nhưng trong thời gian dài quy định buộc nhà đầu tư nước ngoài mở tài khoản lưu
ký chứng khoán tại các tổ chức lưu ký nước ngoài đã không khuyến khích được các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư nhỏ bởi sự bất tiện và chi phí cao.