h, Hoạt động tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán khi có giấy phép hoạt động tư vấn chứng khoán do Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cấp Để được cấp giấy phép
3.1.2.2 Thiếu nhiều quy định trực tiếp điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường chứng khoán
hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường chứng khoán
Một là: Thiếu các quy định về quản lý ngoại hối khi nhà đầu tư nước
ngoài đầu tư vào thị trường chứng khoán: như thiếu các quy định chuyển ngoại tệ vào Việt Nam để đầu tư chứng khoán, thời gian đầu tư chứng khoán tối thiểu là bao lâu, việc quy đổi từ đồng Việt Nam ra ngoại tệ để chuyển vốn và lãi ra nước ngoài … Điều này đã gây ra sự khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài trong việc hoạch định kế hoạch đầu tư và quá trình chuyển vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán.
Từ cuối năm 2002, Ngân hàng Nhà nước cũng đã hoàn tất soạn thảo và thông qua Quy chế về quản lý ngoại hối đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư chứng khoán tại thị trường chứng khoán Việt Nam nhưng chưa được ban hành, bởi hiện đang còn chờ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 48/CP/1998 về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho phù hợp. Đến nay Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán đã được ban hành nhưng mới có hiệu lực nên Quy chế về quản lý ngoại hối chưa kịp được phê chuẩn.
Hai là: Một số vấn đề liên quan đến việc đầu tư của nhà đầu tư nước
ngoài vào thị trường chứng khoán trong nhiều năm chưa có quy định pháp luật điều chỉnh.
Cụ thể như thiếu quy định về tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài trong công ty liên doanh quản lý quỹ. Trong Quy chế về tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán ( ban hành theo Quyết định số 04/1998/QĐ-UBCK ngày 13/10/1998 của Chủ tịch UBCKNN ) và Quy chế về tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ (ban hành theo Quyết định số 05/1998/QĐ-UBCK ngày 13/10/1998 của Chủ tịch UBCKNN) đã quy định cho phép tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài tham gia liên doanh với đối tác Việt Nam thành lập công ty chứng khoán liên doanh hoặc công ty liên doanh quản lý quỹ. Tuy nhiên, trong Quyết định số 139/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam và Thông tư số 01/1999/TT-UBCK1 ngày 30/12/1999 của Uỷ ban chứng khoán nhà nước hướng dẫn thi hành Quyết định đó lại chỉ quy định về tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài trong công ty chứng khoán liên doanh mà không quy định về tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài trong công ty liên doanh quản lý quỹ. Việc không quy định này kéo dài ngay cả khi thị trường chứng khoán đã đi vào hoạt động được 3 năm và chỉ được khắc phục bằng Quyết định số 146/2003/QĐ-TTg ngày 17/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Mặt khác, trong một số vấn đề mặc dù đã có quy định pháp luật điều chỉnh nhưng thiếu sự đồng nhất trong các văn bản đã ban hành . Đó là về quy định liên quan tới việc cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua, bán cổ phần, cổ phiếu trong các doanh nghiệp Việt Nam. Theo Quyết định số 139/1999/QĐ-TTg ngày 10/6/1999 quy định về tỷ lệ của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam thì: các tổ chức, cá nhân nước ngoài được nắm giữ tối đa 20% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức phát hành, chứng chỉ quỹ đầu tư của một Quỹ đầu tư chứng khoán. Trong khi đó, Luật khuyến khích đầu tư trong nước và Quyết định số 145 /1999/QĐ-TTg ngày 28/6/1999 của Thủ tướng chính phủ (
ban hành quy chế bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài ) lại cho phép nhà đầu tư nước ngoài được mua tổng giá trị cổ phần tối đa là 30% vốn điều lệ của tổ chức phát hành cổ phiếu. Sự thiếu đồng nhất nêu trên đến nay đã được sửa đổi (bằng Quyết định số 36/2003/QĐ-TTg ngày 11/3/2003, thay thế Quyết định số 145/1999/QĐ-TTg ngày 28/6/1999 và Quyết định số 146/2003/QĐ-TTg ngày 17/7/2003 thay thế Quyết định số 139/1999/QĐ-TTg ngày 10/6/1999 )
Ba là: Chưa có quy định về thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC):
Thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC) là một bộ phận của thị trường chứng khoán và thực tiễn hoạt động tại các nước cho thấy thị trường OTC đóng một vai trò rất quan trọng, góp phần đảm bảo ổn định và lành mạnh của thị trường chứng khoán. Thị trường OTC không có trung tâm giao dịch tập trung, đó là một mạng lưới các nhà môi giới và tự doanh chứng khoán mua bán với nhau và với các nhà đầu tư . Cơ chế xác lập giá trên thị trường chủ yếu được
thực hiện thông qua phương thức thương lượng và thoả thuận song phương giữa bên mua và bên bán, khác với cơ chế đấu giá tập trung trên Trung tâm giao dịch chứng khoán. Chứng khoán được giao dịch trên thị trường OTC chiếm phần lớn là các chứng khoán chưa đủ điều kiện niêm yết trên thị trường tập trung, trong đó chủ yếu là các chứng khoán của các công ty vừa và nhỏ, công ty công nghệ cao và có tiềm năng phát triển.
Việt Nam hiện chưa có các quy định về thị trường OTC, do vậy các điều kiện của chứng khoán giao dịch trên thị trường đó, việc mua, bán chứng khoán…vẫn còn bỏ ngỏ và chưa khai thác được các nguồn vốn đầu tư qua thị trường này. Chính điều này đã làm hạn chế sự sôi động của thị trường chứng khoán Việt Nam và là một nguyên nhân quan trọng làm hạn chế khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán.
Chúng ta đã có các quy định cho phép nhà đầu tư nước ngoài đầu tư , kinh doanh chứng khoán tại thị trường giao dịch tập trung và cho phép mua cổ phần
trong các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại, thị trường giao dịch tập trung đang thiếu hàng hoá - chứng khoán, thủ tục đầu tư phức tạp, còn việc mua cổ phần trong các Doanh nghiệp lại thiếu thông tin, nhiều rủi ro. Do vậy, thiếu quy định cho sự ra đời và hoạt động của thị trường chứng khoán phi tập trung, chúng ta thực sự chưa tạo ra nhiều cơ hội, nhiều sự lựa chọn cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào thị trường chứng khoán.